Người bị thận yếu uống nước dừa được không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi TRẦN MẠNH XUYÊN – Khoa Nam họcthầy thuốc y học cổ truyền – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Nước dừa sẽ khiến thận làm việc nhiều hơn và làm tăng kali, natri trong máu dễ gây tổn thương thận. Bệnh nhân thận yếu không nên thường xuyên uống nước dừa, cần thận trọng khi uống nước dừa.

Tổng quan về chứng thận yếu

Trong cơ thể người, hai quả thận đóng vai trò vô cùng quan trọng. Thận có chức năng lọc máu, đào thải những chất độc, cặn bã ra khỏi cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh.

Bệnh nhân mắc chứng thận yếu cần thận trọng khi uống nước dừa. Không nên uống quá nhiều nước dừa, gây hại cho thận.
Bệnh nhân mắc chứng thận yếu cần thận trọng khi uống nước dừa. Không nên uống quá nhiều nước dừa, gây hại cho thận.

Thận bị yếu, nghĩa là những chức năng của thận bị suy giảm. Điều này khiến cho thận không làm việc tốt, từ đó việc lọc máu, đào thải nước tiểu và cặn bã bị rối loạn. Người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng như: cơ thể sưng phù, đau lưng dưới (đau thận), cơ thể mệt mỏi, tiểu nhiều, tiểu vào ban đêm, rối loạn cương dương, không đạt được khoái lạc khi quan hệ, giảm ham muốn,…

Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu, điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể sẽ hồi phục và sinh hoạt đời sống như bình thường. Nếu không điều trị kịp, bệnh sẽ gây những ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Khi đã mắc chứng thận yếu, người bệnh cần cẩn trọng trong ăn uống và dùng thuốc. Bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc tây và phải uống nước đầy đủ mỗi ngày.

Tham khảo thêm: Tìm hiểu mối liên quan giữa bệnh thận và yếu sinh lý

Người bị thận yếu uống nước dừa được không?

Bên cạnh việc dùng thuốc lợi tiểu để chữa bệnh thận yếu, rất nhiều người thắc mắc rằng: Bị chứng thận yếu có thể uống nước dừa được không? Nước dừa là thứ nước uống giải khát quen thuộc với người Việt từ bao đời nay.

Trong nước dừa có chứa nhiều chất dinh dưỡng, vi khoáng như các loại vitamin, canxi, folate, mangan, kali, selen,… nên mang đến cho cơ thể rất nhiều năng lượng, dinh dưỡng. Nước dừa còn có những tác dụng đối với sức khỏe như:

  • Bù nước;
  • Lợi tiểu;
  • Giải nhiệt;
  • Kháng khuẩn;
  • Chống viêm;
  • Tăng cường hệ miễn dịch;
  • Tốt cho tim mạch, hệ tiêu hóa.

Chính vì những công dụng như lợi tiểu, bù nước, nhiều người đã điều trị bệnh sỏi thận, tiểu rắt, bí tiểu… bằng cách uống nước dừa. Đối với bệnh nhân thận yếu, hoàn toàn vẫn có thể uống nước dừa như một loại thức uống giải khát và cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, người dùng không nên lạm dụng nước dừa, uống nước dừa quá thường xuyên.

Nước dừa có thể gây ra một số tác dụng phụ cho người bệnh thận yếu như:

  • Thận phải làm việc nhiều hơn để đào thải nước;
  • Tăng natri trong máu: natri dễ làm tổn thương thận;
  • Tăng kali trong máu: gây hại cho thận khi lọc máu;
  • Bài tiết nhiều dễ khiến cơ thể mất các chất điện giải, gây mệt mỏi.

Do đó, người bệnh thận yếu cần thận trọng khi uống nước dừa. Mỗi ngày không nên uống 2 – 3 trái dừa. Không nên uống nước dừa hàng ngày. Thi thoảng, người bệnh uống nước dừa để giải khát và thu nạp các loại vitamin, chất khoáng có trong nước dừa để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Nước dừa sẽ khiến thận làm việc nhiều hơn và làm tăng kali, natri trong máu.
Nước dừa sẽ khiến thận làm việc nhiều hơn và làm tăng kali, natri trong máu

Khi gặp chứng thận yếu, bên cạnh chế độ ăn uống lành mạnh, người bệnh cần quan tâm đến thuốc và phương pháp điều trị hiệu quả. Bởi, theo thời gian, chức năng thận sẽ ngày càng suy yếu nếu như không được bồi bổ và phục hồi đúng cách bằng thuốc và phương pháp phù hợp.

Tham khảo thêm: Tăng kali máu trong bệnh thận và thông tin cần biết

Phòng tránh thận yếu và bảo vệ thận như thế nào?

Bệnh thận yếu gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người bệnh. Chúng ta phòng ngừa bệnh thận và phòng bệnh tái phát bằng cách:

  • Không nhịn tiểu. Cần đi vệ sinh ngay khi cơ thể có nhu cầu;
  • Uống nước đầy đủ mỗi ngày;
  • Ăn nhiều trái cây, rau xanh, củ, đậu, thịt, cá,… để thu nạp đầy đủ các chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe mạnh;
  • Duy trì rèn luyện sức khỏe, tập thể dục, thể thao, yoga đúng cách. Không nên luyện tập quá sức sẽ ảnh hưởng đến thận, xương khớp, cơ bắp,…
  • Tránh xa các loại thực phẩm gây hại cho thận và sức khỏe như thức ăn quá mặn, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng, thức ăn đóng hộp, thức ăn nhanh,…
  • Hạn chế tiêu thụ bia rượu, cà phê, nước ngọt có gas, thuốc lá,… vì chúng sẽ gây hại cho gan, thận,…
  • Phân bố thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý. Hãy luôn đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc mỗi ngày, không thức khuya;
  • Giữ tinh thần luôn lạc quan, thoải mái.

Tin bài nên đọc:

Phác đồ điều trị hội chứng thận hư mới nhất (BYT)

Phác đồ điều trị hội chứng thận hư thường được xây dựng dựa trên thể bệnh, nguyên nhân và triệu...

Ý nghĩa chỉ số Creatinin bình thường – Cao – Thấp

Chỉ số Creatinin biểu hiện cho nồng độ Creatinin trong cơ thể. Đây chính là sản phẩm của sự thoái...

Bị nang thận nên ăn gì, kiêng gì hỗ trợ điều trị?

Bị nang thận nên ăn gì, kiêng gì hỗ trợ điều trị?

Nang thận nên ăn gì, kiêng gì? Theo chuyên gia dinh dưỡng, người mắc bệnh nang thận nên ăn nhiều...

Người bị thận yếu không nên uống quá nhiều nước. Hãy uống đủ nước mỗi ngày.

Những người bị thận yếu có nên uống nhiều nước không?

Thận là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc lọc máu, bài tiết chất thải và điều chỉnh...

Tìm hiểu các món ăn trị thận yếu

Các món ăn trị thận yếu vừa ngon lại dễ làm

Canh bí đao, nước uống đậu tằm, cháo rau hẹ,... là các món ăn trị thận yếu bạn nên sử...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *