Viêm thanh quản mạn tính: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Viêm thanh quản mạn tính là nguyên nhân phổ biến gây khàn giọng hoặc mất giọng tạm thời. Tuy nhiên, đây không phải là một tình trạng nghiêm trọng nếu nó được điều trị kịp thời.

viêm thanh quản mạn tính
Viêm thanh quản mạn tính gây nhiều khó chịu khi triệu chứng kéo dài nhiều tuần

Viêm thanh quản mạn tính là gì?

Viêm thanh quản là tình trạng thanh quản và dây thanh âm bị viêm, sưng và kích thích. Đây là một vấn đề rất phổ biến khiến bạn bị khàn tiếng hoặc mất giọng tạm thời.

Viêm thanh quản bao gồm viêm thanh quản cấp tính và viêm thanh quản mạn tính. Tình trạng cấp tính xuất hiện và kéo dài trong khoảng 1 tuần, nó thường không gây ra nguy hiểm và có thể tự hết mà không cần điều trị y tế. Trong khi đó, viêm thanh quản mạn tính thường phát triển chậm và các triệu chứng thường kéo dài hơn 3 tuần. Những triệu chứng kéo dài gây ra nhiều khó chịu trong cuộc sống. Đôi khi viêm thanh quản mạn tính có liên quan đến rối loạn tự miễn dịch, nhưng tình trạng này rất hiếm gặp.

Nguyên nhân gây viêm thanh quản mạn tính

Có nhiều nguyên nhân gây viêm thanh quản, trong đó nhiễm virus như khi bị cảm lạnh hoặc cảm cúm có thể gây nên viêm thanh quản cấp tính. Còn tình trạng viêm thanh quản mãn tính thường là do:

  • Trào ngược axit
  • Nhiễm trùng
  • Viêm xoang mạn tính
  • Thường xuyên uống rượu
  • Hút thuốc quá nhiều
  • Thuốc steroid dạng hít
  • Tiếp xúc thường xuyên với bụi hoặc hóa chất gây kích ứng

Trong một số trường hợp, các vấn đề về sức khỏe khác như viêm phế quản, viêm phổi hoặc polyp dây thanh âm hoặc u nang có thể gây viêm thanh quản mạn tính.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm thanh quản mạn tính

Bạn có nguy cơ bị viêm thanh quản mạn tính cao hơn người khác nếu bạn:

  • Sử dụng giọng nói thường xuyên, đặc biệt là ca sĩ
  • Thường xuyên hút thuốc, uống rượu
  • Bị viêm xoang, nhiễm trùng đường hô hấp
  • Làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, hóa chất
  • Bị dị ứng

Triệu chứng viêm thanh quản mạn tính

Triệu chứng chính của viêm thanh quản là khàn giọng hoặc mất giọng. Nhưng khi bạn bị viêm thanh quản mạn tính, bạn có thể nhận thấy một số triệu chứng khác như:

  • Chất nhầy dư thừa
  • Ho dai dẳng
  • Khó nuốt
  • Cảm giác có khối u trong cổ họng
  • Đau họng
  • Sốt

Các triệu chứng này cũng có thể xuất hiện ở người bị viêm thanh quản cấp tính nhưng nó kéo dài hơn ở người bị viêm thanh quản mạn tính. Khàn giọng có thể sẽ tồi tệ hơn theo thời gian và tồn tại kể cả khi các triệu chứng khác đã biến mất.

Một số người có thể bị viêm thanh quản cùng lúc với các tình trạng khác như cảm lạnh hoặc viêm amidan. Điều này có nghĩa họ cũng sẽ bị các triệu chứng khác như:

  • Mệt mỏi
  • Viêm tuyến
  • Đau đầu
  • Triệu chứng của cảm lạnh, cảm cúm như sốt, chảy nước mũi

Triệu chứng viêm thanh quản mạn tính kéo dài có thể làm tổn thương dây thanh âm, dẫn đến sự phát triển của các polyp thanh quản.

Chẩn đoán viêm thanh quản mạn tính

Để chẩn đoán viêm thanh quản mạn tính, các bác sĩ cần phải kiểm tra sức khỏe của người bệnh. Bác sĩ cũng có thể sẽ hỏi về thói quen hoặc lối sống để đánh giá các nguy cơ. Nội soi thanh quản có thể được yêu cầu để quan sát bên trong cổ họng.

Ngoài ra, để loại trừ những tình trạng nghiêm trọng khác, chẳng hạn như ung thư thanh quản, bác sĩ có thể thực hiện thêm một số xét nghiệm như:

  • Sinh thiết
  • Chụp X-quang, CT hoặc MRI
  • Xét nghiệm máu
chẩn đoán viêm thanh quản mạn tính
Bác sĩ chuyên khoa sẽ chẩn đoán viêm thanh quản mạn tính qua một số xét nghiệm

Điều trị viêm thanh quản mạn tính

Việc điều trị viêm thanh quản mạn tính còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Thông thường có các biện pháp để điều trị tình trạng này như sau:

  • Thuốc được chỉ định nếu tình trạng viêm thanh quản của bạn là do virus, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng histamine, thuốc giảm đau hoặc glucocorticosteroid.
  • Nếu nguyên nhân là do trào ngược axit, bác sĩ sẽ khuyên bạn thay đổi chế độ ăn uống, chẳng hạn như tránh các thực phẩm béo, chiên, hoặc cay.
  • Uống nhiều nước, bổ sung độ ẩm trong nhà để giúp làm dịu cổ họng.
  • Tránh chất caffeine và rượu vì những chất này có thể khiến triệu chứng viêm thanh quản mạn tính thêm nghiêm trọng
  • Người bệnh nên nghỉ ngơi cho đến khi tình trạng viêm thanh quản cải thiện, đồng thời nên hạn chế sử dụng giọng nói.

Trong trường hợp viêm thanh quản mạn tính dẫn đến polyp dây thanh âm hoặc dây thanh âm bị lỏng, bị liệt thì bác sĩ có thể sẽ chỉ định phẫu thuật.

 ĐỌC NGAY: Bị viêm thanh quản nên uống thuốc gì giúp nhanh khỏi?

Phòng ngừa viêm thanh quản mạn tính

Một số biện pháp và thay đổi trong lối sống có thể giúp bạn ngăn ngừa bị viêm thanh quản mạn tính. Những điều này bao gồm:

  • Bỏ hút thuốc lá và tránh khói thuốc
  • Tránh căng thẳng
  • Không nên sử dụng giọng nói quá nhiều
  • Rửa tay thường xuyên
  • Bổ sung độ ẩm trong nhà
  • Tránh tiếp xúc với người bị cảm, cúm
  • Uống nhiều nước

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm thanh quản mạn tính, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy hỏi trực tiếp bác sĩ chuyên khoa.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay cho bác sĩ.

Viêm thanh quản cấp ở trẻ em là gì? Cách điều trị như thế nào?

Viêm thanh quản cấp tính ở trẻ em: Nhận biết và điều trị

Viêm thanh quản cấp tính ở trẻ em thường chỉ kéo dài trong vòng 7 - 10 ngày, sau đó...

Sau phẫu thuật hạt xơ thanh quản, người bệnh không cần kiêng nói mà chỉ cần hạn chế nói nhiều, nói lớn tiếng.

Sau phẫu thuật hạt xơ dây thanh phải kiêng nói bao lâu ?

Phẫu thuật hạt xơ dây thanh giúp loại bỏ những khối hạt trong bề mặt niêm mạc thanh quản, giúp...

hạt xơ dây thanh quản

Hạt xơ dây thanh quản là gì? Chữa trị như thế nào?

Hạt xơ dây thanh quản là một trong những hệ quả rất khó tránh khỏi của chứng bệnh viêm thanh...

Làm thế nào để lấy lại giọng nói khi bị viêm thanh quản?

Mất giọng là triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm thanh quản. Tình trạng này kéo dài sẽ gây cản...

Chế độ ăn uống khi bị viêm thanh quản: Thực phẩm nên ăn và cần kiêng

Khi bị viêm thanh quản, có những thực phẩm bạn nên ăn và không nên ăn để tránh khiến tình...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *