Chạy thận nhân tạo: Quy trình và cách chăm sóc sau điều trị

Ở những người bị suy thận mãn tính, thận không còn khả năng thực hiện nhiệm vụ đào thải cặn bã và các chất lỏng dư thừa trong máu. Lúc này, sẽ gây nên sự tích tụ trong cơ thể dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm xảy ra. Để khắc phục tình trạng này cần có một phương pháp giúp thay thế thận thực hiện chức năng của nó – chạy thận nhân tạo được xem là phương pháp hiệu quả.

Chạy thận nhân tạo
Chạy thận nhân tạo thường được áp dụng cho những người bị suy thận mãn tính

Chạy thận nhân tạo là gì?

Chạy thận nhân tạo là một liệu pháp giúp thanh lọc máu khi thận không còn khả năng hoạt động nữa. Phương pháp này sẽ sử dụng một máy chạy thận có thể lọc chất thải, muối và các chất lỏng dư thừa từ máu của mình của người bệnh.

Chạy thận thường được thực hiện theo một quá trình điều trị nghiêm ngặt mà bạn sẽ được bác sĩ theo dõi chặt chẽ và được chăm sóc kỹ lưỡng.5 Thuốc Bổ Thận Của Nhật Bản Tốt Nhất Hiện Nay

Các loại chạy thận nhân tạo

Có ba loại chạy thận nhân tạo gồm:

Chạy thận nhân tạo thông thường

Thông thường sẽ được thực hiện ba lần mỗi tuần trong khoảng từ 3- 4 giờ.

Phương pháp này sẽ được thực hiện tại bệnh viện với sự giám sát  của các bác sĩ và chuyên gia y tế.

Chạy thận nhân tạo hằng ngày

Được sử dụng ở những bệnh nhân tự thực hiện tại nhà. Nó được thực hiện hằng ngày tại nhà mà bệnh nhân không cần phải đến cơ sở y tế. Đội ngũ chăm sóc sẽ theo sát quá trình điều trị của bạn để đảm bảo được kết quả điều trị tốt nhất.

Chạy thận tại nhà sẽ giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái và thư giãn hơn.

Chạy thận nhân tạo ban đêm

Chạy thận nhân tạo ban đêm cũng tương tự như chạy thận thông thường. Tuy nhiên nó sẽ được thực hiện một tuần từ 3 đến 6 đêm và trong khoảng 10 giờ khi bệnh nhân đang ngủ.

Chuẩn bị trước khi chạy thận nhân tạo

Việc chuẩn bị trước khi bắt đầu quá trình chạy thận là vô cùng quan trọng. Trước khi bắt đầu từ 4 – 8 tuần bác sẽ tạo ra một mạch máu để dẫn chuyền máu cho quá trình chạy thận.

Có 3 dạng thường được dùng nhất:

  • Lỗ rò động mạch: bác sĩ sẽ tạo ra một lỗ rò động mạch bằng phẫu kết nối giữa động mạch và tĩnh mạch. Thông thường sẽ được tạo ra ở cánh tay và đây là loại thường được sử dụng nhất do tính hiệu quả và an toàn cao.
  • Phẫu thuật ghép động mạch chủ: nếu mạch máu của bạn quá nhỏ, bác sĩ sẽ tạo ra một đường thông giữa động mạch và tĩnh mạch bằng cách sử dụng một ống tổng hợp linh hoạt.
  • Ống thông tĩnh mạch trung tâm: trong trường hợp bệnh nhân cần chạy thận khẩn cấp, sẽ sử dụng một ống nhựa để đưa vào tĩnh mạch dài ở cổ hoặc gần hàng của bạn.

Sau khi thực hiện phẫu thuật bạn nên giữ vết thương cẩn thận để tránh bị nhiễm trùng hoặc xảy ra biến chứng không mong muốn.

Quy trình chạy thận nhân tạo

Quá trình chạy thận nhân tạo bạn sẽ được thực hiện qua một thiết bị lọc máu chuyên dụng, thiết bị này sẽ có nhiệm vụ như hai quả thận của bạn.

Bước 1: Bạn được kiểm tra cân nặng, huyết áp, tim mạch trước khi bắt đầu.

Bước 2: Bạn đường nằm trên giường và bác sĩ bắt đầu làm sạch mạch máu dẫn truyền đã tạo ra trước đó.

Bước 3: Hai kim mỏng sẽ được đưa vào lỗ rò động mạch AV hoặc ống thông đã tạo ra trước đó. Một kim sẽ được gắn vào ống nhựa dẻo kết nối với máy lọc máu.

Bước 4: Máy lọc máu bắt đầu hoạt động

  • Các màng lọc của máy lọc máu hoạt động động như một bộ lọc bên trong có một chất lỏng đặc biệt được gọi là thẩm tách.
  • Các màng lọc chất thải từ máu sẽ được truyền vào chất lỏng thẩm tách này.
  • Chất lỏng thẩm tách được bơm ra khỏi máy thẩm tách và máu được lọc sẽ đưa trở lại vào bên trong cơ thể.

Bước 5: Kết thúc quá trình chạy thận bệnh nhân sẽ được đưa về phòng nghỉ ngơi sau đó có thể thực hiện các hoạt động mà mình mong muốn.

Trong quá trình chạy thận bạn có thư giãn bằng cách xem TV, xem phim, đọc sách hoặc nghỉ ngơi tại chỗ.

Quy trình chạy thận nhân tạo
Chạy thận nhân tạo được thực hiện qua một thiết bị lọc máu chuyên dụng

Một số tác dụng phụ của chạy thận nhân tạo

Chạy thận nhân tạo được xem là phương pháp hiệu quả có thể thay thế thận thực hiện chức năng lọc máu, tuy nhiên trong một số trường hợp sẽ có những tác dụng phụ như:

  • Bạn bị hạ huyết áp: đây là một tác dụng phụ phổ biến và thường xuất hiện đối với người bị bệnh tiểu đường. Đi kèm với huyết áp thấp là một số tình trạng như khó thở, chuột rút, buồn nôn.
  • Xuất hiện triệu chứng ngứa ngay sau khi thực hiện.
  • Những người chạy thận thường khó ngủ hoặc không thở được khi ngủ.
  • Đau hoặc khó chịu ở chân.
  • Thiếu máu thường xảy ra ở những người bị suy thận hoặc đang chạy thận.
  • Thận bị yếu đi sẽ giảm sự hấp thụ canxi làm xương yếu đi.
  • Quá tải chất lỏng: bạn nạp quá nhiều chất lỏng so với khuyến cáo trong thời gian chạy thận sẽ khiến cho cơ thể tích tụ lại gây ra phù phổi.
  • Tiêu thụ quá nhiều kali khi đang chạy thận nhân tạo có thể khiến tim ngừng đập.
  • Sự thay đổi tâm trạng đặc biệt là trầm cảm hoặc lo lắng có thể xảy ra.
  • Một số biến chứng như nhiễm trùng, giãn hoặc tắc mạnh máu có thể xảy ra, vì vậy hãy tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ và báo ngay cho họ biết nếu có bất kỳ biến chứng nào xảy ra.

Chăm sóc sau khi chạy thận nhân tạo

Sau khi chạy thận nhân tạo, để đạt được kết quả chạy thận tốt và lâu dài bạn nên tuân thủ những điều sau.

  • Thực hiện việc uống thuốc đúng theo quy định và chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Ăn uống những thực phẩm tốt cho thận để cải thiện kết quả chạy thận.
  • Cẩn thận trong việc sử dụng các chất lỏng, protein, natri, kali và photpho vì nó sẽ làm cho thận của bạn phải hoạt động nhiều hơn, ảnh hưởng xấu đến kết quả chạy thận.
  • Cắt giảm bớt lượng muối sử dụng cho bệnh nhân.

Trên đây là toàn bộ thông tin về chạy thận nhân tạo cho bệnh nhân bị suy thận. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về phương pháp chạy thận hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp.

Có thể bạn quan tâm:

Người bệnh sẽ kéo dài được sự sống nếu thực hiện đúng các phương pháp điều trị từ bác sĩ

Bị suy thận sống được bao lâu? Nên làm gì?

Suy thận là thuật ngữ chung để chỉ trạng thái suy giảm chức năng của thận. Hầu hết các trường...

Hoại tử ống thận cấp: Nguyên nhân – triệu chứng – điều trị

Hoại tử ống thận cấp là thuật ngữ đề cập đến tổn thương tại các cấu trúc hình ống trong...

Quan hệ tình dục từ 3 - 4 lần một tuần có thể điều trị sỏi thận tự nhiên

Bị sỏi thận có quan hệ được không? Những điều cần lưu ý

Lo lắng, sợ, không thoải mái là tâm lý chung của người bị sỏi thận khi quan hệ. Lo lắng về...

Suy thận giai đoạn cuối “tàn phá” cơ thể ra sao?

Bệnh suy thận giai đoạn cuối được xem là hậu quả xảy ra chúng ta không kiểm soát tốt các...

Sỏi thận 7mm có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào?

Sỏi thận 7mm có nguy hiểm không? Cần phải làm gì?

Nếu bị sỏi thận 7mm, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân sẽ bắt đầu bị đe dọa. Tuy chưa...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *