Axit dạ dày là gì? Tìm hiểu vai trò, chức năng của nó

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Axit dạ dày là gì? Đây là thuật ngữ được sử dụng để chỉ chất dịch tiêu hóa được tiết ra trong dạ dày. Việc tăng hoặc giảm thấp axit dạ dày có thể gây ra những vấn đề cho sức khỏe. Do đó, tìm hiểu và có biện pháp trung hòa axit dạ dày là vấn đề vô cùng cần thiết mà bạn đọc không nên bỏ qua.

Axit dạ dày là gì?

Như đã đề cập, axit dạ dày là chất dịch tiêu hóa được niêm mạc dạ dày tiết ra. Với thành phần chính là các clohydric, sản sinh nhờ các tế bào oxyntic. Chất dịch này có vai trò quan trọng trong hoạt động của hệ thống tiêu hóa.

Axit dạ dày là gì?
Axit dạ dày là gì?

Ở trạng thái bình thường, lượng axit trong dạ dày người sẽ dao động ở mức từ 0,0001 mol/l cho đến 0,001 mol/l. Nếu chỉ số này thay đổi, cao hoặc thấp hơn mức quy định thì cơ thể sẽ gặp phải một số vấn đề, gây ảnh hưởng sức khỏe.

Đặc biệt, khi dịch tiêu hóa bất ổn sẽ làm tăng nguy cơ ăn mòn cơ quan nội tạng. Lúc đó, người bệnh sẽ có những triệu chứng điển hình như ợ chua, đầy hơi, cồn cào ruột, cảm thấy buồn nôn,…Trường hợp nặng, người bệnh có thể bị viêm, loét hoặc thủng dạ dày, thậm chí là mắc bệnh ung thư nguy hiểm tính mạng.

Theo các chuyên gia, một quá trình dạ dày tiết axit sẽ trải qua 3 giai đoạn chính. Chúng sẽ tương ứng với quá trình cơ thể tiêu hóa lượng thức ăn được nạp vào trong mỗi bữa ăn. Cụ thể như sau:

  • Giai đoạn 1 – Cephalic: Xuất phát từ trung tâm não bộ của con người. Khi đó, cơ thể sẽ bắt đầu cảm nhận những mùi vị của thức ăn đi vào dạ dày thông qua các dây thần kinh phế vị. Phản ứng được kích thích và gửi về hệ thần kinh trung ương. Vào giai đoạn này, lượng axit dạ dày được tiết ra sẽ đạt khoảng 30% để chuẩn bị cho hoạt động tiêu hóa diễn ra.
  • Giai đoạn 2 – Ở dạ dày: Bước vào giai đoạn kế tiếp, khi đó lượng axit sẽ được tiết ra nhiều hơn giai đoạn đầu, chúng tăng lên gấp đôi, tức là khoảng 60%. Đồng thời, khi dạ dày co bóp để tiêu hóa thức ăn, lượng axit cũng sẽ tiết ra liên tục.
  • Giai đoạn 3 – Ở ruột: Sau khi được co bóp ở dạ dày, thức ăn lúc này sẽ chuyển dần xuống ruột. Dịch tiêu hóa lúc này sẽ còn khoảng 10% cuối cùng được tiết ra để tiếp tục phục vụ quá trình tiêu hóa.

Chính vì vai trò đó mà axit dạ dày trở thành một phần không thể thiếu của cơ thể khi tiêu hóa thức ăn. Hàm lượng axit sẽ quyết định hoạt động của dạ dày. Nếu có thay đổi, cơ thể sẽ gặp phải một số ảnh hưởng như:

  • Trường hợp axit dạ dày thấp hơn mức 0,0001 mol/l (pH nhỏ hơn 4.5) cơ thể sẽ gặp phải những bệnh lý liên quan như đầy hơi, khó tiêu, bụng chướng,…Khi đó, hại khuẩn trong dạ dày có thể tăng trưởng, sinh sôi mạnh mẽ, tăng nguy cơ gây ung thư dạ dày.
  • Trường hợp axit dạ dày cao hơn mức 0,001 mol/l (pH nhỏ hơn 3.5) cơ thể sẽ gặp phải các triệu chứng khó chịu như ợ hơi, ợ chua, cảm giác đắng miệng, dạ dày bị viêm loét, hoặc trào ngược dạ dày. Tình trạng này kéo dài, không được khắc phục có thể gây viêm loét niêm mạc dạ dày.

Do đó, có thể nói axit dạ dày là một phần quan trọng đối với hệ thống tiêu hóa. Để duy trì sức khỏe ổn định, đặc biệt là hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh, bạn phải tìm hiểu cũng như có biện pháp trung hòa dịch vị dạ dày.

Axit dạ dày có vai trò gì đối với con người?

Axit dạ dày là một thành phần quan trọng trong hoạt động tiêu hóa thức ăn của cơ thể. Cụ thể, sau khi thức ăn được đưa vào dạ dày, axit kết hợp với enzyme được tiết ra để tiêu hóa, co bóp thức ăn, rồi tiếp tục chuyển thức ăn xuống ruột.

Axit dạ dày có vai trò gì đối với con người?
Axit dạ dày có vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu hóa

Không những đảm nhiệm vai trò tiêu hóa, lượng dịch vị dạ dày còn là chất xúc tác hỗ trợ quá trình chuyển hóa thức ăn thành dinh dưỡng nuôi cơ thể. Do đó, việc cân bằng axit dạ dày là việc đóng vai trò cấp thiết, đặc biệt là đối với những bệnh nhân gặp phải vấn đề về dạ dày. Đề cập đến vai trò cụ thể của axit dạ dày có thể kể đến như:

Kích thích hình thành Pepsin

Có thể nói đây là chức năng quan trọng nhất mà dịch tiết từ niêm mạc mang lại cho cơ thể. Cơ chế hoạt động được nghiên cứu như sau:

  • Dịch tiết dạ dày hoạt hóa pepsinogen và tạo ra pepsin.
  • Tạo môi trường pH lý tưởng, từ đó pepsin có thể hoạt động hiệu quả hơn.
  • Góp phần phá vỡ liên kết các mô bao bọc khối cơ, giải phóng pepsin đồng thời phân giải protid.

Pepsin đóng vai trò quan trọng đối với quá trình tiêu hóa của cơ thể. Cụ thể hơn, chúng biến đổi thức ăn bằng cách biến protein trở thành các dạng liên kết dễ phá vỡ. Nhờ đó mà môi trường pH trong dạ dày được duy trì ở mức ổn định, giúp pepsin hoạt động dễ dàng hơn, tạo điều kiện để cơ thể hấp thụ tốt nhất các dưỡng chất.

Thúc đẩy hoạt động tiêu hóa thức ăn

Ngoài vai trò kể trên, dịch tiết dạ dày còn có công dụng trung hòa các loại muối khó tan. Bên cạnh đó, chúng còn đóng vai trò là chất xúc tác giúp thức ăn được thủy phân tốt hơn. Nhờ vào những phản ứng do axit dạ dày tạo ra, cơ thể sẽ hấp thụ những chất đạm, tinh bột dễ dàng do dịch vị biến chúng thành các chất đơn giản.

Giúp sát khuẩn đường ruột

Có thể nói, vai trò sát khuẩn đường ruột của dịch tiết dạ dày không phải ai cũng biết. Chính nhờ tác dụng này mà đường ruột loại bỏ được những hại khuẩn xâm nhập gây hại cho quá trình tiêu hóa thức ăn.

Tóm lại, axit dạ dày giúp cơ thể sát khuẩn, đặc biệt là tiêu diệt vi khuẩn Hp, đây là vi khuẩn gây nên những căn bệnh cho dạ dày. Nhờ đó mà cơ thể cân bằng cũng như kiểm soát được tốt hàm lượng axit dạ dày, giúp chúng hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách tốt nhất.

Những vấn đề liên quan đến axit dạ dày

Như đã đề cập, lượng dịch được dạ dày tiết ra có thể tăng hoặc giảm không ổn định. Khi đó, cơ thể sẽ gặp phải nhiều vấn đề. Cụ thể, các vấn đề sẽ là:

Thừa axit dạ dày

Thừa axit dạ dày hay còn gọi là dư axit dạ dày. Lúc này, người ta đo được lượng dịch sẽ cao hơn mức 0,001 mol/l. Đây là trường hợp thường gặp ở nhiều người bệnh. Nguyên nhân có thể là do:

Những vấn đề liên quan đến axit dạ dày
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng dạ dày tiết nhiều dịch vị gây hại cho sức khỏe
  • Chế độ ăn uống và sinh hoạt của người bệnh không đảm bảo. Theo đó, bạn sử dụng quá nhiều đồ ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ,…thức ăn đóng hộp, đồ ăn vặt, chế biến sẵn nhiều gia vị,…khiến cho lượng dịch niêm mạc dạ dày tiết ra nhiều hơn dẫn đến dư thừa.
  • Người bệnh sử dụng nhiều thức uống chứa cồn, chất kích thích như rượu, bia, nước có ga, caffeine,…Những thức uống này khiến cho dạ dày bị bào mòn, tăng dịch axit. Do đó, những người nghiện rượu, bia thường bị đau dạ dày, mắc các bệnh lý liên quan.
  • Áp lực cuộc sống khiến cơ thể thường xuyên bị căng thẳng, lo âu trong thời gian dài. Chính vì điều này mà hệ thần kinh trung ương bị tác động tiêu cực, kéo theo đó là hệ thống tiêu hóa cũng chịu nhiều vấn đề.

Bạn có thể nhận biết tình trạng dư thừa dịch dạ dày thông qua những biểu hiện như:

  • Thường xuyên ợ hơi, tức bụng, cảm giác bụng sôi, đầy hơi.
  • Ợ chua, miệng có cảm giác chua kéo dài.
  • Màu nước tiểu sẫm đục khác so với bình thường.
  • Bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Cơ thể mệt mỏi, căng thẳng, không tập trung vào công việc,…

Tình trạng dư axit dạ dày lâu ngày có thể gây ra nhiều hệ lụy cho cơ thể. Điển hình là gây nên các bệnh lý về dạ dày, trong đó không thể không kể đến hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản. Lúc này, lượng axit tăng cao vượt mức khiến cho niêm mạc dễ bị bào mòn.

Ngoài ra, khi lượng dịch bị dư thừa trong thời gian dài, nguy cơ kích thích tạo nên tình trạng viêm – loét dạ dày gây hại cho sức khỏe, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống tiêu hóa. Thậm chí, một số trường hợp, người bệnh có thể mắc phải căn bệnh ung thư dạ dày nguy hiểm đến tính mạng.

Thiếu axit dạ dày

Nếu nhắc đến vấn đề dư axit dạ dày thì bạn cũng không thể không kể đến trường hợp lượng dịch này tiết ra không đủ cho hoạt động tiêu hóa. Người bệnh sẽ gặp nhiều vấn đề về đường ruột, đặc biệt là gây thiếu hụt dinh dưỡng hoặc khiến đường tiêu hóa bị nhiễm trùng. Theo đó, những nguyên nhân gây nên hiện tượng này có thể là:

  • Thói quen ăn uống thiếu dinh dưỡng, thường xuyên bỏ ăn, ăn không đúng giờ,…khiến cho dịch vị tiết axit thiếu hụt. Nhất là khi cơ thể không được cung cấp đủ kẽm, khi đó niêm mạc không có lớp màng bảo vệ trở nên yếu dần, làm hoạt động sản xuất dịch vị bị đình trệ.
  • Người bệnh có sử dụng một số loại thuốc có công dụng kháng sinh, kháng axit. Chính vì lý do này mà dạ dày không tiết ra đủ lượng axit cần thiết cho hoạt động tiêu hóa, dẫn đến nhiều bệnh lý xảy đến với cơ thể.
  • Căng thẳng kéo dài cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu hụt axit dạ dày. Não bộ khi chịu nhiều áp lực sẽ gây ra phản ứng đến hệ thống tiêu hóa.

Người bị thiếu axit dạ dày sẽ có những biểu hiện sau đây để nhận biết:

  • Sau khi ăn, thông thường người bệnh sẽ cảm thấy bụng bị chướng, đầy hơi kéo dài hơn 1 tiếng đồng hồ. Nguyên nhân được các chuyên gia lý giải là vì dạ dày thiếu axit, quá trình tiêu hóa thức ăn không diễn ra như bình thường. Khi đó, thức ăn bị ứ đọng lại trong dạ dày, bị lên men gây nên hiện tượng đầy hơi. Không những thế, hại khuẩn lúc này cũng có điều kiện phát triển, người bệnh sẽ bị hôi miệng.
  • Bụng bị đầy hơi, khó tiêu trong thời gian dài khiến cho cơ vòng gặp nhiều áp lực. Đây cũng là một trong số những nguyên nhân gây nên tình trạng trào ngược dạ dày, thực quản. Lúc này, thức ăn bị trào ngược gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh.
  • Ngoài hai biểu hiện kể trên, khi người bệnh bị thiếu hụt axit dạ dày, khi ăn xong cơ thể dễ xuất hiện cảm giác thèm ăn. Bởi vì dạ dày không đủ dịch, ảnh hưởng đến việc hấp thụ dinh dưỡng. Từ đó, người bệnh cũng sẽ nhận thấy được tình trạng móng tay trở nên yếu, dễ gãy hơn do cơ thể không được cung cấp đủ vitamin. Ngoài ra, một số đối tượng bệnh nhân còn nhận thấy khi đi đại tiện ra phân sống.

    Những vấn đề liên quan đến axit dạ dày
    Tình trạng thiếu dịch vị dạ dày cũng là tình trạng gây hại cho sức khỏe con người

Tương tự như việc dư thừa axit dạ dày, khi cơ thể bị thiếu dịch vị dạ dày, người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề. Trong đó, điển hình là những trường hợp như:

  • Cơ thể xảy ra nhiều biến chứng ví dụ như tình trạng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, đắng miệng,…
  • Vi khuẩn trong dạ dày tăng cao khiến cho cơ thể dễ mắc các bệnh về dạ dày như rối loạn tiêu hóa, xuất huyết, ung thư dạ dày,…
  • Ngoài ra, khi dạ dày thiếu dịch vị còn tăng nguy cơ nổi mề đay mẩn ngứa, phát ban, tiểu đường,…cho người bệnh.

Người bệnh cần sớm phát hiện những bất ổn trong cơ thể. Bởi, nếu không điều trị sớm, sự dư thừa hoặc thiếu hụt axit dạ dày có thể gây ra những biến chứng nguy hại cho sức khỏe. Do đó, người bệnh cần thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt để giữ lượng axit dạ dày ở mức cho phép, phòng ngừa những nguy cơ không mong muốn.

Biện pháp cân bằng axit dạ dày hiệu quả, dễ thực hiện

Qua nội dung đã đề cập bên trên, việc axit dạ dày tăng hay giảm đều gây ra những vấn đề đối với hoạt động tiêu hóa nói riêng và sức khỏe nói chung. Do đó, bạn đọc nên trung hòa axit dạ dày thông qua những biện pháp như:

Ổn định axit dạ dày bằng cách thay đổi thói quen

Trường hợp mất cân bằng nhẹ, bạn có thể tự ổn định lại dịch vị dạ dày thông qua những thay đổi đơn giản:

