Viêm cầu thận cấp ở trẻ em và thông tin cần biết

Viêm cầu thận cấp ở trẻ em là bệnh lý phổ biến. Bệnh xuất hiện do nhiều yếu tố, trong đó điển hình là yếu tố di truyền, tác nhân bên ngoài xâm nhập gây hại,…Nếu không sớm phát hiện và điều trị, viêm cầu thận cấp không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ mà còn có nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

Viêm cầu thận cấp ở trẻ em là gì? Nguy hiểm không?

Viêm cầu thận cấp ở trẻ em thường xuất hiện do những viêm nhiễm gây ra bởi tổn thương ngoài da, đặc biệt là do vi khuẩn xâm nhập. Trong khi đó, người trưởng thành bị viêm cầu thận cấp thường là do nhiễm khuẩn từ chứng viêm họng.

Viêm cầu thận cấp ở trẻ em là gì?
Viêm cầu thận cấp ở trẻ em là gì?

Thận đóng vai trò quan trọng trong hệ tiết niệu, giúp đào thải độc tố, lọc máu cho cơ thể. Khi cơ quan này bị viêm nhiễm, trẻ sẽ phải đối mặt với các triệu chứng nguy hại. Nhất là hiện tượng suy giảm chức năng thận khiến chất thải tồn đọng lại trong cơ thể, gây mất cân bằng cơ thể và phát sinh các vấn đề khác.

Độ tuổi trẻ thường gặp viêm cầu thận cấp là từ 2 đến 12 tuổi. Phần lớn các trường hợp bệnh nhi phát hiện viêm cầu thận đều ở dạng lành tính, không gây quá nhiều tác hại cho cơ thể và sức khỏe. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp viêm cầu thận cấp ở trẻ em biến chứng do không phát hiện và điều trị kịp thời. Lúc này trẻ có thể đối mặt với tình trạng:

  • Suy thận: Viêm cầu thận cấp gây ra các triệu chứng làm suy giảm chức năng thận. Trường hợp bệnh kéo dài, thận chịu quá nhiều áp lực sẽ khiến cơ quan này bị suy nhược nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe trẻ nhỏ.
  • Vô niệu: Thận không hoạt động bình thường khiến nước tiểu bị ứ đọng. Trẻ khó tiểu, thậm chí là vô niệu. Lượng nước tiểu lúc này trở nên ít dần, dưới 5ml một ngày.
  • Suy tim: Viêm cầu thận cấp ở trẻ em nếu không được kiểm soát có thể gây biến chứng cho hệ tim mạch. Người bệnh bị cao huyết áp gây áp lực cho tim. Tim hoạt động quá sức trong thời gian dài sẽ trở nên kiệt quệ, suy tim nguy hiểm.

Viêm cầu thận ở trẻ em nếu không được kiểm soát không chỉ gây hại cho sự phát triển toàn diện của trẻ mà còn có nguy cơ biến chứng đe dọa sức khỏe và tính mạng. Do đó, bố mẹ nên sớm đưa con đi thăm khám khi nhận thấy trẻ có biểu hiện bất thường.

Viêm cầu thận cấp ở trẻ em do nguyên nhân nào gây ra?

Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị chuẩn xác hơn. Viêm cầu thận cấp ở trẻ em có thể do một số nguyên nhân chính sau đây gây nên:

Do nhiễm trùng

Một số bệnh lý về nhiễm trùng có thể kéo theo tình trạng viêm cầu thận cấp, chẳng hạn như:

  • Nhiễm liên cầu khuẩn: Trẻ em có thể bị viêm cầu thận cấp nếu cơ thể nhiễm phải liên cầu khuẩn nhóm A. Đây là một trong số loại vi khuẩn gây bệnh ho, sốt, viêm họng,…ở trẻ nhỏ và người lớn. Trường hợp trẻ em, sức đề kháng còn thấp nên dễ bị vi khuẩn xâm nhập, tấn công và gây ra các bệnh lý về đường hô hấp, ngoài da.
  • Nhiễm trùng: Ngoài vi khuẩn liên cầu nhóm A, trẻ em có thể bị nhiễm các loại virus như virus viêm gan B, HIV,…từ bố mẹ. Yếu tố này cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ em. Những chủng virus này xâm nhập gây suy giảm sức đề kháng non yếu của trẻ, tạo điều kiện cho hại khuẩn tấn công cơ thể, gây nên tình trạng viêm nhiễm.

    Viêm cầu thận cấp ở trẻ em do nguyên nhân nào gây ra?
    Các bệnh lý về nhiễm khuẩn, nhiễm trùng có thể gây ra viêm nhiễm ở cầu thận của trẻ em

Mắc bệnh liên quan hệ miễn dịch

Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ em và người trưởng thành bị viêm cầu thận. Trường hợp trẻ em có thể mắc bệnh hệ miễn dịch phổ biến hơn do cơ thể chưa phát triển hoàn thiện, sức đề kháng và hệ miễn dịch còn non yếu. Các bệnh thường gặp như:

  • Hội chứng phổi – thận: Chức năng phổi thận gặp sự cố gây rối loạn khiến cầu thận bị chảy máu, viêm.
  • Lupus ban đỏ: Bệnh lý phổ biến liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể. Nguyên nhân gây bệnh cho đến nay vẫn chưa được xác định cụ thể. Bệnh nhi mắc phải chứng bệnh này có thể gặp các vấn đề ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan như gan, thận, hệ tim mạch,…Trong số đó, viêm cầu thận cấp tính có thể nói là biểu hiện đặc trưng và thường gặp nhất khi trẻ em mắc phải chứng bệnh này.
  • Bệnh thận IgA: Bệnh có diễn biến khá âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng. Chỉ nhận thấy thông qua sự thay đổi màu sắc nước tiểu, đôi khi có máu và các hợp chất globulin miễn dịch.
  • U hạt: Một trong những bệnh lý về máu có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Lúc này, các mạch máu tại phế quản, phổi, cầu thận của bệnh nhi bị viêm nhiễm.
  • Viêm đa động mạch: Bệnh tác động lên các động mạch chủ của thận, tim. Đây có thể là nguyên nhân gây viêm cầu thận cấp ở trẻ em.

Các nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân kể trên, tình trạng viêm cầu thận xảy ra ở trẻ nhỏ còn có thể do những yếu tố dưới đây gây nên:

  • Do di truyền: Nếu gia đình, nhất là bố hoặc mẹ mắc viêm cầu thận cấp hoặc mãn tính, trẻ sinh ra có nguy cơ cao mang gen bệnh.
  • Do sỏi thận: Thận tích cặn bã lâu ngày hình thành sỏi. Chúng va chạm, ma sát trong đường tiết niệu khi trẻ vận động tạo thành vết xước khiến vi khuẩn có điều kiện thâm nhập vào bên trong. Nếu không phát hiện sau một thời gian vi khuẩn sẽ dần tấn công đến cầu thận và gây viêm nhiễm.

Đưa trẻ đến cơ sở y tế, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám để tìm ra nguyên nhân, xác định tình trạng bệnh lý mà trẻ đang gặp phải, sau đó xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. Việc nhận diện nguyên nhân gây bệnh là một yếu tố vô cùng quan trọng góp phần quyết định kết quả điều trị.

Các triệu chứng viêm cầu thận cấp ở trẻ em

Viêm cầu thận cấp ở trẻ em có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau. Dưới đây là một số tình trạng mà trẻ có thể gặp phải:

Các triệu chứng viêm cầu thận cấp ở trẻ em
Các chi có thể xảy ra hiện tượng phù nề khi thận bị suy giảm chức năng lọc chất thải
  • Nước tiểu thay đổi màu sắc, trở nên đậm hơn, đôi khi có lẫn máu và protein.
  • Số lần đi tiểu của trẻ ít hơn kèm theo đó là lượng nước tiểu giảm đi rõ rệt.
  • Trẻ mắc các bệnh lý về đường hô hấp như viêm họng, phế quản,…Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, rã rời chân tay, không muốn chơi đùa như bình thường.
  • Thân nhiệt của trẻ tăng cao bất thường, nhiệt độ có thể hơn 38 độ C.
  • Một số bộ phận trên cơ thể trẻ có hiện tượng phù nề, đặc biệt là ở các chi.
  • Đau đầu, tăng huyết áp, khó thở, phát ban, co giật.
  • Cân nặng sụt giảm không rõ nguyên do, da dẻ nhợt nhạt, xanh xao, chán ăn, đầy bụng, ăn không ngon, ăn không tiêu.

Khi nhận thấy trẻ có những biểu hiện bất thường kể trên, bạn nên chủ động đưa con đến gặp bác sĩ để thăm khám sớm. Những triệu chứng này khá tương đồng với một số bệnh lý thường gặp khác của trẻ nhỏ, vì thế nhiều phụ huynh chủ quanh. Nếu viêm cầu thận cấp ở trẻ em không sớm điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Phương pháp chẩn đoán và điều trị viêm cầu thận cấp ở trẻ em

Khi đưa trẻ đến cơ sở y tế, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng, thăm hỏi tình trạng sức khỏe, triệu chứng đang gặp phải, tiểu sử bệnh của bố mẹ,…để đưa ra chẩn đoán sơ bộ. Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp xét nghiệm kiểm tra chuyên sâu hơn nhằm đưa ra chẩn đoán cuối cùng và phác đồ điều trị. Một số xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu cho trẻ để kiểm tra các chỉ số như bạch cầu, protein, hồng cầu, ure, creatinin,…có gì bất thường không.
  • Thu thập hình ảnh thận thông qua chụp X quang, siêu âm để xác định các tổn thương nếu có bên trong.
  • Do điện tâm đồ, theo dõi nhịp tim của trẻ để nhận diện các vấn đề về hệ tim mạch.
  • Sinh thiết mô thận để xác định nguyên nhân khiến cầu thận bị viêm nhiễm cấp tính.

Sau khi đưa ra được chẩn đoán cuối cùng, bác sĩ sẽ tiến hành xem xét để xây dựng phác đồ điều trị viêm cầu thận cấp cho trẻ. Một số biện pháp thường được áp dụng như:

Điều trị bằng thuốc Tây y

Sử dụng thuốc tân dược nhằm giảm triệu chứng và khắc phục tình trạng viêm cầu thận cho trẻ nhỏ cần được chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa. Thuốc có tác dụng nhanh chóng, tuy nhiên trẻ có thể gặp một vài tác dụng phụ không mong muốn, nhất là ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, đồng thời có nguy cơ làm tăng tình trạng kháng thuốc của cơ thể trẻ.

Phương pháp chẩn đoán và điều trị viêm cầu thận cấp ở trẻ em
Cho trẻ nghỉ ngơi và sử dụng thuốc Tây điều trị viêm cầu thận có tác dụng nhanh

Do đó, phụ huynh tuyệt đối không nên tự ý cho con uống thuốc Tây y khi chưa được bác sĩ chỉ định. Một số thuốc điều trị viêm cầu thận cấp ở trẻ em được kê đơn như:

  • Thuốc kháng sinh: Thuốc nhóm penicillin kháng sinh được sử dụng nhằm tiêu diệt vi khuẩn gây hại cho cơ thể trẻ. Các loại thường dùng là amoxicillin, penicillin,…
  • Thuốc hạ huyết áp: Có công dụng cải thiện tình trạng cao huyết áp cho trẻ, ức chế men giúp giảm tiết renin. Thuốc dùng cho trẻ em là loại irbesartan, quinapril, enalapril,…
  • Thuốc lợi tiểu: Cải thiện triệu chứng bí tiểu, tiểu ít, tăng thải natri cho cơ thể. Ngoài ra, thuốc còn giúp giảm nồng độ kali trong máu, kháng aldosteron. Một số loại điển hình như furosemid, amiloride, spironolactone,…
  • Thuốc trợ tim: Tăng khả năng co bóp cho tim, mở kênh calci, thường dùng loại captopril, digoxin,…

Dùng thuốc theo hướng dẫn, không nên tự ý thay đổi liều dùng hoặc cho trẻ uống kết hợp nhiều dạng thuốc khi chưa được bác sĩ chỉ định. Bởi, một số tương tác thuốc có thể nguy hại sức khỏe, thậm chí có khả năng đe dọa tính mạng của trẻ nhỏ.

Điều trị bằng thuốc Đông y

Ngoài sử dụng thuốc tân dược tác dụng nhanh, trường hợp viêm cầu thận cấp ở trẻ em còn nhẹ có thể áp dụng điều trị theo bài thuốc Đông y. Thuốc giúp giảm viêm, bảo vệ sức khỏe của trẻ nhỏ, đánh vào nguyên căn gây bệnh, điều trị triệt để.

Tuy nhiên, thuốc cần nhiều nguyên liệu, bố mẹ phải dành thời gian sắc thuốc và cho trẻ sử dụng kiên trì mới nhận thấy hiệu quả. Do đa phần những vị thuốc đều là dược liệu thiên nhiên, nên độ an toàn cao đồng nghĩa với hiệu quả chậm. Người bệnh cần sử dụng trong thời gian dài để nhận được kết quả tốt nhất. Tham khảo một số bài thuốc sau đây:

Bài thuốc 1: 

  • Nguyên liệu gồm có 12g mỗi vị tía tô, cắt lan, hành tăm, 20g các vị cam thảo đất, bông mã đề, cùng với 8g lá tre, 10g lá chanh, 2g gừng tươi.
  • Nguyên liệu sơ chế sạch sẽ, sau đó cho vào nồi đun với 3-4 lít nước.
  • Nước sôi 50-70 phút, tắt beeso và gạn lấy nước thuốc.
  • Để nguội, chia thành nhiều lần uống trong ngày. Sử dụng kiên trì ít nhất 30 ngày để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Bài thuốc 2:

  • Chuẩn bị các vị như 16g tang ký sinh, xa tiền tử, cầu đằng, cùng với 12g mỗi vị ngưu tất, đan sâm, trạch tả, sa sâm, cúc hoa, quy bản.
  • Rửa sạch tất cả, phơi cho khô. Riêng các vị thuốc như đan sâm, trạch tả, sa sâm cần ngâm với nước ấm trước khi nấu.
  • Sau đó dùng dao cắt các dược liệu thành miếng mỏng rồi cho vào nồi đun với nước.
  • Đun 1-2 tiếng thì tắt bếp chia thành nhiều lần uống trong ngày.

Thuốc Đông y cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài mới nhận thấy được hiệu quả. Bạn nên đưa trẻ đến cơ sở thăm khám Đông y uy tín để điều trị bệnh. Không nên tùy tiện cho trẻ uống thuốc khi chưa nhận diện bệnh lý đang gặp phải, tránh biến chứng của bệnh gây hại sức khỏe, đe dọa tính mạng trẻ nhỏ.

Chữa viêm cầu thận cấp ở trẻ em bằng mẹo dân gian

Điều trị viêm cầu thận cấp cho trẻ bằng mẹo dân gian chỉ nên áp dụng cho trường hợp bệnh nhẹ, chưa khởi phát triệu chứng nặng nề. Bên cạnh đó, mẹo chữa dân gian chỉ giúp thuyên giảm triệu chứng, trên thực tế không loại bỏ hoàn toàn chứng bệnh này.

Phương pháp chẩn đoán và điều trị viêm cầu thận cấp ở trẻ em
Áp dụng mẹo dân gian điều trị cho trường hợp bệnh nhẹ và có sự hướng dẫn từ người có kinh nghiệm

Bố mẹ khi áp dụng nên thăm hỏi ý kiến của người có chuyên môn, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ nhỏ. Một số mẹo như:

  • Dùng lá nhãn: Lá nhãn được xem là thảo dược thiên nhiên giúp làm chậm quá trình phát triển của bệnh thận, trong đó có viêm cầu thận cấp. Sử dụng bằng cách lấy phần lá nhãn non, rửa rồi nấu lấy nước uống. Mỗi ngày uống 2 lần, kiên trì áp dụng trong khoảng 60 ngày để nhận thấy kết quả tốt nhất.
  • Dùng lá tía tô: Không chỉ được sử dụng làm thực phẩm trong bữa cơm hàng ngày, lá tia tô còn được dùng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh. Trường hợp viêm cầu thận cấp cũng có thể sử dụng lá tía tô để cải thiện triệu chứng. Cách làm đơn giản tương tự như đun lá nhãn, bạn sắc nước từ lá tía tô uống hàng ngày, kiên trì áp dụng trong khoảng 30 ngày.

Mẹo chữa dân gian an toàn, lành tính phù hợp cho tình trạng bệnh nhẹ. Tuy nhiên trước khi áp dụng bố mẹ nên tham vấn ý kiến của bác sĩ hoặc người có chuyên môn để đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ nhỏ.

Chăm sóc và phòng bệnh ngừa viêm cầu thận cấp cho trẻ

Bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ em có thể gây ra các biến chứng khó lượng nếu không được phát hiện và điều trị đúng phương pháp. Ngoài ra, để sức khỏe trẻ sớm cải thiện, bên cạnh điều trị bố mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Hạn chế chế biến món ăn chứa nhiều muối, mì chính trong khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày của trẻ.
  • Hạn chế cả những thực phẩm giàu protein trong thời gian điều trị viêm cầu thận cho bé như thịt bò, hải sản,…
  • Bổ sung cho trẻ nhiều rau xanh tốt, hoa quả tươi ngọt giàu vitamin. Có thể cho trẻ ăn súp lơ, rau dền, cam, ổi,…
  • Tránh để trẻ ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, nhiều đường,…
  • Không nên để trẻ sử dụng nước uống chứa chất kích thích như cà phê, bia rượu, nước ngọt có ga,…
  • Giữ môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, không có khói thuốc lá, ô nhiễm…
  • Giữ vệ sinh răng miệng, vệ sinh cơ thể, điều trị bệnh da liễu, viêm họng cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Thăm khám cho trẻ khi nhận thấy con có biểu hiện bất thường, tuyệt đối không nên tùy tiện điều trị bệnh khi chưa xác định vấn đề trẻ đang gặp phải.

    Chăm sóc và phòng bệnh ngừa viêm cầu thận cấp cho trẻ
    Chăm sóc và phòng bệnh ngừa viêm cầu thận cấp cho trẻ

Viêm cầu thận cấp ở trẻ em là bệnh lý nguy hiểm nhưng có thể kiểm soát nếu phát hiện và điều trị sớm. Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc có thêm thông tin về vấn đề này. Thông tin trong bài không thể thay thế cho các chẩn đoán y khoa, bạn đọc nên chủ động đưa trẻ thăm khám và nhận tư vấn trực tiếp từ bác sĩ khi con có biểu hiện bất thường.

Có thể bạn quan tâm:

Suy thận độ 3 cần làm gì để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm?

Suy thận cấp độ 3 khiến thận bị tổn thương nghiêm trọng, các chức năng của thận bị suy giảm....

Viêm ống kẽ thận cấp là gì?

Viêm ống kẽ thận cấp là gì? Triệu chứng, cách điều trị

Viêm ống kẽ thận cấp là bệnh lý về thận có mức độ nguy hiểm cao. Người bệnh có thể...

Suy thận cấp

Suy thận cấp là gì? – Thông tin nên biết để điều trị càng sớm càng tốt

Thông thường, để chẩn đoán tình trạng suy thận cấp người ta thường dựa vào tốc độ gia tăng nồng độ...

Tại sao thận yếu lại đau lưng?

Tại sao thận yếu lại đau lưng?

Tại sao thận yếu lại đau lưng? Khi thận yếu hoặc gặp bất kỳ những tổn thương, trục trặc nào,...

Sỏi thận 7mm có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào?

Sỏi thận 7mm có nguy hiểm không? Cần phải làm gì?

Nếu bị sỏi thận 7mm, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân sẽ bắt đầu bị đe dọa. Tuy chưa...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.