Suy thận độ 2 và những điều cần lưu ý để kiểm soát bệnh
Suy thận độ 2 không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, nếu không lưu ý kiểm soát và ngăn chặn sự phát triển, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn 3, khi ấy tình trạng sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Sau đây là một số thông tin hữu ích giúp người suy thận độ 2 có thể kiểm soát bệnh.
Tổng quan về suy thận
Thận là cơ quan đảm nhiệm chức năng lọc sạch máu trong cơ thể. Qua quá trình lọc máu, các chất thải, cặn bã độc hại được đào thải ra ngoài qua hoạt động bài tiết tiểu tiện.
Suy thận là một trong những căn bệnh về thận thường gặp ngày nay. Bệnh làm giảm chức năng lọc máu của thận và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm khác.
Một số nguyên nhân gây ra bệnh suy thận là:
- Hút thuốc lá;
- Uống nhiều bia rượu;
- Lạm dụng thuốc Tây;
- Thói quen ăn mặn;
- Thường xuyên nhịn tiểu;
- Uống nước không đầy đủ mỗi ngày;
- Do đái tháo đường, sỏi thận, cao huyết áp,… gây ra;
- Tiêu thụ vượt mức các thực phẩm chứa đạm, canxi, kali, purine.
Bệnh nhân suy thận có thể phải đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm khôn lường, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống như: rối loạn giấc ngủ, cơ thể suy nhược, thiếu máu, thận bị mất chức năng hoạt động, khó thở,… thậm chí dẫn đến tử vong.
Như thế nào là suy thận cấp độ 2?
Các chuyên gia y tế phân ra 4 cấp độ, tương đương với 4 giai đoạn của bệnh suy thận. Trong đó, cấp độ 1 là giai đoạn mới phát bệnh. Và cấp độ 4 là giai đoạn cuối của bệnh. Càng về sau, bệnh sẽ càng trầm trọng và trở nên nguy hiểm hơn đối với người bệnh.
Suy thận độ 2 là tình trạng thận đã bị tổn thương và suy giảm 40 – 50% chức năng so với bình thường. Đây là giai đoạn tiếp nối suy thận độ 1.
1. Dấu hiệu suy thận độ 2
Người bệnh đã chuyển sang giai đoạn suy thận độ 2 nếu thấy cơ thể có các triệu chứng sau:
- Hoa mắt, chóng mặt do thiếu máu;
- Mệt mỏi;
- Nước tiểu có màu lạ: cam, vàng sẫm;
- Ngứa, phát ban ở da;
- Khó ngủ;
- Sưng phù ở bàn tay, bàn chân;
- Hơi thở có mùi;
- Ăn uống không ngon miệng;
- Nồng độ creatinin ở mức 130 – 299;
- Trên phim siêu âm, chụp X-quang thấy thận bị tổn thương.
2. Nguyên nhân dẫn đến suy thận độ 2
Thông thường, một số nguyên nhân dẫn đến suy thận cấp độ 2 đó là:
- Do không kiểm soát, điều trị bệnh ngay từ khi khởi phát;
- Duy trì các thói quen xấu như ăn mặn;
- Ăn các thực phẩm chứa nhiều chất đạm vượt nhu cầu của cơ thể;
- Tiêu thụ nhiều bia rượu;
- Tiếp xúc với các chất độc hại, độc tố;
- Hút thuốc lá.
Nếu vẫn tiếp tục duy trì những thói quen xấu kể trên, bệnh suy thận sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn và chuyển sang giai đoạn 3, khi ấy, việc điều trị sẽ khó khăn hơn.
XEM THÊM: Suy thận độ 1 – Cần phát hiện sớm và điều trị ngay
Những điều cần lưu ý để kiểm soát bệnh
Suy thận độ 2 chưa đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng bệnh nhân, tuy nhiên không nên chủ quan vì có thể bệnh sẽ mau chóng chuyển sang giai đoạn 3. Vấn đề cấp thiết được đặt ra là cần phải thực hiện các biện pháp để kiểm soát sự phát triển của bệnh và phục hồi chức năng của thận.
Khi phát hiện đang suy thận độ 2, bệnh nhân có thể chữa trị, cải thiện tình trạng bệnh bằng các cách sau:
1. Dùng thuốc
Khi được chẩn đoán suy thận độ 2, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị bằng các loại thuốc phù hợp và tương thích với thể trạng. Việc uống thuốc sẽ giúp kiểm soát tốc độ phát triển của bệnh. Thuốc Tây không thể chữa khỏi suy thận độ 2, do đó bệnh nhân không nên lạm dụng thuốc. Một số loại thuốc thường được chỉ định để điều trị suy thận giai đoạn 2 là thuốc lợi tiểu, thuốc cao huyết áp, thuốc kiểm soát đường huyết,…
Điều trị bằng thuốc đông y cũng là một cách điều trị suy thận thông dụng. Các loại thảo mộc, thảo dược có nguồn gốc từ tự nhiên, thực phẩm chức năng,… có tác dụng bồi bổ thận, bồi bổ khí huyết, giúp cho thận phục hồi chức năng.
Ngoài ra, các chuyên gia y tế còn cho rằng nếu kết hợp đông y và tây y trong điều trị suy thận độ 2 sẽ đạt được hiệu quả cao trong việc kiểm soát bệnh, phục hồi dần chức năng của thận. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc, lạm dụng thuốc hoặc sử dụng thuốc không có nguồn gốc, xuất xứ, không có chứng nhận an toàn.
Lưu ý, để đạt được kết quả điều trị như mong đợi, bệnh nhân cần uống thuốc đều đặn như chỉ dẫn của bác sĩ và tuân thủ liệu trình điều trị bác sĩ đã đặt ra. Trong quá trình điều trị bằng thuốc, nếu thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng khác lạ, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ và khai báo rõ tình trạng.
2. Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Suy thận độ 2 rất dễ chuyển sang suy thận độ 3 nếu bạn không quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Bạn cần có một chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng bệnh của mình. Ăn uống, dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần hỗ trợ điều trị đạt kết quả tốt như mong đợi.
Bệnh nhân suy thận nên ăn các thực phẩm như:
- Rau củ: Ớt chuông đỏ, bắp cải, khoai sọ,…
- Gia vị: Hành, tỏi, gừng,…
- Hoa quả: Táo, nho đỏ, trái cây có vị ngọt;
- Thức ăn ít đạm: gạo trắng, bún, hủ tíu,…
- Đường mía, mật ong;
- Chất béo: Dầu mè, dầu đậu nành, dầu ô liu, mỡ cá.
Bệnh nhân suy thận không nên tiêu thụ các loại thực phẩm như:
- Thức ăn mặn, nhiều muối: đồ muối chua, cá mắm;
- Rau có màu đậm: rau đay, rau muống, rau dền, rau ngót, lá lốt;
- Một số loại thủy – hải sản: Tôm, cua, cá hồi, cá ngừ, nghêu, sò, ốc;
- Thức ăn cay nóng;
- Thức ăn nướng, chiên xào: bánh quế, bánh kếp, bánh nướng xốp,…
Bạn có thể hỏi ý kiến của bác sĩ cá nhân về những món ăn nên ăn hoặc không nên ăn và nhờ họ tư vấn về chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
3. Chế độ sinh hoạt và tập luyện hợp lý
Một chế độ sinh hoạt và tập luyện thể chất hợp lý sẽ mang lại kết quả điều trị tốt cho bệnh nhân suy thận độ 2. Để kiểm soát và ngăn chặn sự phát triển của bệnh, bạn cần:
- Có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc;
- Kiêng cữ rượu bia, thuốc lá;
- Uống nước đầy đủ;
- Không lao động quá sức;
- Duy trì tập luyện thể dục, yoga,… để cơ thể dẻo dai, tuần hoàn máu tốt, hệ thống miễn dịch phát huy tối đa khả năng,… Ngoài ra, luyện tập thể dục còn giúp bạn phòng tránh được các loại bệnh khác;
- Không uống các thức uống có gas, cafein quá nhiều;
- Không thức khuya;
- Không nhịn tiểu khi cơ thể có nhu cầu;
- Luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, tránh lo âu, stress.
Làm gì để phòng tránh bệnh suy thận?
Bệnh suy thận ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống và đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Do đó, mỗi người cần phải quan tâm đến sức khỏe của mình hơn, xem trọng việc phòng bệnh hơn chữa bệnh. Nếu phát hiện bệnh đang ở mức độ nhẹ, bệnh nhân không nên chủ quan, cần đi khám và điều trị ngay.
Để phòng tránh bệnh suy thận, chúng ta nên thực hiện những điều sau:
- Luyện tập thể dục mỗi ngày để cơ thể luôn khỏe mạnh, tuần hoàn máu tốt;
- Uống đủ nước mỗi ngày;
- Giữ tinh thần luôn lạc quan, tránh lo âu;
- Thường xuyên khám bệnh, kiểm tra sức khỏe: thử nước tiểu, xét nghiệm máu;
- Có chế độ dinh dưỡng khoa học, đáp ứng nhu cầu cơ thể cần;
- Không nhịn tiểu;
- Không tự ý dùng thuốc để điều trị bệnh;
- Không nên lạm dụng thuốc kháng sinh, thuốc Tây;
- Không ăn quá nhiều chất đạm;
- Loại bỏ thói quen ăn mặn;
- Không hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, gây ảnh hưởng đến thận;
- Điều trị cao huyết áp, mỡ trong máu tốt,… để không ảnh hưởng đến thận.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, phương pháp điều trị thay cho bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên viên y tế.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Suy thận nên ăn gì và kiêng gì tốt cho người bệnh?
- Bị suy thận sống được bao lâu? Nên làm gì kiểm soát bệnh?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!