Thận yếu gây mụn làm sao để khắc phục?
Tình trạng thận yếu gây ra nhiều dấu hiệu khó chịu cho người bệnh. Và một trong số đó chính là các nốt mẩn đỏ xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể. Vậy làm sao để khắc phục được tình trạng thận yếu gây mụn?
Làm thế nào để nhận biết tình trạng mụn do thận yếu?
Mụn dưới quan điểm y học là một khối u nhỏ xuất hiện bất thường trên các bề mặt da. Mụn xuất hiện nhiều được xem là biểu hiện của bệnh da liễu. Thông thường, mụn xuất hiện là do tình trạng viêm chân lông. Tuy nhiên, vẫn còn những nguyên nhân khác gây nên mụn mà điển hình trong số đó chính là thận yếu.
Dù xuất hiện dưới nguyên nhân nào thì biểu hiện của mụn cũng là tương đối giống nhau. Vậy làm sao để nhận biết tình trạng mụn do thận hư?
1. Quan sát vị trí mọc mụn
Vị trí mọc mụn nói lên nhiều điều về sức khỏe con người. Y học dân tộc đã chứng minh được mối liên hệ giữa các vùng mọc mụn và sức khỏe, đặc biệt là với sức khỏe nội tạng. Theo đó, các vị trí mọc mụn có liên quan đến sức khỏe của thận bao gồm:
- Vùng da xung quanh mắt: Việc mọc mụn quanh mắt chứng minh được khởi đầu của tình trạng thận hư. Hoặc nếu người bệnh có các quầng thâm mắt, đây cũng là dấu hiệu của việc bị thiếu nước nghiêm trọng.
- Tai: Việc mọc mụn ở vùng da xung quanh tai cũng chứng tỏ được sự suy giảm của chức năng thận mà cụ thể là tình trạng thận thiếu nước.
Có thể bạn quan tâm: Suy thận độ 1: Phát hiện sớm và điều trị ngay để tránh trở nặng
2. Chú ý đến các triệu chứng khác của bệnh thận yếu
Bệnh thận yếu diễn ra với nhiều nguyên nhân phức tạp khác nhau. Đồng thời, các biểu hiện của bệnh cũng sẽ xuất hiện với nhiều triệu chứng khác nhau. Người bệnh có thể chú ý quan sát cơ thể của mình để có được những phán đoán ban đầu. Một số triệu chứng phổ biến của bệnh thận yếu là:
- Tay chân lạnh và dễ rùng mình hơn: Tình trạng lạnh tay là một trong những biểu hiện phổ biến nhất của bệnh thận yếu. Người bệnh có thể bị ra mồ hôi lạnh bất kì lúc nào, dù là đang ở trong điều kiện nhiệt độ cao.
- Khó ngủ và mệt mỏi: Người mắc bệnh thận yếu thường gặp chứng tiểu đêm, điều này khiến giấc ngủ của họ bị gián đoạn và dẫn đến tình trạng mất ngủ. Ngoài ra, các triệu chứng mệt mỏi, đuối sức không rõ lý do cũng xuất hiện nhiều hơn.
- Đau lưng: Người bệnh thường xuyên có cảm giác đau thắt lưng và mạn sườn. Cơn đau có thể âm ỉ kéo dài và nếu bệnh trở nặng, người bệnh có thể gặp khó khăn khi vận động hoặc khom lưng, cúi.
Nếu người bệnh gặp tình trạng mụn xuất hiện ở các vùng trọng điểm, đồng thời, các triệu chứng được nếu trên đây cũng đồng thời xuất hiện, nhiều khả năng người bệnh đã mắc chứng thận yếu.
Những phương pháp khắc phục chứng thận yếu gây mụn hiệu quả nhất
Để giảm tình trạng mụn do thận yếu, người bệnh cần kết hợp cả phương pháp điều trị bên trong lẫn bên ngoài. Điều này vừa giúp điều trị dứt điểm chứng thận yếu, lại vừa giúp tình trạng mụn thuyên giảm mà không để lại sẹo.
Phương pháp điều trị từ bên trong
1. Chữa bệnh thận yếu gây mụn bằng râu ngô
Râu ngô được xem là bài thuốc giúp mát gan, lợi tiểu và giải độc cho cơ thể hiệu quả nhất. