Viêm ống kẽ thận cấp là gì? Triệu chứng, cách điều trị

Viêm ống kẽ thận cấp là bệnh lý về thận có mức độ nguy hiểm cao. Người bệnh có thể tử vong nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy khi mắc phải chứng bệnh này, điều trị như thế nào, có hy vọng chữa khỏi không?

Viêm ống kẽ thận cấp là gì? Nguyên nhân gây ra

Viêm ống kẽ thận cấp là bệnh lý nguy hiểm, có thể dẫn đến suy thận cấp hay hoại tử ống thận cấp. Bệnh gây tổn thương chủ yếu ở khu vực liên bào ống thận. Viêm ống kẽ thận cấp nếu không được phát hiện và điều trị có thể khiến người bệnh tử vong.

Viêm ống kẽ thận cấp là gì?
Viêm ống kẽ thận cấp là gì?

Ống cầu thận là bộ phận bao gồm ống lượn xa – gần và quai henle, mỗi loại sẽ đảm nhiệm một chức năng, nhiệm vụ riêng. Cụ thể, ống lượn gần sẽ là nơi tiếp nhận dịch lọc đổ từ nang sang, sau đó chúng sẽ được dẫn đến quai henle, qua ống lượn xa của quai henle sau cùng là đến ống góp.

Phần ống góp không nằm trong cấu trúc của thận, trên thực tế nó chỉ giúp nhận dịch lọc từ nephron rồi đổ vào bể thận. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng viêm ống kẽ thận? Theo nghiên cứu, có rất nhiều nguyên nhân gây nên chứng bệnh này. Cơ bản có 3 nhóm nguyên nhân chính như:

  • Viêm do thiếu máu: Thận sẽ không được tưới đủ máu do tình trạng thiếu máu trong thời gian dài. Điều này khiến cho ống thận dễ tổn thương và dần hoại tử. Đối tượng thường bị thiếu máu là người vừa phẫu thuật, người bị chấn thương, nhiễm độc, nạo phá thai, tác dụng phụ của thuốc,…Thận trọng thăm khám và xác định có mắc bệnh viêm ống kẽ thận không để kịp thời điều trị.
  • Viêm do ngộ độc: Người bệnh có thể bị viêm ống kẽ thận do ngộ độc thuốc kháng sinh, hóa chất, cồn, thức ăn,…Các tế bào ống thận bị tổn thương, tình trạng này kéo dài gây nên hiện tượng thiếu máu. Đây là yếu tố gây bệnh phổ biến.
  • Viêm do dị ứng: Người có nguy cơ mắc bệnh viêm ống kẽ thận cấp là người bị dị ứng với thuốc lợi tiểu, kháng viêm…

Bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây viêm và đưa ra chẩn đoán điều trị phù hợp cho mỗi người bệnh. Bệnh có mức độ nguy hiểm cao, bệnh nhân không nên chủ quan. Bởi nếu không kịp thời điều trị, tình trạng viêm nhiễm này có thể gây ra nhiều biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe.

Triệu chứng và mức độ nguy hiểm của viêm ống kẽ thận cấp

Viêm ống kẽ thận cấp có biểu hiện dễ dàng nhận biết, triệu chứng tương tự như tình trạng suy thận. Một vài trường hợp người bệnh còn kèm theo những triệu chứng của bệnh viêm gan cấp. Dưới đây là những biểu hiện phổ biến:

  • Người bệnh nhận thấy lượng nước tiểu ngày càng ít đi. Một số người thậm chí còn bị vô niệu, không đi tiểu được, có biểu hiện của hội chứng tăng ure máu.
  • Nước tiểu của người bệnh lúc này có thể chứa bạch cầu, protein, lẫn máu, đồng thời ure niệu giảm mạnh.
  • Người bệnh lúc này sẽ gặp phải các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, chẳng hạn như tiêu chảy, buồn nôn, nôn.
  • Tình trạng ống kẽ thận bị viêm nhiễm khiến cơ thể người bệnh xảy ra những con kích thích, co giật bất thường. Một số trường hợp bệnh nhân bị hôn mê, rối loạn nhịp thở, nhịp tim vô cùng nguy hiểm.
  • Dưới da xuất hiện những chấm xuất huyết, phù nề chân tay, cơ thể, cân nặng tăng nhanh, khó thở.

    Triệu chứng và mức độ nguy hiểm của viêm ống kẽ thận cấp
    Người bệnh có những triệu chứng bất thường như khó thở, thay đổi nhịp tim, hô hấp, khó tiểu, bí tiểu…

Bệnh có mức độ nguy hiểm cao, nếu không điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe. Nhiều trường hợp điều trị chậm trễ có thể gây tử vong. Các biến chứng điển hình mà viêm ống kẽ thận cấp gây ra cho cơ thể người bệnh như:

  • Co giật do não bị phù, biến chứng phù phổi cấp, kéo theo trụy tim mạch.
  • Biến chứng ở ống thận, tổn thương ống thận.
  • Hoại tử ống thận, đứt đoạn ống thận,…

Nếu nhận thấy những biểu hiện bất thường kể trên, bạn nên chủ động thăm khám để được hướng dẫn điều trị sớm. Tránh tình trạng bệnh biến chứng, đe dọa sức khỏe và tính mạng nguy hiểm.

Chẩn đoán và điều trị viêm ống kẽ thận cấp

Khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường nêu trên, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám. Bác sĩ sẽ tiến hành điều tra tiểu sử bệnh lý, triệu chứng đang gặp phải và những vấn đề liên quan khác để đưa ra nhận định sơ lược tình trạng của bệnh nhân.

Sau đó, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh thực hiện các biện pháp xét nghiệm, chẩn đoán chuyên sâu hơn để xác định tình trạng viêm cấp tính, phân biệt với các chứng bệnh khác như viêm cầu thận hay tình trạng tắc sỏi niệu quản.

Sau khi có kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp cho từng đối tượng. Biện pháp điều trị thường đường áp dụng là lọc máu ngoài thận, mục đích giúp bệnh nhân giảm thiểu nguy cơ tử vong.

Trường hợp bệnh nhân đáp ứng tốt điều trị, sau một thời gian bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn, đồng thời không để lại di chứng gì. Thời gian cho một đợt điều trị và phục hồi của người bệnh thường kéo dài trong khoảng 30 ngày hoặc hơn. Đây là thời gian thích hợp để thận phục hồi chức năng về trạng thái ổn định.

Chẩn đoán và điều trị viêm ống kẽ thận cấp
Điều trị viêm ống kẽ thận cấp bằng phương pháp lọc máu ngoài thận

Người bệnh sau khi đã điều trị nên thực hiện thăm khám theo lịch hẹn để kiểm tra mức độ phục hồi của cơ thể và cơ quan thận. Nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ chẩn đoán để kịp thời can thiệp, tránh bệnh tái phát hoặc di chứng ảnh hưởng sức khỏe, đe dọa tính mạng của người bệnh.

Chăm sóc và phòng ngừa viêm ống kẽ thận cấp

Để người bệnh sớm phục hồi sức khỏe, tránh biến chứng và ngăn chặn những nguy cơ tái phát bệnh, bạn nên lưu ý một số vấn đề về chăm sóc và phòng ngừa viêm ống kẽ thận cấp như sau:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, ăn ít đạm, giảm thực phẩm chứa nhiều năng lượng, glucid, lipid. Bổ sung trái cây tươi, rau xanh, và những thực phẩm dinh dưỡng phù hợp.
  • Tuy nhiên, bạn nên hạn chế ăn những loại rau củ hay thức ăn chứa nhiều kali, hạn chế ăn nhiều muối.
  • Người bệnh viêm ống kẽ thận cấp không nên uống quá nhiều nước mỗi ngày. Thường bác sĩ chỉ khuyến khích người bệnh duy trì 500ml – 700ml nước mỗi ngày trong quá trình điều trị.
  • Nếu nhận thấy có thể có triệu chứng bất thường, người bệnh nên chủ động đến bệnh viện thăm khám. Tránh trường hợp bệnh chuyển nặng hoặc biến chứng nguy hiểm tính mạng.
  • Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc khi chưa được bác sĩ chỉ định. Sử dụng sai thuốc, sai liều lượng có thể khiến tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng hơn. Tuân thủ điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
  • Tái khám theo lịch hẹn để theo dõi tình trạng sức khỏe, khi cần thiết bác sĩ có thể điều chỉnh phác đồ điều trị hoặc can thiệp bằng các biện pháp khác phù hợp hơn.

Viêm ống kẽ thận cấp là bệnh lý nguy hiểm, cần điều trị sớm để hạn chế rủi ro không mong muốn. Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin cần thiết cho bạn đọc. Nội dung trên đây chỉ mang tính tham khảo không thể thay thế cho các chẩn đoán y khoa. Do đó, khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, bạn đọc nên chủ động thăm khám và nhận tư vấn điều trị trực tiếp từ bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm:

Tổng quan về bệnh viêm cầu thận

Bệnh viêm cầu thận có lây không? Qua đường nào?

Bệnh viêm cầu thận có lây không và lây qua những đường nào là thắc mắc được nhiều bệnh nhân...

Người bệnh sẽ kéo dài được sự sống nếu thực hiện đúng các phương pháp điều trị từ bác sĩ

Bị suy thận sống được bao lâu? Nên làm gì?

Suy thận là thuật ngữ chung để chỉ trạng thái suy giảm chức năng của thận. Hầu hết các trường...

Tăng huyết áp trong bệnh thận mạn và thông tin cần biết

Tăng huyết áp trong bệnh thận mạn và thông tin cần biết

Tăng huyết áp trong bệnh thận mạn là tình trạng thường gặp. Do việc tăng huyết áp và bệnh thận...

Tại sao thận yếu lại đau lưng?

Tại sao thận yếu lại đau lưng?

Tại sao thận yếu lại đau lưng? Khi thận yếu hoặc gặp bất kỳ những tổn thương, trục trặc nào,...

Thận yếu có gây rụng tóc không?

Người bị thận yếu gây rụng tóc nên làm gì là tốt nhất?

Ngoài những nguyên nhân phổ biến như ăn uống không đủ chất, dùng nhiều hóa chất, căng thẳng kéo dài......

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.