Cimetidine là thuốc gì ?
Cimetidine thuộc nhóm thuốc chẹn H2, có tác dụng giảm axit trong dạ dày. Thuốc được dùng để điều trị viêm thực quản bào mòn, trào ngược dạ dày thực quản, loét dạ dày – tá tràng,…
- Tên thuốc: Cimetidine
- Tên khác: Cimetidin
- Phân nhóm: Thuốc đường tiêu hóa
Những thông tin cần biết về thuốc Cimetidine
Thuốc Cimetidine được bán với giá dao động 40 – 50.000 nghìn động / hộp 200mg. Giá thành có thể chênh lệch ở một số nhà thuốc và đại lý bán lẻ.
1. Tác dụng
Cimetidine thuộc nhóm thuốc chẹn H2, được dùng để làm giảm axit trong dạ dày.
Cimetidine có công thức tương tự với histamine được cơ thể sản sinh. Do đó, Cimetidine tranh chấp với histamine tại thành dạ dày, từ đó làm giảm quá trình tiết dịch vị.
Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng giảm nồng độ HCl của dịch vị.
2. Chỉ định
Thuốc Cimetidine được chỉ định với các trường hợp sau:
- Điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng
- Loét dạ dày – tá tràng tái phát
- Hội chứng Zollinger Ellison
- Viêm thực quản bào mòn
- Trào ngược axit dạ dày – thực quản
Khi giảm hàm lượng axit trong dạ dày, thuốc còn có thể cải thiện những triệu chứng như ợ nóng, đau dạ dày, khó nuốt, khó ngủ, ho dai dẳng,…
3. Chống chỉ định
Cimetidine chống chỉ định với các trường hợp sau:
- Mẫn cảm với những thành phần có trong thuốc
- Phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú
Để hạn chế những rủi ro khi sử dụng loại thuốc này, bạn nên trình bày các vấn đề sức khỏe mà mình gặp phải để được chỉ định loại thuốc thích hợp.
4. Cách dùng – liều lượng
Thuốc được bào chế ở dạng viên nén nên được dùng trực tiếp với một ly nước lọc. Bạn nên nuốt trọn viên thuốc cùng với nước, không bẻ hoặc nghiền nếu không có chỉ định từ bác sĩ. Đối với thuốc dạng tiêm, bạn sẽ được nhân viên y tế tiêm trực tiếp vào bắp hoặc tĩnh mạch.
Liều dùng thuốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như: mức độ của các triệu chứng, độ tuổi của bệnh nhân, mức độ hấp thu thuốc của cơ thể,… Do đó bạn nên gặp trực tiếp bác sĩ để được cung cấp thông tin về liều lượng và tần suất cụ thể.
Thông tin chúng tôi cung cấp chỉ đáp ứng cho các trường hợp phổ biến nhất. Đồng thời không có giá trị thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!
Người lớn:
Liều dùng thông thường khi điều trị loét tá tràng
- Viên uống: sử dụng 800 – 1600mg/ lần/ ngày, uống trước khi ngủ.
- Đường tiêm: dùng 300mg tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp mỗi 6 – 8 giờ.
- Thời gian dùng thuốc tối đa: 6 tuần
Liều dùng thông thường để điều trị dự phòng loét dạ dàng tá tràng
- Dùng 400mg/ lần/ ngày, dùng trước khi ngủ
- Thời gian dùng thuốc tối đa: 5 năm
Liều dùng thông thường khi điều trị loét dạ dày
- Dùng 800mg/ lần/ ngày, dùng trước khi ngủ
- Hoặc dùng 300mg/ liều, dùng 4 liều/ ngày (nên uống sau 3 bữa ăn và trước khi đi ngủ)
- Thời gian điều trị tối đa: 8 tuần
Liều dùng thông thường khi điều trị hội chứng Zollinger Ellison
- Viên uống: dùng 300mg/ liều, dùng 4 liều/ ngày. Liều dùng tối đa 2400mg/ ngày.
- Thuốc tiêm: dùng 300mg tiêm tĩnh mạch và tiêm bắp mỗi 6 giờ.
Liều dùng thông thường khi điều trị viêm thực quản ăn mòn
- Viên uống: dùng 800mg/ lần, uống 2 lần/ ngày. Hoặc dùng 400mg/ lần, uống 4 lần/ ngày.
- Thuốc tiêm: dùng 300mg tiêm tĩnh mạch và tiêm bắp mỗi 6 giờ.
Liều dùng thông thường khi điều trị trào ngược dạ dày thực quản
- Viên uống: dùng 800mg/ lần, uống 2 lần/ ngày. Hoặc dùng 400mg/ lần, uống 4 lần/ ngày.
- Thuốc tiêm: dùng 300mg tiêm tĩnh mạch và tiêm bắp mỗi 6 giờ.
Liều dùng thông thường khi điều trị chứng khó tiêu
- Dùng 200mg/ lần khi cảm thấy khó tiêu
- Hoặc uống 200mg trước khi ăn 30 phút
- Liều dùng tối đa: 400mg/ ngày
Trẻ em:
Liều dùng thông thường khi điều trị khó tiêu
- Chỉ dùng cho trẻ lớn hơn 12 tuổi
- Dùng 200mg/ lần khi cảm thấy khó tiêu
- Hoặc uống 200mg trước khi ăn 30 phút
- Liều dùng tối đa: 400mg/ ngày
Với các vấn đề khác, bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chỉ định liều dùng thích hợp. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc cho trẻ khi không có yêu cầu.
5. Bảo quản
Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng trực tiếp và nơi có nhiều độ ẩm. Đặt thuốc ở xa tầm với của trẻ em và thú nuôi.
Khi nhận thấy thuốc có dấu hiệu biến chất, hư hại hay hết hạn, bạn không nên tiếp tục sử dụng. Tham khảo thông tin trên bao bì để xử lý thuốc đúng cách.
Xem thêm: Thuốc Protonix có tác dụng gì?
Những điều cần lưu ý khi sử dụng Cimetidine
1. Thận trọng
Các bệnh lý về thận, gan, suy giảm miễn dịch, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, tiểu đường,… có thể bị ảnh hưởng do hoạt động của thuốc Cimetidine. Do đó cần thông báo với bác sĩ tình trạng mà mình gặp phải để được cân nhắc về việc dùng thuốc.
Cimetidine có thể khiến bạn chóng mặt và buồn ngủ trong thời gian sử dụng. Không nên lái xe, vận hành máy móc hay thực hiện những hoạt động đòi hỏi sự tập trung cao trong thời gian dùng thuốc.
Không dùng thuốc cho trẻ dưới 12 tuổi nếu không có yêu cầu từ bác sĩ. Trong thời gian trẻ dùng thuốc, bạn cần kiểm soát chặt chẽ để tránh tình trạng trẻ dùng quá hoặc thiếu liều.
Cimetidine thải trừ qua nguồn sữa mẹ, do đó phụ nữ cho con bú phải ngưng cho trẻ bú trong thời gian dùng thuốc. Đối với phụ nữ mang thai, Cimetidine chỉ được sử dụng khi bác sĩ nhận thấy lợi ích đem lại nhiều hơn các rủi ro có thể phát sinh.
2. Tác dụng phụ
Cimetidine có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn trong thời gian sử dụng. Khi phát sinh những triệu chứng sau, bạn cần liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn cách khắc phục.
Tác dụng phụ thông thường:
- Chóng mặt
- Nhức đầu
- Tiêu chảy
- Buồn ngủ
Tác dụng phụ nghiêm trọng:
- Kích động
- Nhầm lẫn
- Ảo giác
- Trầm cảm
- Khó tiểu
- Đau khớp
- Giảm khả năng tình dục (khi dùng liều cao)
Tác dụng phụ hiếm gặp:
- Chảy máu
- Bầm tím
- Nhiễm trùng (sốt, đau họng kéo dài, khó thở, ho,…)
- Rối loại nhịp tim
- Mệt mỏi bất thường
- Buồn nôn
- Nôn mửa kéo dài
- Đau bụng
- Vàng da/ mắt
- Nước tiểu sẫm màu
- Đi tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường
Phản ứng dị ứng:
- Phát ban
- Ngứa cổ họng
- Sưng lưỡi
- Chóng mặt nghiêm trọng
- Khó thở
Bạn có thể gặp phải những tác dụng phụ không được đề cập trong bài viết. Khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường xuất hiện, nên thông báo với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Các tác dụng phụ thông thường sẽ biến mất sau khi ngưng thuốc. Ngược lại, phản ứng dị ứng và tác dụng nghiêm trọng sẽ chuyển biến xấu và gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe. Do đó tuyệt đối không chủ quan và lơ là trước những biểu hiện của cơ thể trong thời gian điều trị.
3. Tương tác thuốc
Tương tác thuốc là tình trạng Cimetidine phản ứng với những thành phần trong các loại thuốc khác. Phản ứng này có thể làm thay đổi hoạt động của thuốc hoặc làm phát sinh những triệu chứng nghiêm trọng.
Trước khi dùng thuốc, bạn nên chủ động báo với những loại thuốc mình đang sử dụng (bao gồm thuốc uống, thuốc bôi ngoài da, thảo dược và vitamin). Nếu bác sĩ nhận thấy có tương tác, bạn sẽ được yêu cầu ngưng một trong hai loại thuốc hoặc điều chỉnh liều lượng để ngăn ngừa tình trạng này.
Cimetidine có thể tương tác với một số loại thuốc sau:
- Cisapride
- Dofetilide
- Lumefantine
- Metformin
- Moclobemide
- Artemether
- Ticlopidine
- Moricizine
Ngoài ra, Cimetidine có thể làm chậm quá trình thải trừ những loại thuốc sau:
- Tacrine
- Warfarin
- Thuốc chẹn kênh canxi (Diltiazem)
- Thuốc chống trầm cảm (Amitriptylin)
- Theophylline
- Metoprolol
- Propranolol
Cimetidine làm giảm lượng axit trong dạ dày, do đó loại thuốc này có thể thay đổi mức độ hấp thu một số loại thuốc khác.
- Atazanavir
- Thuốc chống nấm nhóm azole
- Pazopanib
- Dasatinib
Sử dụng Cimetidine cùng với thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể làm tăng nguy cơ kích thích và loét dạ dày.
Thông tin trên chưa bao gồm toàn bộ những loại thuốc có khả năng tương tác với Cimetidine. Bạn nên trao đổi với bác sĩ để nhận được tư vấn cụ thể.
4. Cách xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều
Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, bạn nên dùng ngay khi nhớ ra. Trong trường hợp sắp đến liều dùng tiếp theo, bạn nên bỏ qua và dùng liều sau theo đúng kế hoạch. Không nên dùng gấp đôi để bù liều, điều này có thể khiến các tác dụng không mong muốn phát sinh.
Khi bạn nhận thấy mình dùng quá liều lượng khuyến cáo, hãy chủ động đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và khắc phục kịp thời. Lạm dụng hoặc dùng quá liều có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan trong cơ thể. Nếu không kịp thời điều trị, bạn có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm.
5. Nên ngưng thuốc khi nào ?
Bạn nên ngưng thuốc khi nhận thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng sau:
- Đau khi nuốt thức ăn
- Nôn ra máu
- Phân có máu
- Ợ nóng kéo dài hơn 3 tháng
- Buồn nôn
- Đau ngực
Ngay khi nhận thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng này, bạn nên chủ động ngưng thuốc và đến bệnh viện nhằm hạn chế tình trạng chuyển biến xấu.
Có thể bạn quan tâm
- Thuốc Rolaids là thuốc gì?
- Thuốc Tums điều trị bệnh gì?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!