  • Tránh xa chất kích thích: Rượu bia, thuốc lá,…đồ uống chứa cồn nói chung là những nhân tố khiến hàm lượng axit trong dạ dày bị rối loạn, mất ổn định. Do đó, để điều chỉnh, bạn nên tránh sử dụng những loại thức uống độc hại này. Có thể loại bỏ hoàn toàn càng tốt, thay vào đó nên uống đủ nước mỗi ngày, bổ sung vitamin từ nước ép hoa quả tươi.
  • Loại bỏ thói quen gây hại cho cơ thể: Chẳng hạn như ăn nhiều đồ ăn cay, nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm muối chua,…Chúng đều là những yếu tố khiến axit dạ dày tăng cao. Để ổn định, bạn phải hạn chế ăn những thực phẩm đã kể hoặc tránh sử dụng càng tốt. Thay vào đó, bạn nên bổ sung những thực phẩm có lợi cho sức khỏe như rau xanh, trái cây, các loại thịt, cá,…
  • Giữ cơ thể thoải mái, tránh áp lực: Một trong những yếu tố tăng nguy cơ rối loạn axit dạ dày là việc cơ thể phải chịu nhiều áp lực trong thời gian dài. Chính vì thế, để trung hòa dịch vị dạ dày được tốt nhất, bạn nên để cơ thể được nghỉ ngơi hợp lý. Ngoài ra, có thể tham gia một số bộ môn thể thao phù hợp, vận động cơ thể, giải tỏa căng thẳng, tăng đề kháng và nâng cao hệ miễn dịch.

Áp dụng mẹo chữa dân gian ổn định axit dạ dày

Bên cạnh việc thay đổi thói quen sống, ăn uống, bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo chữa từ dân gian vào mục tiêu ổn định axit trong dạ dày. Theo đó, một số mẹo chữa đơn giản từ nguyên liệu thiên nhiên như:

Sử dụng mật ong kết hợp với nghệ: Hai nguyên liệu này mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe dạ dày. Thông thường, người bệnh sử dụng nghệ và mật ong kết hợp để cải thiện những triệu chứng đau dạ dày, viêm loét dạ dày. Bên cạnh đó, đối với tình trạng mất cân bằng axit dạ dày, bạn cũng có thể sử dụng hai loại nguyên liệu thiên nhiên này. Thực hiện theo cách làm sau:

Biện pháp cân bằng axit dạ dày hiệu quả, dễ thực hiện
Sử dụng nghệ và mật ong kết hợp điều trị những vấn đề về dạ dày
  • Bạn sử dụng một củ nghệ tươi, gọt vỏ và rửa sạch.
  • Sau đó giã nhuyễn nghệ, chắt lấy phần nước cốt.
  • Trộn một ít mật ong vào nước nghệ và uống.
  • Phương pháp này mang lại công dụng hiệu quả trong việc trung hòa pH cho dạ dày, giúp ổn định quá trình tiết dịch vị của niêm mạc dạ dày.

Sử dụng gừng tươi: Bên cạnh sử dụng nghệ và mật ong, người bệnh có thể sử dụng củ gừng tươi. Nguyên liệu này không chỉ được sử dụng chế biến món ăn mà nó còn có nhiều công dụng tốt cho hệ tiêu hóa. Đặc biệt là giúp người bệnh trung hòa lại lượng axit dạ dày. Sử dụng theo các đơn giản sau:

  • Lấy một củ gừng, gọt vỏ, rửa sạch.
  • Cắt gừng thành nhiều lát mỏng.
  • Mỗi ngày, bạn có thể lấy 2 – 3 lát gừng hãm với nước sôi như hãm trà để uống.

Trung hòa axit dạ dày bằng biện pháp Đông y

Ngoài áp dụng mẹo chữa dân gian từ các nguyên liệu thiên nhiên. Bạn có thể sử dụng các bài thuốc Đông y để ổn định lại việc tiết axit trong dạ dày. Theo đó, người bệnh không thể điều trị dứt điểm tình trạng này trong bài ngày mà phải điều trị trong một khoảng thời gian nhất định.

Phương pháp Đông y lúc này sẽ là sự lựa chọn an toàn cho nhiều người bệnh. Các bài thuốc trên thực tế cũng chứa nguyên liệu tự nhiên, dược tính an toàn cho sức khỏe người bệnh, không gây ra tác dụng phụ giống như một số loại thuốc tân dược khác.

Áp dụng phương pháp Đông y, các bài thuốc sẽ có công dụng sâu vào nguyên nhân gốc rễ gây nên tình trạng mất cân bằng axit dạ dày. Thông qua đó, sức khỏe được cải thiện, cơ thể cũng được bồi bổ, tăng sức đề kháng.

Người bệnh nên lựa chọn địa chỉ thăm khám uy tín, đảm bảo chất lượng. Thầy thuốc sẽ dựa vào tình trạng thực tế của mỗi người bệnh mà bốc thuốc phù hợp. Bạn không nên tự ý kết hợp điều trị Đông, Tây y kết hợp khi chưa có hướng dẫn của người có chuyên môn. Bởi, một số trường hợp xảy ra tương tác thuốc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả điều trị bệnh.

Điều trị mất cân bằng axit dạ dày bằng Tây y

Một số loại thuốc tân dược giúp trung hòa axit dạ dày. Người bệnh nên tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Tránh tình trạng tự ý mua và sử dụng thuốc xảy ra tác dụng phụ nguy hại cho sức khỏe. Theo đó, một số loại thuốc thường được sử dụng như ranitidine, thuốc pantoprazole, cimetidine, esomeprazole,…

Biện pháp cân bằng axit dạ dày hiệu quả, dễ thực hiện
Trung hòa axit dạ dày bằng thuốc Tây

Trong quá trình sử dụng, bạn nên thực hiện theo đúng liều lượng và thời gian mà bác sĩ điều trị đưa ra. Không nên lạm dụng hoặc tự ý ngưng sử dụng khiến cơ thể nhờn thuốc, kháng thuốc, ảnh hưởng đến việc điều trị về sau.

Bên cạnh đó, khi sử dụng thuốc Tây trong thời gian dài người bệnh cũng sẽ gặp một số phản ứng phụ. Điển hình như tình trạng táo bón, đầy bụng, chướng hơi, buồn nôn, đau đầu, nổi ban,…Bạn không nên quá lo lắng, khi cần thiết hãy báo với bác sĩ để được hướng dẫn khắc phục.

Hy vọng thông qua bài viết, bạn đọc đã hiểu thêm những vấn đề liên quan đến axit dạ dày. Bên cạnh đó, để ổn định chỉ số này ở mức cho phép, bạn nên lưu ý đến vấn đề ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, nếu nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường, nên sớm thăm khám y tế để tìm ra nguyên nhân và được chỉ định điều trị với phương pháp phù hợp nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm

Bài thuốc từ quả sung chữa trào ngược dạ dày dễ thực hiện

Dùng quả sung chữa trào ngược dạ dày là phương pháp điều trị được nhiều người bệnh áp dụng và có...

Những thực phẩm gây ợ nóng bạn nên hạn chế sử dụng

Ợ nóng là triệu chứng của trào ngược dạ dày làm cho người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu....

Cô Đoàn Thị Trâm bị căn bệnh trào ngược dạ dày lâu năm

Đánh bại căn bệnh TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY ở tuổi 74 nhờ Sơ can Bình vị tán 

Ở tuổi 74, cái tuổi tưởng chừng như an hưởng tuổi già, nhưng cô Đoàn Thị Trâm chịu nhiều nỗi...

Tìm hiểu cách chữa trào ngược dạ dày bằng nước dừa

Bật mí cách uống nước dừa chữa trào ngược dạ dày

Chữa trào ngược dạ dày bằng nước dừa là một trong những phương pháp an toàn, đơn giản. Bạn có...

Nước gừng, trà gừng giúp người bệnh cải thiện tình trạng viêm dạ dày, giúp ấm bụng, giúp dạ dày tiêu hóa tốt hơn,...

Bị Đau Dạ Dày Có Nên Uống Nước Gừng Hoặc Trà Gừng Không?

"Bị Đau Dạ Dày Có Nên Uống Nước Gừng" là câu hỏi khá phổ biến. Thực tế nếu bị đau...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.