Bệnh viêm cầu thận có lây không? Qua đường nào?

Bệnh viêm cầu thận có lây không và lây qua những đường nào là thắc mắc được nhiều bệnh nhân quan tâm. Do tình trạng viêm nhiễm ở cầu thận không điều trị có thể kéo theo các biến chứng nguy hiểm sức khỏe, tính mạng. Vì thế việc chủ động điều trị, phòng chống lây nhiễm là vấn đề hàng đầu cần thực hiện.

Tổng quan về bệnh viêm cầu thận

Thận là cơ quan quan trọng trong cơ thể giúp lọc độc tố và bài tiết nước tiểu. Trong cơ quan này có nhiều bộ lọc nhỏ được tạo thành bởi các mạch máu giúp lọc và thải dịch, đồng thời sản xuất hormone, cân bằng điện giải và bình ổn huyết áp cho cơ thể.

Tổng quan về bệnh viêm cầu thận
Tình trạng viêm các tiểu cầu thận và mạch máu có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe

Một trong những bệnh lý về thận phổ biến hiện nay là chứng viêm cầu thận. Đây là một bệnh lý về đường tiết niệu tương đối nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Bạn đọc nên thăm khám sớm nếu nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường như:

  • Thay đổi màu sắc nước tiểu, nước tiểu sẫm màu hơn, đôi khi có máu, bọt do chứa hồng cầu và protein dư thừa.
  • Huyết áp thay đổi bất thường, tăng cao không rõ nguyên do, kèm theo đó tình trạng cholesterol tăng cao.
  • Phù mặt, tay, chân, bụng, ấn lõm mềm.
  • Cơ thể mệt mỏi, có biểu hiện thiếu máu và suy thận, khó thở,…

Bệnh viêm cầu thận là một trong những bệnh lý có ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe, được xếp vào dạng bệnh lý nguy hiểm nếu chữa trị chậm trễ. Một số biến chứng mà bệnh lý này gây ra cho cơ thể người bệnh có thể kể đến như:

  • Suy tim cấp: Biến chứng thường gặp nhất của chứng bệnh viêm cầu thận cấp, xuất hiện nhanh và có nguy cơ đe dọa tính mạng của người bệnh.
  • Suy thận cấp tính: Biến chứng khá phổ biến ở người bệnh mắc hội chứng viêm cầu thận tiến triển nhanh. Chức năng lọc của thận bị suy giảm hoặc biến mất khiến độc tố tích tụ lại trong cơ thể. Người bệnh phải lọc máu để cấp cứu.
  • Suy thận mạn tính: Biến chứng nghiêm trọng của viêm cầu thận, làm suy giảm chức năng của cơ quan này. Ở giai đoạn cuối, bệnh nhân suy thận phải chạy thận hoặc ghép thận nếu muốn duy trì sự sống.
    Tổng quan về bệnh viêm cầu thận
    Bạn nên thăm khám khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường

Ngoài những biến chứng kể trên, người viêm cầu thận còn gặp các vấn đề kháng như cao huyết áp hoặc mắc phải chứng thận hư. Bạn cần sớm nhận biết và điều trị để tránh các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Bệnh viêm cầu thận có lây không? Qua đường nào?

Ngoài các vấn đề xoay quanh viêm cầu thận có triệu chứng gì, biến chứng nguy hiểm ra sao và phương pháp điều trị bệnh. Hiện nay, nhiều người còn quan tâm đến vấn đề: “Bệnh viêm cầu thận có lây không?”. Giải đáp thắc mắc này, các chuyên gia khẳng định rằng bệnh có khả năng lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe mạnh.

Đặc biệt, các con đường lây lan có thể chỉ thông qua tiếp xúc da, đường hô hấp và tiêu hóa. Cụ thể như sau:

Bệnh viêm cầu thận có lây không? Lây qua da

Mặc dù con đường lây lan của bệnh được ghi nhận có qua tiếp xúc ngoài da. Tuy nhiên, nếu da bạn không bị trầy xước hay tổn thương thì khi tiếp xúc vi khuẩn từ người bệnh chúng không thể xâm lấn sâu vào bên trong cơ thể bạn.

Trường hợp trên da dù chỉ có một vết xước nhỏ, khả năng hại khuẩn sẽ từ đấy xâm nhập và tấn công sâu vào bên trong. Nếu bạn không khử trùng, một thời gian có thể đây là nguyên nhân gây bệnh viêm cầu thận cho bạn. Chính vì thế, bạn nên thận trọng khi tiếp xúc gần với người bệnh, nhất là khi trên cơ thể đang có tổn thương.

Bệnh viêm cầu thận lây qua đường nào? Lây qua đường hô hấp

Đường hô hấp là một trong những con đường mà hại khuẩn, virus có thể thâm nhập và gây bệnh cho cơ thể. Đây cũng là con đường mà bệnh viêm cầu thận có thể lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe mạnh.

Vi khuẩn có thể đi sâu vào bên trong cơ thể thông qua không khí đến các tuyến bạch huyết ở ngực. Chúng tiếp tục sinh sôi, nếu gặp điều kiện thuận lợi, hoạt động của hệ miễn dịch kém, vi khuẩn gây bệnh tiếp tục lan rộng. Khi chúng phát triển đủ mạnh mẽ, độc tố trong có thể tích tụ quá nhiều có thể đe dọa tính mạng của người bị lây bệnh viêm cầu thận.

Bệnh viêm cầu thận có lây không? Qua đường nào?
Bệnh viêm cầu thận có thể lây qua tiếp xúc da, đường hô hấp, tiêu hóa

Viêm cầu thận lây qua đường tiêu hóa?

Bạn có thể mắc bệnh nếu có thói quen ăn đồ sống, đồ tái thường xuyên. Đặc biệt là việc sử dụng tiết canh hay nội tạng động vật chứa chín có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn người bình thường. Bởi theo một vài nghiên cứu, loại virus gây viêm cầu thận ở động vật có thể nhiễm sang người.

Bệnh viêm cầu thận có chữa khỏi được không?

Cho đến hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh viêm cầu thận. Các biện pháp điều trị được áp dụng trên thực tế chỉ giúp thuyên giảm triệu chứng, kìm hãm sự phát triển của bệnh, phòng ngừa biến chứng. Do đó, việc chữa trị dứt điểm bệnh viêm cầu thận là vấn đề vô cùng nan giải.

Tuy nhiên, bạn nên sớm phát hiện và can thiệp kiểm soát bệnh. Vì mức độ nguy hiểm khi bệnh biến chứng cao, nên để ngăn ngừa các rủi ro bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Dưới đây là những biện pháp kiểm soát tình trạng viêm nhiễm cầu thận tốt nhất, bạn đọc có thể tham khảo:

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Trường hợp viêm cầu thận không quá nghiêm trọng, mới khởi phát, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân điều chỉnh chế độ ăn uống để khắc phục triệu chứng. Đầu tiên, người bệnh nên cắt giảm lượng muối và kali nạp vào cơ thể thông qua việc ăn nhạt hơn, hạn chế ăn khoai, chuối,…

Đảm bảo lượng nước nạp đủ cho cơ thể hàng ngày, không quá nhiều có thể ảnh hưởng đến tình trạng suy giảm chức năng của thận. Bên cạnh đó, bạn nên kiểm tra huyết áp thường xuyên, kết hợp đảm bảo mức chất lỏng trong cơ thể để tránh tình trạng viêm cầu thận tiến triển nhanh.

ĐỌC NGAY: Viêm cầu thận nên ăn gì, kiêng gì tốt nhất?

Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch

Trường hợp bệnh diễn biến nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể kê đơn một số thuốc ức chế miễn dịch cho bệnh nhân bị viêm cầu thận. Mục đích nhằm khắc phục một số sự cố liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể, ức chế hoạt động của bạch cầu.

Việc sử dụng thuốc nên được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa. Không nên tự ý sử dụng có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng tình trạng sức khỏe. Các thuốc thường được dùng như thuốc corticosteroid, thuốc cyclophosphamide, cyclosporine,…Ngoài ra bác sĩ cũng có thể kê một số thuốc khác giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Bệnh viêm cầu thận có chữa khỏi được không?
Bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thuốc giúp kiểm soát tình trạng viêm, ngừa biến chứng

Điều trị tăng huyết áp, tăng cholesterol

Viêm cầu thận gây tăng huyết áp và cholesterol trong có thể. Do đó, người bệnh cần kiểm soát các chỉ số này, tránh các biến chứng khác ảnh hưởng sức khỏe. Bác sĩ có thể kê đơn cho bệnh nhân sử dụng thuốc ổn định huyết áp như thuốc ức chế men chuyển, ức chế thụ thể angiotensin,…

Trường hợp tăng cholesterol, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc đặc trị như statin nhằm hạ nồng độ này trong máu về mức bình ổn nhất. Thông qua đó, bệnh nhân cũng phòng tránh được các biến chứng không mong muốn, nhất là về tim mạch hoặc mao mạch.

Lọc huyết tương điều trị viêm cầu thận

Huyết tương hay còn được gọi là kháng thể, vốn là một phần của máu. Một trong những nguyên nhân gây viêm cầu thận được xác định có sự liên quan đến vài bệnh lý về kháng thể kháng màng đáy cầu thận. Do đó, để điều trị bệnh, bác sĩ có thể cho người bệnh lọc huyết tương hay còn gọi là thay huyết tương.

Điều trị suy thận hay tình trạng thận mãn tính

Trường hợp bệnh thận nặng hơn, bác sĩ có thể phải áp dụng biện pháp chạy thận hoặc ghép thận để kéo dài tiên lượng sống cho người bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh viêm cầu thận có nguy cơ cao nhiễm trùng khi gặp biến chứng thận hư, thận mãn tính sẽ được tiêm phòng ngừa nhiễm trùng. Chẳng hạn như vắc xin cảm cúm theo mùa hoặc vắc xin ngừa bệnh viêm phổi.

Bệnh viêm cầu thận trên thực tế không phải là một bệnh lý khó kiểm soát. Tuy nhiên do bệnh diễn biến phức tạp, âm thầm nên nhiều bệnh nhân không chủ động can thiệp điều trị sớm. Do đó, nếu bạn nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và hỗ trợ điều trị càng sớm càng tốt.

Phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm viêm cầu thận

Viêm cầu thận có thể kiểm soát, tuy nhiên nếu bệnh phát triển khả năng biến chứng cao. Lúc này, việc điều trị khó khăn và người bệnh có nguy cơ cao ảnh hưởng tính mạng. Do đó, việc phòng ngừa viêm cầu thận được chuyên gia đặt lên hàng đầu. Bạn đọc nên lưu ý một số vấn đề sau để phòng tránh lây nhiễm chứng bệnh này:

Phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm viêm cầu thận
Ăn uống đủ chất, hạn chế ăn mặn khiến cơ thể có nguy cơ mắc các bệnh về thận
  • Giảm lượng muối nạp vào cơ thể, giữ lượng nước vừa đủ, tránh ăn mặn gây phù hoặc cao huyết áp.
  • Cắt giảm đạm, kali khi gặp vấn đề về thận. Bởi chúng là nguyên nhân gây tích tụ chất thải trong máu.
  • Duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp, kiểm soát đường huyết.
  • Điều trị bệnh nhiễm trùng, tránh tiếp xúc với người bệnh viêm cầu thận khi cơ thể có vết thương, hệ miễn dịch kém.
  • Giữ môi trường sống trong lành, sạch sẽ, hạn chế đến nơi ô nhiễm, có chất phóng xạ hoặc hóa chất độc hại.
  • Giữ vệ sinh cá nhân, răng miệng mỗi ngày. Điều trị bệnh viêm họng, viêm da và viêm gan triệt để để bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa viêm cầu thận.
  • Điều trị theo hướng dẫn bác sĩ khi bị nhiễm khuẩn, tiêm chủng đầy đủ vắc xin phòng bệnh để đảm bảo an toàn hơn cho sức khỏe.
  • Xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh giúp cơ thể nâng cao đề kháng và hệ miễn dịch chống lại sự xâm nhập gây hại của hại khuẩn, virus,…

Hy vọng qua bài viết bạn đọc đã giải đáp được vấn đề: “Bệnh viêm cầu thận có lây không và lây qua đường nào?”. Để tránh các biến chứng không mong muốn, bạn đọc nên chủ động phòng tránh bệnh ngay từ bây giờ. Khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện lạ, nhất là sự thay đổi màu sắc nước tiểu và số lần tiểu tiện, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị sớm.

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Tổn thương thận cấp là gì?

Tổn thương thận cấp là gì? Thông tin cần biết

Tổn thương thận cấp là hiện tượng suy giảm chức năng đột ngột của thận hay thường được gọi là...

Suy thận độ 3 cần làm gì để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm?

Suy thận cấp độ 3 khiến thận bị tổn thương nghiêm trọng, các chức năng của thận bị suy giảm....

Viêm đài bể thận là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị

Viêm đài bể thận là bệnh lý chỉ hiện tượng nhiễm trùng ở đài thận, bể thận hay các nhu...

8 triệu chứng sỏi thận bạn nên đi khám ngay khi nhận ra

Đau đớn ở vùng chậu, lưng, tiểu nhắt, nước tiểu vẩn đục và có mùi,... là những triệu chứng sỏi...

Top 7 Bài Tập Chữa Thận Yếu & Tăng Cường Chức Năng Thận Tốt Nhất

Chà xát vành tai, vận động cơ thể, massage phần bụng, massage phần hông, xoa gan bàn chân... là những...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *