Nội soi thanh quản: Những điều bạn nên biết về phương pháp nầy

Nội soi thanh quản là một thủ thuật cần thiết để tìm ra nguyên nhân khiến bạn bị ho, đau cổ họng hoặc tìm và loại bỏ một thứ gì đó đang mắc kẹt ở cổ họng.

nội soi thanh quản
Nội soi thanh quản là một thủ thuật cần thiết để tìm kiếm nguyên nhân khiến bạn khó chịu ở cổ họng

Khi nào cần nội soi thanh quản?

Thanh quản giúp bạn nói, thở và nuốt, nó nằm ở đầu hoặc tại khí quản. Bác sĩ sẽ chỉ định nội soi thanh quản khi cần quan sát thanh quản và các bộ phận khác gần cổ họng. Đặc biệt là khi bạn gặp các trường hợp dưới đây:

  • Ho dai dẳng
  • Ho ra máu
  • Khàn tiếng
  • Đau họng
  • Hôi miệng
  • Khó nuốt
  • Đau tai dai dẳng
  • Cảm thấy mắc kẹt trong cổ họng

Các loại nội soi thanh quản

Có 2 loại nội soi thanh quản gồm: nội soi thanh quản trực tiếp và nội soi thanh quản gián tiếp.

1. Nội soi thanh quản trực tiếp

Nội soi thanh quản trực tiếp được thực hiện khi bệnh nhân nằm ngửa. Bác sĩ sẽ sử dụng ống soi thanh quản để đẩy lưỡi xuống và nâng biểu mô lên. Biểu mô này chính là vạt sụn của khí quản, nó mở ra trong khi thở và đóng lại khi nuốt. Nội soi thanh quản trực tiếp được thực hiện khi người bệnh được gây mê toàn thân. Quá trình nội soi diễn ra trong khoảng 45 phút.

Trong quá trình nội soi thanh quản trực tiếp, bác sĩ có thể lấy một mẫu mô để kiểm tra nếu nghi ngờ có sự bất thường.

2. Nội soi thanh quản trực tiếp bằng sợi quang

Đây là loại nội soi thanh quản được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Trong đó, bác sĩ sẽ sử dụng một kính viễn vọng nhỏ, mềm dẻo đi vào mũi và miệng rồi xuống cổ họng. Nhờ đó, bác sĩ có thể nhìn cận cảnh thanh quản thông qua kính.

Người bệnh sẽ được gây tê mũi hoặc sử dụng thuốc thông mũi trước khi thực hiện nội soi. Quá trình này thường diễn ra trong khoảng 10 phút.

3. Nội soi thanh quản gián tiếp

Đây là hình thức nội soi thanh quản đơn giản nhất. Trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ phun thuốc tê cục bộ vào cổ họng. Người bệnh ngồi thẳng trên một chiếc ghế cao, bác sĩ sẽ che lưỡi bằng gạc và giữ cho nó không chắn tầm nhìn của họ. Tiếp theo, bác sĩ sẽ đặt chiếc gương cầm tay nhỏ (giống như loại nha sĩ thường dùng) trên vòm miệng. Sau đó, bác sĩ sẽ chiếu đèn vào miệng và quan sát hình ảnh trong gương.

Người bệnh cũng có thể được yêu cầu phải tạo ra âm thanh, điều này khiến cho thanh quản di chuyển. Và giúp bác sĩ có thể phát hiện ra dị vật.

Quá trình nội soi thanh quản gián tiếp thường diễn ra trong khoảng 10-15 phút.

thủ thuật nội soi thanh quản
Nội soi thanh quản gồm 2 loại nội soi trực tiếp và gián tiếp

Chuẩn bị nội soi thanh quản

Đầu tiên, bạn nên nói chuyện với bác sĩ về cách thực hiện thủ thuật này và những gì cần chuẩn bị. Tùy thuộc vào loại thuốc gây mê hoặc gây tê mà bác sĩ sẽ có những yêu cầu khác. Nhưng thông thường, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn phải nhịn ăn uống 8 tiếng trước khi thực hiện.

Và hãy chắc chắn là bạn đã nói với bác sĩ về tất cả các loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn ngừng sử dụng một số loại thuốc bao gồm aspirin và một số loại thuốc làm loãng máu như clopidogrel (Plavix), cho đến một tuần trước khi làm thủ thuật.

Các bác sĩ có thể yêu cầu bạn phải thực hiện một số xét nghiệm trước khi thực hiện nội soi thanh quản, bao gồm:

  • Khám sức khỏe
  • Chụp X-quang ngực
  • Chụp CT

Trong quá trình nội soi thanh quản, bác sĩ có thể thu thập các mẫu mô để sinh thiết. Sau thủ thuật, bác sĩ sẽ thảo luận về kết quả và lựa chọn điều trị thích hợp cho tình trạng của bạn.

Tác dụng phụ của nội soi thanh quản

Nội soi thanh quản có thể gây nên một số biến chứng, nhưng thông thường khá hiếm gặp. Những tác dụng phụ này gồm:

  • Đau hoặc sưng ở miệng, lưỡi, cổ họng
  • Chảy máu
  • Khàn giọng
  • Nôn
  • Nhiễm trùng

Nếu bạn phải gây mê để thực hiện thủ thuật, bạn có thể sẽ cảm thấy buồn ngủ, buồn nôn, khô miệng hoặc đau họng. Các triệu chứng sẽ biến mất sau vài tiếng. Nhưng nếu như bạn nhận thấy cổ họng đau nghiêm trọng, kèm theo sốt, ho, nôn ra máu thì nên thông báo cho bác sĩ ngay lập tức.

Trên đây là những thông tin quan trọng về thủ thuật nội soi thanh quản, nếu như có bất kỳ thắc mắc nào, hãy hỏi trực tiếp ý kiến bác sĩ.

Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay thế bác sĩ.

viêm thanh quản cấp tính

Viêm thanh quản cấp tính là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm thanh quản cấp tính là tình trạng viêm nhiễm tại niêm mạc thanh quản kéo dài trong khoảng thời...

Viêm thanh quản mạn tính: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Viêm thanh quản mạn tính là nguyên nhân phổ biến gây khàn giọng hoặc mất giọng tạm thời. Tuy nhiên,...

Những thông tin cần biết về bệnh viêm thanh quản

Viêm thanh quản: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Nói quá to, bị nhiễm trùng hoặc mắc các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp có thể làm...

Làm thế nào để lấy lại giọng nói khi bị viêm thanh quản?

Mất giọng là triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm thanh quản. Tình trạng này kéo dài sẽ gây cản...

Cách điều trị viêm thanh quản mãn tính ở trẻ em

Phòng và điều trị viêm thanh quản ở trẻ dưới 12 tháng tuổi

Viêm thanh quản ở trẻ em rất phổ biến và có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho con nếu...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.