Viêm cầu thận cấp là gì? Nguy hiểm không?

Viêm cầu thận cấp là bệnh lý nguy hiểm. Trường hợp phát hiện và điều trị chậm trễ, bệnh nhân phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí còn có nguy cơ bị đe dọa tính mạng. Bệnh xuất hiện ở người lớn thường do hậu nhiễm khuẩn mũi họng, đối với trẻ em thường xuất phát từ nhiễm khuẩn ngoài da.

Viêm cầu thận cấp là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm cầu thận cấp là tình trạng viêm xảy ra trong thời gian ngắn ở khu vực cầu thận, cụ thể là tại cuộn máu nhỏ nằm trong thận. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên hơn người lớn tuổi. Theo thống kê, có khoảng 3-5% bệnh nhi khi nhập viện điều trị là do mắc viêm cầu thận cấp.

Viêm cầu thận cấp là gì? Nguy hiểm không?
Viêm cầu thận cấp là gì? Nguy hiểm không?

Tại nước ta, tình trạng viêm cầu thận cấp tính có thể diễn ra quanh năm. Trong đó, mùa hè là thời điểm xuất hiện bệnh nhiều nhất do tình trạng nhiễm khuẩn ngoài da, viêm họng gia tăng. Đối tượng mắc bệnh phổ biến là người đã từng mắc các bệnh nhiễm khuẩn trước đó.

Thông thường, ở người lớn, viêm cầu thận cấp khởi phát thường bắt nguồn từ nguyên nhân nhiễm khuẩn do viêm mũi họng. Trường hợp ở trẻ em thường là do nhiễm khuẩn ngoài da. Số lượng bệnh nhi viêm cầu thận cấp chiếm tỷ lệ cao hơn so với người lớn. Nếu không điều trị sớm, tình trạng viêm có thể chuyển sang mãn tính, gây hại cho thận, khó phục hồi.

Tuy nhiên, bác sĩ chuyên khoa đã chỉ ra rằng, nếu tình trạng viêm của bạn là do viêm họng khi nhiễm liên cầu khuẩn gây ra có thể tự khỏi sau một thời gian mà không cần can thiệp điều trị chuyên sâu. Mặc dù vậy, tỷ lệ này thường không cao.

Đa số người bệnh khi được chẩn đoán viêm cầu thận đã có dấu hiệu thận hư, suy giảm chức năng thận, cơ thể lúc này bị mất đi một lượng lớn protein trong nước tiểu. Điều này khiến cho khả năng tích giữ chất lỏng, muối ở nội tạng tăng cao, tạo tiền đề gây ra nhiều biến chứng nguy hại sức khỏe. Chẳng hạn như tình trạng suy thận cấp, mất cân bằng điện giải, phù phổi, suy tim,…

Do đó, khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ để thăm khám. Phát hiện bệnh sớm và can thiệp điều trị đúng phương pháp giúp bạn tăng hy vọng kiểm soát bệnh, cải thiện sức khỏe và phòng tránh được các rủi ro không mong muốn.

TÌM HIỂU: Viêm cầu thận cấp ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?

Nguyên nhân gây bệnh viêm cầu thận cấp

Viêm cầu thận nói chung và viêm cầu thận cấp nói riêng khởi phát do nhiều nguyên nhân. Trong đó, các vấn đề về hệ miễn dịch là yếu tố hàng đầu gây nên tình trạng viêm nhiễm này. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm cầu thận cấp, bạn đọc có thể tham khảo:

Nguyên nhân gây bệnh viêm cầu thận cấp
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm cầu thận cấp, trong đó có tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp trên
  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên: Tình trạng này thường do vi khuẩn tên là streptococcus nhóm A gây ra. Chúng không chỉ tấn công, gây hại ngoài da, cổ họng mà còn có thể xâm nhập sâu vào bên trong, ảnh hưởng đến cầu thận, gây viêm nhiễm. Đây có thể nói là nguyên nhân chính làm khởi phát viêm cầu thận cấp ở trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 15 tuổi.
  • Lupus ban đỏ: Hệ miễn dịch sẽ tấn công ngược những tế bào khỏe mạnh do sự nhầm lẫn của các cơ quan thần kinh. Nếu không sớm điều trị, lupus ban đỏ kéo dài có thể gây ra các biến chứng nguy hại cho sức khỏe nội tạng, điển hình là chứng đau tim hay viêm cầu thận cấp tính.
  • Thoái hóa tinh bột: Đây là một trong những bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng viêm cầu thận cấp. Bệnh thoái hóa tinh bột hay còn gọi là amyloidosis xuất hiện khi protein tích tụ bất thường trong mô tế bào và các cơ quan cơ thể. Trường hợp chúng tập trung ở cầu thận quá mức sẽ khiến khu vực này trở nên sưng, viêm cấp tính.
  • Bệnh u hạt wegener: Bệnh còn được gọi là u hạt đại mạch, hình thành khi mạch máu nhỏ li ti trong cơ thể xảy ra tình trạng viêm nhiễm bất thường. Điều này khiến cho các cơ quan nội tạng không nhận được đủ lượng máu cần thiết để duy trì hoạt động, có thể gây viêm cầu thận cấp. Tuy nhiên, tình trạng này không phổ biến, tương đối hiếm gặp ở trẻ em và cả người trưởng thành.
  • Viêm đa nốt sần: Khác với tình trạng u hạt wegener, bệnh không tấn công mạch máu nhỏ mà chủ yếu tác động vào các động mạch chủ. Bệnh gây tắc nghẽn nghiêm trọng và làm thiếu hụt oxy trong máu, ảnh hưởng đến hoạt động sống của cơ thể.

Ngoài những nguyên nhân kể trên, bệnh viêm cầu thận cấp cũng có thể khởi phát do những yếu tố như mắc hội chứng alport (bệnh di truyền viêm cầu thận), lạm dụng thuốc kháng viêm trong thời gian dài,…ảnh hưởng đến cầu thận.

Nhận biết viêm cầu thận cấp qua triệu chứng

Bệnh ở giai đoạn khởi phát viêm cầu thận thường không rõ triệu chứng nhận biết cụ thể. Tuy nhiên, khi viêm cầu thận cấp nặng hơn, tiến triển nhanh chóng sẽ gây ra không ít vấn đề cho cơ thể. Bạn nên nhanh chóng thăm khám khi nhận thấy các biểu hiện bất thường sau đây:

Nhận biết viêm cầu thận cấp qua triệu chứng
Sự thay đổi bất thường của nước tiểu là dấu hiệu nhận điện bệnh thận phổ biến
  • Tăng huyết áp: Đây là biểu hiện nhận biết viêm cầu thận đặc trưng. Với tình trạng viêm cấp tính, người bệnh thường nhận thấy huyết áp tăng cao bất thường. Nguyên nhân là do sự mất cân bằng lượng muối, chất lỏng trong cơ thể. Điều này khiến cho áp suất mạch máu tăng cao gây ra bất ổn huyết áp.
  • Nước tiểu sẫm màu: Tương tự như triệu chứng cao huyết áp, khi viêm cầu thận cấp xảy ra, người bệnh sẽ nhận thấy màu nước tiểu có sự thay đổi bất thường. Màu sắc lúc này dần trở nên sẫm, thậm chí có máu lẫn bên trong do ảnh hưởng bởi các tổn thương tại thận. Thường gặp ở trẻ em bị viêm cầu thận cấp tính khi nhiễm phải vi khuẩn streptococcus.
  • Tiểu ít: Viêm nhiễm ở cầu thận khiến cho hoạt động đào thải độc tố suy giảm, người bệnh sẽ thấy số lần đi tiểu và lượng nước tiểu ít hơn nhiều so với bình thường.
  • Phù nề: Viêm cầu thận nói chung hay viêm cầu thận cấp nói riêng đều gây ra tình trạng phù nề một số bộ phận của cơ thể. Nguyên nhân là do hoạt động của thận bị suy giảm khiến nước ứ đọng lại cơ quan này. Cơ quan bị ảnh hưởng như tay, chân, mặt, rõ nhất là ở khu vực bọng mắt.

Bên cạnh những triệu chứng đặc trưng kể trên, người bị viêm cầu thận cấp còn có những biểu hiện bất thường kèm theo khác như: Đau họng, ho khan khi phổi bị ứ nước, khó thở, đau đầu, phát ban khu vực mông, chân, cân nặng sụt giảm, khớp cơ đau nhức, cơ thể mệt mỏi,…

Phương pháp chẩn đoán viêm cầu thận cấp

Người bệnh khi đến thăm khám tại cơ sở y tế nên trung thực khai báo thông tin về triệu chứng, biểu hiện đang gặp phải cũng như tiểu sử bệnh lý, thuốc đang dùng cho bác sĩ. Dựa vào những thông tin thu được, bác sĩ sẽ tiếp tục chỉ định người bệnh thực hiện các biện pháp xét nghiệm kiểm tra chẩn đoán chính xác hơn bệnh lý đang gặp phải.

Phương pháp chẩn đoán viêm cầu thận cấp
Phương pháp chẩn đoán viêm cầu thận cấp

Một số biện pháp chẩn đoán như:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Kiểm tra độ thanh thải creatinin của thận, hàm lượng protein trong nước tiểu, nồng độ, tỷ trọng và số lượng hồng cầu trong nước tiểu, độ thẩm thấu nước tiểu,…
  • Xét nghiệm máu: Kiểm tra tình trạng thiếu máu hoặc lượng hồng cầu trong máu, mức albumin, nitơ của ure trong máu có bất thường không, đồng thời xác định lượng creatinin trong máu cao hay thấp.
  • Xét nghiệm miễn dịch: Kiểm tra kháng thể kháng màng đáy, bào tương bạch cầu đa nhân trung tính, kháng thể kháng phân, mức bổ thể,…trong cầu thận. Kết quả thu được sẽ cho thấy thận có bị tổn thương bởi hệ miễn dịch hay không.
  • Sinh thiết: Có thể được bác sĩ chỉ định nhằm củng cố chẩn đoán. Phương pháp này sẽ giúp bác sĩ hiểu rõ hơn về tình trạng của bệnh nhân và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
  • Một số xét nghiệm hình ảnh: Chụp CT, siêu âm thận, Xquang ngực và tiết niệu,…

Dựa vào kết quả xét nghiệm kiểm tra, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng phương pháp phù hợp giúp bệnh nhân sớm cải thiện tình trạng viêm ở cầu thận.

Điều trị viêm cầu thận cấp

Sau khi đã chẩn đoán bệnh, tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh điều trị theo phương án phù hợp, hiệu quả và an toàn nhất. Người bệnh có thể được áp dụng một số biện pháp như:

Điều trị can thiệp bằng nội khoa

Sử dụng thuốc Tây điều trị viêm cầu thận cấp giai đoạn nhẹ là lựa chọn phổ biến được bác sĩ đưa ra cho bệnh nhân. Thuốc giúp cải thiện triệu chứng, giảm nguy cơ tiến triển viêm nhiễm gây ảnh hưởng sức khỏe. Một số thuốc được dùng như:

  • Thuốc ổn định huyết áp: Thuốc giúp điều chỉnh áp suất tại thành mạch máu, giúp phòng tránh biến chứng tim mạch nguy hiểm. Các loại thuốc ức chế chuyển men được dùng phổ biến như eceon, zestril, captopril,…Ngoài ra còn có các thuốc đối kháng thụ thể ARB như diovan, cozaar,…
  • Thuốc lợi tiểu: Tình trạng bí tiểu, tiểu ít khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu, ngoài ra còn có khả năng gây tích tụ chất lỏng trong nội tạng nghiêm trọng. Do đó, bác sĩ thường chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thuốc giúp cải thiện tình trạng này, điển hình như thuốc bumetanide, diamox,…
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Tác dụng của thuốc nhằm ức chế hoạt động của hệ thống miễn dịch, tránh tình trạng nhầm lẫn tấn công tế bào khỏe mạnh ở cầu thận, làm suy giảm chức năng của cơ quan này. Một số loại như cyclosporin, tacrolimus,…Thận trọng khi dùng, bởi thuốc có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm. Chỉ nên sử dụng khi được hướng dẫn và giám sát từ bác sĩ chuyên khoa.
    Điều trị viêm cầu thận cấp
    Dựa vào tình trạng bệnh lý của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc điều trị phù hợp

Người bệnh nên tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ trong quá trình sử dụng thuốc điều trị bệnh viêm cầu thận cấp. Không tự ý dùng thuốc, thay đổi liều lượng hoặc ngừng uống thuốc khi chưa được yêu cầu để giảm các rủi ro không tốt cho sức khỏe và kết quả điều trị bệnh.

Điều trị bằng biện pháp thay thế

Trường hợp bệnh viêm cầu thận đã diễn biến phức tạp hơn, người bệnh có thể gặp các biến chứng nguy hiểm có thể được chỉ định phương pháp thay thế để điều trị. Điển hình như:

  • Thẩm phân phúc mạc: Tiến hành lọc máu trong cơ thể thông qua lớp niêm mạc nằm ở khoang bụng. Bác sĩ sẽ đặt tại thành bụng một ống mỏng nhỏ, sau đó chuyển dịch vô trùng để làm sạch máu. Thủ thuật này có thể áp dụng tại nhà, phù hợp với cả các bệnh nhi nhỏ tuổi.
  • Chạy thận nhân tạo: Bác sĩ sử dụng một dụng cụ y tế chuyên dụng, lọc máu và đưa vào cơ thể người bệnh. Biện pháp này cần thực hiện tại cơ sở y tế hoặc bệnh viện chuyên khoa để bác sĩ giám sát thận trọng.

Điều trị bằng Đông y

Trường hợp viêm cầu thận cấp do tình trạng viêm nhiễm vi khuẩn gây ra có thể áp dụng phương pháp điều trị từ thuốc Đông y. Tuy nhiên, chỉ phù hợp nếu bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn nhẹ, chưa có dấu hiệu biến chứng nguy hiểm.

Để đảm bảo an toàn, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng. Đồng thời lựa chọn cơ sở Đông y uy tín để thăm khám và bốc thuốc điều trị. Một số bài thuốc được sử dụng như thuốc việt tỳ thang, thuốc trị viêm cầu thận do thủy cấp,…

Tùy theo từng trường hợp cụ thể các thầy thuốc Đông y sẽ bốc thang thuốc phù hợp. Bệnh nhân cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài kết hợp chăm sóc tốt để bệnh mau chóng cải thiện. Không tự ý kết hợp thuốc Tây – Đông y, bởi tương tác thuốc không phù hợp có thể nguy hại sức khỏe, tính mạng.

Cải thiện bằng mẹo dân gian

Trường hợp viêm nhẹ, ngoài sử dụng Đông y, thuốc tân dược, người bệnh có thể sử dụng một số mẹo chữa dân gian để cải thiện triệu chứng. Tuy nhiên cần cân nhắc và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, tránh việc điều trị chậm trễ, sai phương pháp ảnh hưởng đến sức khỏe về sau. Một số mẹo như:

  • Sử dụng lá nhãn: Lá nhãn được xem là dược liệu chính có tác dụng hỗ trợ bệnh về thận, ví dụ như suy thận cấp, viêm cầu thận,…Người bệnh sử dụng một nắm lá nhãn tươi, rửa sạch, sắc nước uống hàng ngày.
  • Sử dụng cây dừa nước: Theo ghi nhận của y học cổ truyền, cây dừa nước có vị ngọt, tính bình được dùng trong việc thanh nhiệt, giải độc bổ thận, mát gan và lợi tiểu. Do đó, khi bị viêm cầu thận cấp gây bí tiểu, bạn có thể hái một nắm cây dừa nước rửa sạch, nấu lấy nước uống để cải thiện.
    Điều trị viêm cầu thận cấp
    Trường hợp bệnh nhẹ có thể áp dụng cải thiện triệu chứng bằng mẹo chữa dân gian

Mẹo chữa dân gian an toàn và lành tính tuy nhiên hiệu quả chậm do dược tính của thảo dược khá yếu. Do đó, bệnh nhân chỉ nên sử dụng nếu trường hợp bệnh nhẹ và được bác sĩ cho phép áp dụng. Trường hợp viêm gây triệu chứng nặng nề cần can thiệp điều trị bằng biện pháp chuyên sâu, giảm rủi ro biến chứng nguy hại sức khỏe.

Chăm sóc và phòng bệnh viêm cầu thận cấp

Kết hợp biện pháp điều trị phù hợp và chăm sóc tốt sẽ giúp người bệnh viêm cầu thận sớm phục hồi sức khỏe. Bạn đọc nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng: Hạn chế cho người bệnh về thận ăn nhiều muối, kiểm soát lượng thực phẩm chứa nhiều protein, kali, natri và photpho. Những dưỡng chất này có thể khiến tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng hơn, do đó bạn nên thận trọng. Người bệnh nên bổ sung đủ nước, ăn rau, lựa chọn thịt trắng như cá, ức gà không da, trái cây tươi bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày.
  • Duy trì cân nặng cân đối: Tình trạng thừa cân có thể khiến nguy cơ biến chứng viêm cầu thận cấp cao hơn. Do đó, bạn nên lưu ý duy trì cân nặng ở mức cân đối, tránh để cơ thể thừa cân quá mức. Ngoài chế độ dinh dưỡng, người bệnh nên tập luyện thể dục, vận động cơ thể sẽ giúp bạn giữ được cân nặng lý tưởng tốt hơn, đồng thời giúp cơ thể điều hòa, trao đổi chất thuận lợi.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ: Một trong những nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm liên cầu khuẩn streptococcus nhóm A, chúng có thể tồn tại trong môi trường hoặc bám vào thực phẩm. Do đó, bạn nên chú ý vệ sinh cơ thể, môi trường sống, sơ chế thực phẩm và chế biến vệ sinh để đảm bảo an toàn sức khỏe. Rửa tay trước khi ăn, mang khẩu trang khi đi ra ngoài, tắm rửa hàng ngày bằng xà phòng diệt khuẩn là lời khuyên của các chuyên gia.
  • Tránh rượu bia, không hút thuốc lá: Thuốc lá, rượu bia là những nguồn mang độc tố cho cơ thể. Không chỉ riêng bệnh nhân viêm cầu thận cấp, người khỏe mạnh cũng nên hạn chế hoặc tốt nhất nên tránh xa chúng để bảo vệ sức khỏe.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc hiểu hơn về tình trạng viêm cầu thận cấp. Nội dung bài viết được tổng hợp chọn lọc, không thể thay thế hoàn toàn cho các chẩn đoán y khoa. Bạn đọc khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường nên chủ động thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý dùng thuốc hoặc áp dụng các biện pháp điều trị để hạn chế nguy cơ biến chứng gây hại nghiêm trọng sức khỏe.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

vị trí đau sỏi thận

Sỏi thận đau ở đâu? Phải làm gì để giảm đau?

Là một bệnh lý phổ biến nhưng sỏi thận lại có những dấu hiệu lâm sàng lại khó nhận biết,...

U nang thận là gì?

U nang thận là gì? – Tổng quan về bệnh và cách điều trị

U nang thận được chia thành 4 giai đoạn và có nguy cơ gây ra một số biến chứng như...

Bệnh nhân chạy thận nhân tạo

Chạy thận là gì? – Những điều có thể bạn chưa biết

Đối với bệnh nhân bị suy thận các chức năng quan trọng của thận như loại bỏ chất thải và...

Bị nang thận nên ăn gì, kiêng gì hỗ trợ điều trị?

Bị nang thận nên ăn gì, kiêng gì hỗ trợ điều trị?

Nang thận nên ăn gì, kiêng gì? Theo chuyên gia dinh dưỡng, người mắc bệnh nang thận nên ăn nhiều...

Mách bạn cách chữa sỏi thận bằng rau ngổ ai cũng làm được

Rau ngổ có tác dụng rất tốt trong việc chữa trị sỏi thận. Nhiều người trong dân gian đã áp...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *