Viêm cầu thận là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Viêm cầu thận nếu không nhận biết và điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Hiện nay bệnh đang có xu hướng ngày càng gia tăng ở nhiều quốc gia. Tình trạng viêm có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng, không phân biệt độ tuổi, giới tính.

Viêm cầu thận là gì?

Viêm cầu thận là bệnh lấy viêm nhiễm xảy ra ở vị trí cầu thận, trong đó gồm những cơ quan như tiểu cầu thận, mạch máu trong thận. Thận là bộ phận giữ nhiệm vụ lọc máu, tạo nước tiểu, bài tiết chất thải và điều chỉnh chất điện giải. Không những thế, bộ phần này còn giúp ổn định huyết áp và tạo máu.

Viêm cầu thận là gì?
Viêm cầu thận là gì?

Do đó nếu thận gặp tổn thương ở cầu thận có thể gây ra nhiều vấn đề cho cơ thể. Điển hình như tình trạng phù nề, thay đổi huyết áp, thành phần nước tiểu, hiện tượng thiếu máu,…Trường hợp không chẩn đoán và can thiệp kiểm soát, tình trạng viêm kéo dài có thể dẫn đến suy thận, thậm chí khiến người bệnh tử vong.

Hiện nay, bệnh viêm cầu thận được chia thành 2 thể là cấp và mãn tính. Ở mỗi thể, người bệnh sẽ có triệu chứng lâm sàng, nguyên nhân và đặc điểm khác nhau. Cơ bản như sau:

  • Viêm cầu thận cấp: Xuất hiện khi cơ thể người bệnh bị nhiễm liên cầu khuẩn beta, nguyên nhân do nhiễm khuẩn ngoài da hoặc sau khi người bệnh bị viêm họng. Sự tấn công của liên cầu khuẩn ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, nguy hiểm hơn có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
  • Viêm cầu thận mãn tính: Tiến triển trong một khoảng thời gian khá dài, xuất hiện các đợt viêm cấp tính. Tình trạng này diễn ra khiến thận có hiện tượng xơ hóa, teo nhỏ ở cả hai bên. Nếu không kiểm soát, viêm cầu thận mãn tính có thể gây suy thận mãn, không thể phục hồi.

Bởi vì mỗi thể bệnh sẽ có những biểu hiện lâm sàng khác nhau. Do đó, việc chẩn đoán thể bệnh viêm cầu thận được xem là yếu tố quan trọng trước khi đưa ra phương án điều trị cho người bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh viêm cầu thận

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm cầu thận, dưới đây là một số yếu tố chính:

  • Nhiễm liên cầu khuẩn tan máu beta nhóm A do viêm họng hay nhiễm khuẩn ngoài da có thể là nguyên nhân gây nên bệnh viêm cầu thận cấp. Nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh hiện nay. Sau khi nhiễm liên cầu khuẩn 10-15 ngày, viêm cầu thận có thể xuất hiện.
  • Hệ thống miễn dịch trở nên suy yếu khi người bệnh mắc lupus ban đỏ. Lúc này, hại khuẩn có thể tấn công cơ thể, xâm hại mô thận gây tổn thương, hư hỏng, ảnh hưởng chức năng của thận và cầu thận.
  • Biến chứng đái tháo đường hay còn gọi tiểu đường là nguyên nhân gây nên tình trạng viêm cầu thận cấp và mãn tính.
  • Trường hợp thận bị xơ hóa để lại mô sẹo có thể gây viêm nhiễm ở cầu thận, làm hình thành hội chứng thận hư.
  • Một số nguyên nhân khác có thể kể đến như việc tăng huyết áp bất thường, nhiễm hóa chất, thuốc điều trị bệnh, viêm mạch nhỏ dạng nút ảnh hưởng,…khiến cầu thận bị viêm nhiễm.

    Nguyên nhân gây bệnh viêm cầu thận
    Nhiễm liên cầu khuẩn là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh

Trên đây là những nguyên nhân có thể làm khởi phát bệnh về thận, cụ thể là hiện tượng viêm cầu thận. Ngoài ra, những yếu tố dưới đây có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh, bạn đọc nên lưu ý:

  • Người bệnh có sử dụng thuốc hay hóa chất điều trị khiến chức năng thận bị ảnh hưởng.
  • Người bệnh đang sử dụng thuốc kháng viêm không steroids để điều trị bệnh.
  • Viêm cầu thận tái phát nhiều lần trở thành dạng mãn tính khó điều trị dứt điểm.

Tìm ra nguyên nhân cụ thể gây bệnh góp phần giúp bác sĩ củng cố chẩn đoán điều trị, đưa ra phác đồ phù hợp cho từng người bệnh. Do đó, bạn nên cung cấp cho bác sĩ những thông tin liên quan đến vấn đề này để sớm điều trị, đẩy lùi tình trạng viêm nhiễm, bảo vệ sức khỏe.

Triệu chứng viêm cầu thận

Viêm cầu thận gây ra khá nhiều triệu chứng cho cơ thể người bệnh. Khi khởi phát, bệnh thường không có biểu hiện rõ ràng, diễn biến khá âm thầm nên người bệnh khó phát hiện từ giai đoạn đầu. Một số triệu chứng điển hình mà bệnh viêm cầu thận gây ra như:

Tình trạng phù

Phù có thể nói là triệu chứng đặc trưng mà viêm cầu thận gây ra cho cơ thể người bệnh, bởi nhiều vấn đề khác về thận thường không gây ra hiện tượng này. Do đó, nếu bạn nhận thấy tình trạng phù có thể nghi vấn việc bản thân mắc phải bệnh viêm cầu thận.

Cụ thể, người bệnh sẽ thường thấy nặng mặt, 2 mi mắt nặng, chân bị phù, phù mềm ấn vào thấy lõm. Tình trạng này thường xuất hiện vào buổi sáng và giảm vào buổi chiều. Kèm theo tình trạng phù người bệnh còn thấy đi tiểu ít hơn, màu nước tiểu trở nên sẫm hơn.

Khi bệnh nhân tiểu tiện trở lại bình thường tình trạng phù sẽ giảm dần, chúng chỉ diễn ra trong khoảng 10 ngày đầu. Trường hợp bệnh nhân viêm cầu thận mãn tính sẽ có triệu chứng kín đáo hơn. Khi khởi phát nặng, người bệnh có thể bị phù to, phù toàn thân, mềm ấn lõm rõ và kèm theo các triệu chứng nặng nề hơn như cổ trướng, tràn dịch màng phổi, tinh hoàn,…

Tăng huyết áp

Tình trạng huyết áp tăng cao có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Trường hợp viêm cầu thận, nhất là ở thể cấp tính, tăng huyết áp thường xuyên xảy ra, kéo dài nhiều ngày kèm theo tình trạng đau đầu dữ dội, choáng váng, hôn mê,…Nếu không cấp cứu có thể dẫn đến tử vọng khi triệu chứng trở nên nặng nề.

Triệu chứng viêm cầu thận
Bệnh nhân bị tăng huyết áp thường xuyên hoặc diễn ra từng đợt tương ứng với tình trạng cấp tính

Trường hợp bệnh nhân bị viêm cầu thận mãn tính, hiện tượng tăng huyết áp sẽ không xuất hiện thường xuyên như viêm cầu thận cấp. Người bệnh có thể bị tăng theo từng đợt khi tình trạng viêm xảy ra. Bạn có thể dựa vào dấu hiệu này để nhận biết tiến triển của bệnh, đặc biệt là vấn đề suy thận mãn tính, khó phục hồi.

Nếu kéo dài, tăng huyết áp có thể gây ra nhiều hệ lụy cho cơ thể và sức khỏe người bệnh. Chẳng hạn như tình trạng tổn thương ở đáy mắt, suy tim, tai biến do huyết áp tăng cao, diễn ra trong thời gian dài. Bạn nên lưu ý và sớm thăm khám khi nhận thấy triệu chứng này.

Tiểu tiện ra máu

Tiểu tiện ra máu là một trong những biểu hiện cảnh báo nguy cơ cao viêm cầu thận. Lúc này bạn có thể quan sát thấy màu nước tiểu thay đổi bất thường, chúng có màu như nước rửa thịt, nước luộc rau dền. Tuy nhiên, máu lẫn vào nước tiểu nên không gây đông, người bệnh chỉ nhận thấy tiểu ra máu toàn bãi 1- 2 lần không thường xuyên.

Tình trạng này thường xảy ra vào tuần đầu tiên mắc bệnh. Một số trường hợp tiểu ra máu kéo dài sang tuần 2 – 3, sau đó thưa dần 2- 3 ngày/lần rồi hết hẳn. Tiểu ra máu trong viêm cầu thận thường không ảnh hưởng nhiều đến cơ thể người bệnh.

Có nhiều bệnh nhân phải đối mặt với tình trạng này trong vài tháng. Đây là triệu chứng bạn có thể dựa vào để dự đoán tình trạng bệnh lý của cơ thể, thường được chẩn đoán viêm cầu thận cấp tính.

Biến đổi nước tiểu

Khi bị viêm cầu thận, nước tiểu của bạn sẽ có những thay đổi nhất định. Điển hình là tình trạng thiểu niệu, lượng nước tiểu ít hơn bình thường, chỉ khoảng 500ml/ngày. Tình trạng này thường diễn ra trong tuần đầu, kéo dài 3-4 ngày và tái phát 3-4 tuần. Một số bệnh nhân có thể phải đối mặt với vô niệu trong thời gian dài.

Triệu chứng viêm cầu thận
Sự thay đổi trong nước tiểu là biểu hiện cho thấy nguy cơ mắc bệnh viêm cầu thận

Khi xét nghiệm nước tiểu, nhận thấy hàm lượng protein niệu đạt từ 0,5-2g/ ngày. Người bệnh sẽ được yêu cầu làm xét nghiệm protein niệu 24h để đưa ra con số chính xác về protein mất đi qua nước tiểu. Đây là yếu tố tiên lượng bệnh cho bệnh nhân, cũng như đánh giá hiệu quả điều trị bệnh. Người có protein trong nước tiểu càng cao thì tiên lượng càng nặng và ngược lại.

Bên cạnh đó, khi thực hiện xét nghiệm nước tiểu, bác sĩ còn nhận thấy những dấu hiệu khác như hồng cầu niệu vi thể, trụ niệu,…Trong đó, hồng cầu niệu là yếu tố tiên lượng bệnh trong trường hợp viêm cầu thận mãn tính. Nếu nhận thấy kết quả hồng cầu niệu dương tính, nguy cơ cao viêm cầu thận tái phát.

Ngoài hai dấu hiệu biến đổi nước tiểu kể trên, khi thăm khám nếu nhận thấy ure và creatinin trong máu tăng hoặc tăng không đáng kể có thể đánh giá được chức năng thận. Trường hợp tăng cao thường cho ra kết quả suy thận cấp hoặc viêm cầu thận tiến triển nhanh,…

Triệu chứng khác

Bên cạnh những triệu chứng kể trên, người bệnh viêm cầu thận có thể gặp phải những biểu hiện bất thường như sau: sốt nhẹ, đau âm ỉ hoặc dữ dội khu vực lưng, bụng, thắt lưng, kèm theo buồn nôn, chướng bụng nhẹ, đi phân lỏng, thiếu máu,…

Khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường kể trên, bạn nên chủ động đến bệnh viện thăm khám và điều trị sớm để tránh các biến chứng viêm cầu thận không mong muốn.

Bệnh viêm cầu thận có nguy hiểm không?

Bệnh viêm cầu thận có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh nếu không được kiểm soát sớm. Một số trường hợp bệnh nhân không nhận biết, bệnh tiến triển nghiêm trọng có thể gây ra:

Bệnh viêm cầu thận có nguy hiểm không?
Bệnh viêm cầu thận có nguy hiểm không?
  • Suy thận cấp tính: Cầu thận gặp vấn đề gây ảnh hưởng đến quá trình lọc chất thải. Lâu dần, chất thải tích tụ nhiều trong thận khiến cơ quan này bị suy giảm chức năng nghiêm trọng. Người bệnh cần được lọc máu khẩn cấp để cấp cứu hoặc lọc máu nhân tạo duy trì.
  • Suy thận mãn tính: Biến chứng này được xem là tình trạng nghiêm trọng nhất mà người viêm cầu thận có thể đối mặt nếu không nhanh chóng điều trị bệnh. Thận mất đi chức năng lọc máu bình thường, người bệnh bắt buộc phải chạy thận nhân tạo, kết hợp lọc máu liên tục nếu muốn duy trì sự sống hoặc phải can thiệp ghép thận.
  • Tăng huyết áp: Đây cũng là một trong những biến chứng mà người viêm cầu thận có thể gặp phải. Hiện tượng tăng huyết áp kéo dài mãn tính có thể gây ra nhiều hệ lụy khác cho hệ thống tim mạch.
  • Thận hư: Thận mất dần chức năng thanh lọc độc tố có thể gây ra hội chứng thận hư. Lúc này hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao, người bệnh bị phù mắt, bụng và chân.

Bệnh viêm cầu thận khi biến chứng có thể gây ra các triệu chứng nặng nề. Người bệnh không kịp thời điều trị kiểm soát phải đối mặt với nhiều nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe, thậm chí là đe dọa tính mạng.

Bệnh viêm cầu thận có lây không? Có chữa được không?

Như đã đề cập, một trong những nguyên nhân chính gây bệnh có tình trạng nhiễm liên cầu khuẩn beta. Thường loại khuẩn này có thể lây nhiễm từ người bệnh viêm họng, viêm da thông qua con đường tiếp xúc trực tiếp từ dịch mũi, nước bọt hoặc tổn thương trên da.

Khi bị nhiễm liên cầu khuẩn, khả năng bạn cũng có thể bị viêm cầu thận khi chúng phát triển nhanh và xâm lấn sâu vào cơ quan nội tạng. Một số trường hợp hiếm gặp khác, khuẩn gây hại này có thể lan rộng thông qua thực phẩm nếu không sơ chế thực phẩm đúng cách. Ngoài ra, những vật có thể mang mầm bệnh cần sử dụng riêng như đồ dùng cá nhân, đồ chơi,…

Bệnh viêm cầu thận hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị, các phương pháp được bác sĩ đưa ra chỉ có tác dụng giúp bệnh nhân kiểm soát tình trạng viêm nhiễm, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng. Dựa vào mức độ bệnh của mỗi người sẽ có hướng điều trị riêng.

Bệnh viêm cầu thận có lây không? Có chữa được không?
Dựa vào tình trạng viêm của mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị, kiểm soát phù hợp

Trường hợp người bệnh không có triệu chứng lâm sàng, chưa có dấu hiệu suy thận thường được chỉ định thay đổi lối sống, ăn uống. Nếu khởi phát triệu chứng rõ ràng hơn sẽ được chỉ định dùng thuốc kiểm soát. Chẳng hạn như thuốc lợi tiểu, tăng huyết áp, thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc corticoid, ức chế men chuyển,…

Khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám, xác định nguyên nhân, dạng bệnh và điều trị. Không nên chần chừ, bởi viêm cầu thận nếu biến chứng có thể đe dọa nghiêm trọng sức khỏe, tính mạng của người bệnh.

Chẩn đoán bệnh viêm cầu thận

Bác sĩ sẽ dựa vào những triệu chứng lâm sàng, sau đó chỉ định xét nghiệm kiểm tra để chẩn đoán bệnh lý chính xác cho từng bệnh nhân. Nhất là phương pháp xét nghiệm nước tiểu, thông qua đó xác định lượng hồng cầu, tìm tổn thương trong tiểu cầu của người bệnh.

Chỉ số xét nghiệm thu được sẽ cho ra kết quả chẩn đoán nhiễm trùng, viêm hoặc tổn thương niệu. Không những thế, người bệnh còn được yêu cầu xét nghiệm máu nhằm kiểm tra nồng độ thải, creatinin, ure huyết.

Khi cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định sinh thiết thận để đưa ra chẩn đoán chính xác hơn. Một mẫu mô thận nhỏ được lấy từ cơ thể người bệnh sau đó kiểm tra dưới kính hiển vi để phát hiện viêm và nhận diện nguyên nhân gây bệnh. Sau khi thu được kết quả, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, an toàn và hiệu quả nhất cho người bệnh.

Điều trị và chăm sóc bệnh nhân viêm cầu thận

Dựa vào tình trạng của mỗi người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp điều trị, kiểm soát và phục hồi chức năng thận phù hợp. Trường hợp bệnh nhân bị viêm cầu thận cấp cần nhanh chóng cấp cứu, lọc máu tạm thời để thay thế cho chức năng thận. Song song đó, người bệnh sẽ được sử dụng thuốc kháng sinh điều trị tình trạng nhiễm trùng hoặc nhiễm liên cầu khuẩn.

Trường hợp viêm cầu thận khởi phát do tình trạng lupus ban đỏ hoặc tác dụng phụ của thuốc corticosteroid, thuốc ức chế miễn dịch sẽ được chỉ định điều trị trong thời gian dài. Biện pháp phổ biến là lọc máu, chạy thận nhân tạo để kéo dài tiên lượng sống. Trường hợp biến chứng suy thận nặng có thể phải can thiệp ngoại khoa ghép thận để bảo vệ mạng sống cho người bệnh.

Điều trị và chăm sóc bệnh nhân viêm cầu thận
Bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thuốc kháng viêm, kháng khuẩn trong trường hợp viêm nhiễm nhẹ

Trên thực tế, người mắc bệnh viêm cầu thận hầu như phải chung sống cả đời với chúng bệnh này, không thể điều trị dứt điểm bệnh. Do đó, bên cạnh điều trị, bệnh nhân nên lưu ý một số vấn đề trong chăm sóc để tránh bệnh chuyển biến nặng, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị:

  • Điều chỉnh lượng muối trong chế độ dinh dưỡng để tránh tình trạng phù, tăng huyết áp.
  • Đồng thời nên tránh ăn nhiều đạm, thực phẩm chứa nhiều kali để hạn chế quá trình tích tụ chất thải trong máu.
  • Kiểm soát đường huyết, huyết áp, tránh biến chứng bệnh tiểu đường, tăng huyết áp ảnh hưởng đến tình trạng viêm cầu thận.
  • Duy trì trọng lượng cơ thể, tránh tình trạng thừa cân, béo phì ảnh hưởng quá trình điều trị.
  • Điều trị và theo dõi khi có hiện tượng nhiễm trùng, mắc bệnh viêm họng. Không tự ý sử dụng thuốc hoặc thay đổi phác đồ điều trị của bác sĩ.
  • Tái khám định kỳ để kiểm tra sức khỏe, kịp thời xử lý nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường của cơ thể, phòng ngừa các rủi ro không mong muốn.

Những thông tin trên đây không thể thay thế cho chẩn đoán y khoa. Do đó, bạn đọc nên thăm khám trực tiếp tại cơ sở y tế uy tín và nhận tư vấn điều trị từ bác sĩ chuyên khoa để sớm kiểm soát, phòng ngừa biến chứng về thận nguy hiểm.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc hiểu hơn về chứng viêm cầu thận. Đây có thể nói là bệnh lý nguy hiểm, có thể đe dọa nghiêm trọng sức khỏe, tính mạng của người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Chính vì thế, bạn đọc nên chủ động phòng tránh, bảo vệ sức khỏe bản thân và người xung quanh.

Có thể bạn quan tâm:

Thải ghép thận cấp và thông tin cần biết

Thải ghép thận cấp là một biến chứng thường gặp ở bệnh nhân được ghép thận. Nguyên nhân dẫn đến...

Top 7 Bài Tập Chữa Thận Yếu & Tăng Cường Chức Năng Thận Tốt Nhất

Chà xát vành tai, vận động cơ thể, massage phần bụng, massage phần hông, xoa gan bàn chân... là những...

Quan hệ tình dục từ 3 - 4 lần một tuần có thể điều trị sỏi thận tự nhiên

Bị sỏi thận có quan hệ được không? Những điều cần lưu ý

Lo lắng, sợ, không thoải mái là tâm lý chung của người bị sỏi thận khi quan hệ. Lo lắng về...

Suy thận cấp

Suy thận cấp là gì? – Thông tin nên biết để điều trị càng sớm càng tốt

Thông thường, để chẩn đoán tình trạng suy thận cấp người ta thường dựa vào tốc độ gia tăng nồng độ...

Người bị hội chứng thận hư nên ăn gì, kiêng gì tốt?

Duy trì một chế độ ăn uống hợp lý với các thực phẩm có lợi sẽ giúp đẩy nhanh hiệu...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.