Người bị thận yếu gây rụng tóc nên làm gì là tốt nhất?

Ngoài những nguyên nhân phổ biến như ăn uống không đủ chất, dùng nhiều hóa chất, căng thẳng kéo dài… thì thận yếu cũng có thể gây rụng tóc cho bạn. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể sử dụng các bài thuốc từ Đông y. Đồng thời phải kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Để hiểu rõ hơn về cách chữa thận yếu gây rụng tóc, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Thận yếu có gây rụng tóc không?
Thận yếu có gây rụng tóc không?

Vì sao thận yếu gây rụng tóc?

Rụng tóc là vấn đề mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Bởi với lượng tóc khoảng 100.00 sợi ở trên đầu, chúng đều trải qua các thời kỳ: Sinh trưởng, ngừng quá trình sinh trưởng, rụng tóc. Vì thế, ai cũng sẽ gặp phải tình trạng này. Nếu chỉ rụng khoảng 30 – 60 sợi tóc mỗi ngày thì điều này hoàn toàn bình thường. Số tóc này sẽ được thay thế bằng những sợi tóc mới mọc. Tuy nhiên, khi nó rụng quá 100 sợi mỗi ngày thì đây lại có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý. Đặc biệt là tình trạng thận yếu. Điều này được lý giải như sau:

Thận là một cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc thanh lọc và đào thải độc tố cho cơ thể. Theo Y học cổ truyền, ngoài tác dụng chủ thủy thì nó còn có khả năng thận khí. Điều này được xem là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến khả năng tình dục và sinh sản của con người. Do đó nếu thận khí thịnh, cơ thể sẽ khỏe mạnh, xương gân vững chắc. Đồng thời, kinh nguyệt đều đặn, tinh khí dồ dào, tóc khỏe, răng bền. Ngược lại, khi thận yếu nó sẽ khiến sức khỏe giảm sút, cơ thể hao mòn, mất kinh nguyệt, cạn tinh khí, răng yếu, tóc rụng. Đây chính là một nguyên nhân khiến thận yếu gây rụng tóc.

Chưa hết, tóc còn được xem là sản phẩm của máu. Vì nó được máu nuôi dưỡng, mà máu trong cơ thể được điều hòa hòa và lưu trữ ở gan. Nhưng máu lại do tinh tạo ra, tinh lại được gan chứa đựng. Do đó, thận được cho là nguồn gội để sinh ra tóc. Cũng chính vì lý do này mà Đông y cho rằng, tình trạng rụng tóc có thể là do các tạng tâm, can, thận bị tổn thương gây ra. Ngoài ra, người bệnh còn có các biểu hiện khác như tai ù, đau lưng, tóc bạc sớm…

Nếu còn băn khoăn thận yếu có gây rụng tóc không thì những thông tin trên đây hi vọng đã có thể giải đáp được thắc mắc cho bạn. Vì không chỉ gây phiền toái và làm mất đi tính thẩm mỹ cho bệnh nhân, thận yếu gây rụng tóc còn có thể gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe. Do đó, cần tìm biện pháp khắc phục càng sớm càng tốt.

Cách khắc phục chứng thận yếu gây rụng tóc

Điều trị thận yếu rụng tóc bằng các bài thuốc Đông y là phương pháp an toàn, hiệu quả. Để chữa bệnh, những bài thuốc này cần phải có tác dụng bổ huyết, bổ thận, bổ can. Bởi căn nguyên của chứng rụng tóc chính là vì các cơ quan này đều bị suy yếu. Bạn có thể tham khảo những bài thuốc dưới đây để điều trị cho bản thân:

Bài thuốc 1

Chữa thận yếu gây rụng tóc bằng các bài thuốc từ Đông y
Chữa thận yếu gây rụng tóc bằng các bài thuốc từ Đông y

Bài thuốc này được chỉ định khi bệnh nhân bị rụng tóc, kèm theo đó là ù tai và mỏi lưng. Cách thực hiện như sau:

+ Chuẩn bị:

  • 25g hà thủ ô
  • 20g thỏ ty tử
  • 20 hắc hi ma
  • 15g thục địa
  • 15g sinh địa
  • 20g câu kỳ tử
  • 15g trắc bá diệp
  • 20g đương quy

+ Cách thực hiện: 

Cho tất cả các vị thuốc trên bỏ vào ấm, đun sôi lên cùng với nước. Sắc cho đến khi thấy các dược chất trong thuốc tan ra hết thì tắt bếp. Dùng nước này để uống mỗi ngày. Áp dụng thường xuyên sẽ có tác dụng can thận hư tổn, chữa chứng rụng tóc do âm huyết bất túc.

Bài thuốc 2

Nếu có các biểu hiện như da đầu ngứa ngáy, rụng tóc, thậm chí bị rụng hết tóc ở trên đầu, lưỡi sạm thì có thể áp dụng bài thuốc này để chữa trị. Bạn làm như sau:

+ Chuẩn bị:

  • 12g đương quy
  • 12g hà thủ ô
  • 12g sinh địa
  • 12g xuyên khung
  • 6g hồng hoa
  • 12g xích thược
  • 10g đào nhân
  • 12g hạn liên thảo

+ Cách thực hiện:

Tương tự như bài thuốc 1, bạn cũng cho tất cả các vị thuốc đã chuẩn bị vào nồi. Sắc lên thật kỹ cùng với nước và dùng nó để uống hàng ngày. Bài thuốc này có tác dụng bổ thận. dưỡng huyết, hoạt huyết, khử phong. Do đó, có thể làm giảm được tình trạng rụng tóc do thận yếu.

Bài thuốc 3

Với những trường hợp có mái tóc bị khô xơ, rụng, dễ gãy, chẻ ngọn, tóc bạc sớm có thể sử dụng bài thuốc sau đây. Để chữa thận yếu rụng tóc bằng cách này, bạn thực hiện như sau:

+ Chuẩn bị: 

  • 20g hà thủ ô
  • 12g thỏ ty tử
  • 12g đương quy
  • 12g phá cố chỉ

+ Cách thực hiện: 

Mang các vị thuốc trên đi nghiền thành bột mịn, sau đó luyện mật làm hoàn. Uống thuốc 2 lần mỗi ngày, mỗi lần dùng 12g. Sử dụng thường xuyên sẽ có tác dụng chữa trị thận yếu, bổ thận khí, di tinh, mỏi gối, làm cho tóc đen mượt. Đồng thời giúp cơ thể khỏe mạnh.

Trên đây những bài thuốc từ Đông y chữa thận yếu gây rụng tóc mà bạn có thể tham khảo. Ngoài ra, để mang đến tác dụng tốt, bạn cũng cần phải chú ý điều chỉnh thói quen ăn uống và sinh hoạt cho hợp lý. Nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, uống đủ nước. Tránh ăn các thực phẩm có hại cho thận như đồ ăn mặn, các chất kích thích… Ngoài ra, nên thường xuyên tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. Điều này sẽ giúp phòng ngừa được nguy cơ mắc bệnh cho bản thân.

Có thể bạn quan tâm

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Cách chữa sỏi thận bằng quả sung không phải ai cũng biết

Sỏi thận là một căn bệnh nguy hiểm mà người bệnh cần phải quan tâm và nên điều trị sớm...

Thận yếu ở phụ nữ và cách chữa trị

Thận yếu ở phụ nữ là gì? Khắc phục như thế nào?

Không chỉ ở nam giới, nữ giới cũng có thể bị thận yếu. Bệnh có thể gây ra nhiều ảnh...

Thận yếu không gây vô sinh, không ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản của nam giới.

Thận yếu có ảnh hưởng đến sinh sản, có gây vô sinh không?

Thận yếu có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục của nam giới. Tuy nhiên thận yếu lại không...

Quy trình chạy thận nhân tạo

Chạy thận nhân tạo: Quy trình và cách chăm sóc sau điều trị

Ở những người bị suy thận mãn tính, thận không còn khả năng thực hiện nhiệm vụ đào thải cặn...

Hoại tử ống thận cấp: Nguyên nhân – triệu chứng – điều trị

Hoại tử ống thận cấp là thuật ngữ đề cập đến tổn thương tại các cấu trúc hình ống trong...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *