6 nguyên nhân gây sỏi thận bạn nên biết để có cách đề phòng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi TRẦN MẠNH XUYÊN – Khoa Nam họcthầy thuốc y học cổ truyền – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Sỏi thận không phải là bệnh mãn tính nhưng nếu có kích thước quá lớn hoặc bị sỏi với số lượng nhiều, nó có thể khiến bạn bị đau đớn và gặp nhiều khó khăn khi đi tiểu. Tuy nhiên căn bệnh này hoàn toàn có thể đề phòng được nếu bạn nắm rõ 6 nguyên nhân gây sỏi thận dưới đây.

6 nguyên nhân gây sỏi thận phổ biến

Bệnh sỏi thận có thể bắt nguồn từ chính thói quen ăn uống sinh hoạt hàng ngày hoặc do ảnh hưởng của một số vấn đề về sức khỏe. Các nguyên nhân gây bệnh phổ biến bao gồm:

Bài thuốc sinh lý Mãnh lực Phục dương khang của Trung tâm Thuốc dân tộc phối ngũ hơn 50 vị thuốc Nam bản địa. Trong đó, nhiều vị thuốc "thần dược sung sướng" bí truyền lần đầu được giải mã thành công

1. Uống ít nước

Cơ thể chúng ta cần nước cho mọi hoạt động. Đối với thận, nước giúp tăng cường bài tiết nước tiểu và pha loãng các chất cặn bã, không cho chúng lắng đọng lại thành sỏi thận.

Nguyên nhân gây sỏi thận
Uống ít nước là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận cho nhiều người

Việc uống ít nước hoặc không bù nước khi cơ thể ra quá nhiều mồ hôi sẽ khiến nước tiểu trở nên đậm đặc và có màu vàng đậm. Tình trạng này kéo dài khiến các chất cặn được tích trữ tại thận ngày càng nhiều hơn. Đến một lúc nào đó chúng sẽ kết tinh thành những cục sỏi cứng nằm lại thận.

Để phòng ngừa nguy cơ bị sỏi thận, hãy đảm bảo cơ thể bạn luôn được cung cấp đủ nước. Mỗi ngày chúng ta nên uống từ 8 đến 10 ly nước lớn. Có thể cân nhắc thay thế một ly nước lọc bằng nước chanh hoặc cam. Thành phần citrate có trong các loại nước trái cây này sẽ giúp ngăn chặn sự hình thành của sỏi.

2. Chế độ ăn uống không hợp lý là nguyên nhân bị sỏi thận ở nhiều người

Một số loại thực phẩm nhất định chúng ta ăn hàng ngày cũng được cho là nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận. Bệnh được chia thành nhiều dạng khác nhau như sỏi canxi oxalate , sỏi axit uric, hay sỏi cystine…, trong đó sỏi canxi oxalate là phổ biến nhất.

Oxalate không chỉ được sản xuất tại gan mà còn được tìm thấy trong một số loại thực phẩm tự nhiên như các loại hạt, sô cô la, ngũ cốc nguyên cám, cây đại hoàng, rau bina… Bạn có thể cần cắt giảm các thực phẩm này trong thực đơn nếu đang bị sỏi canxi oxalate.

Chế độ ăn quá nhiều natri cũng là nguyên nhân sỏi thận cần được đề cập tới. Natri có nhiều trong các thức ăn mặn, thực phẩm đóng hộp hay các món ăn chế biến sẵn.

Trong khi đó, thói quen ăn nhiều protein từ thịt đỏ hay các loại động vật có vỏ lại khiến cơ thể sản xuất axit uric. Chất này có thể tích tụ tại khớp dẫn đến bệnh gout hoặc đi vào thận nhưng không được đào thải hết nên lắng đọng thành sỏi. Ngoài ra, protein động vật cũng ngăn cản cơ thể hấp thu citrate và làm tăng lượng canxi trong nước tiểu. Tất cả những yếu tố trên chính là lý do giải thích tại sao lại bị sỏi thận axit uric.

3. Nguyên nhân hình thành sỏi thận do nhịn tiểu thường xuyên

Thường xuyên nhịn tiểu khiến vi khuẩn và các chất cặn bị giữ lại trong thận. Hậu quả là ngoài sỏi thận, bạn còn có thể gặp rất nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe như nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm thận hay vỡ bàng quang…

Nhịn tiểu là nguyên nhân bị sỏi thận
Nhịn tiểu là nguyên nhân bị sỏi thận khiến nhiều người bất ngờ

Do vậy, hãy cố gắng đi tiểu ngay khi cơ thể phát tín hiệu. Đừng cố gắng trì hoãn nếu bạn không muốn sức khỏe bị ảnh hưởng.

4. Các vấn đề ở đường ruột cũng dẫn đến sỏi thận

Sỏi thận được tìm thấy ở một số người đang gặp các vấn đề ở đường ruột như bệnh Crohn, rối loạn tiêu hóa, bệnh viêm đại tràng. Chúng khiến bạn bị tiêu chảy kéo dài dẫn đến mất nước, giảm tần suất đi tiểu trong ngày. Đây chính là điều kiện thuận lợi để các viên sỏi hình thành tại thận.

5. Sỏi thận do tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc khi dùng kéo dài được xác định là nguyên nhân gây sỏi thận như:

  • Thuốc kháng sinh nhóm ciprofloxacin và sulfa
  • Một số thuốc được chỉ định cho bệnh nhân bị nhiễm HIV
  • Thuốc có tính chất lợi tiểu dùng trong điều trị bệnh cao huyết áp

6. Các vấn đề về y tế khác gây sỏi thận

Bạn có thể bị một hay nhiều loại sỏi thận khi mắc các bệnh lý sau:

  • Rối loạn di truyền: Sỏi cystine thường gặp ở những người bị rối loạn di truyền khiến thận bài tiết quá nhiều axit amin. Ngoài ra, các căn bệnh di truyền khác, chẳng hạn như thận xốp tủy cũng gây hình thành sỏi trong thận.
  • Bệnh đái tháo đường tuýp 2: Sỏi thận là một trong những biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường. Ở những người mắc căn bệnh này, nước tiểu thường có tính axit cao hơn và điều này có thể dẫn đến sự phát triển của sỏi.
  • Bệnh gout: Người bị bệnh gout thường phải sử dụng thuốc để tăng cường đào thải axit uric qua nước tiểu. Chất này khi lắng đọng tại thận sẽ hình thành nên viên sỏi.
  • Suy tuyến cận giáp: Khi chức năng của tuyến cận giáp bị suy giảm, cơ thể sản xuất quá nhiều hormone làm nồng độ canxi trong máu tăng cao, từ đó gây sỏi thận.
Gout là nguyên nhân sỏi thận
Sỏi thận là một trong những biến chứng thường gặp của bệnh gout

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận

Bên cạnh những nguyên nhân bị sỏi thận kể trên, một số yếu tố tuy không trực tiếp gây ra bệnh nhưng lại làm tăng nguy cơ dẫn đến sự hình thành của sỏi như:

  • Tiền sử gia đình: Bạn có khả năng mắc bệnh sỏi thận cao hơn nếu các thành viên trong gia đình như bố mẹ hoặc anh chị em từng mắc căn bệnh này.
  • Điều kiện địa lý: Những người sống ở các vùng có khí hậu ấm áp thường dễ bị sỏi thận hơn.
  • Béo phì: Nếu đang bị béo phì, bạn có nguy cơ bị sỏi thận cao gấp đôi so với người có cân nặng khỏe mạnh.
  • Phẫu thuật: Việc từng được phẫu thuật điều trị các bệnh lý ở đường ruột có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thu các dưỡng chất của cơ thể, đặc biệt là canxi và nước. Điều này làm tăng lượng canxi và các chất cặn bã trong nước tiểu, chúng kết hợp với nhau tạo thành sỏi thận.
  • Mất ngủ: Giấc ngủ ban đêm là thời gian để thận và toàn bộ các cơ quan trong cơ thể sửa chữa tổn thương. Nếu bạn thường xuyên bị mất ngủ, tổn thương tại thận không được tái tạo khiến chức năng của nó suy yếu dần. Lâu ngày bạn sẽ có nguy cơ phải đối mặt với nhiều vấn đề về thận như suy thận, sỏi thận…
  • Không ăn sáng: Thông thường, túi mật sẽ tiết sẵn một lượng dịch để tiêu hóa phần thức ăn bữa sáng. Khi dạ dày không có thức ăn, dịch mật sẽ tích tụ lại và tiết ra nhiều cholesterol gây sỏi thận.

Trên đây là một số nguyên nhân gây sỏi thận thường gặp. Để phòng ngừa căn bệnh này, bạn nên uống nhiều nước, có chế độ ăn uống nghỉ ngơi phù hợp, đồng thời điều trị triệt để các bệnh lý liên quan để bảo vệ sức khỏe cho thận.

** Bạn có thể tham khảo thêm: Triệu chứng và cách điều trị bệnh sỏi thận

Tin bài nên đọc:

Bệnh thận yếu gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân.

Bệnh thận yếu có nguy hiểm không? có gây biến chứng gì không?

Thận yếu gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân. Thận yếu còn dẫn...

Nang thận là gì?

Nang thận là gì? Nguy hiểm không? Thông tin cần biết

Nang thận do tình trạng ứ đọng nước tiểu trong thời gian dài dẫn đến hình thành những khối dịch...

Sâm nhung bổ thận TW3: Thành phần, công dụng, giá bán

Sâm nhung bổ thận TW3 là một sản phẩm nội địa, được cấp phép lưu hành rộng rãi trên thị...

U nang thận là gì?

U nang thận là gì? – Tổng quan về bệnh và cách điều trị

U nang thận được chia thành 4 giai đoạn và có nguy cơ gây ra một số biến chứng như...

Tìm hiểu các cách chữa sỏi thận 6mm

Bị sỏi thận 6mm nên làm gì để điều trị?

Bị sỏi thận 6mm có nguy hiểm không, chữa sỏi thận 6mm như thế nào? là câu hỏi có không...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.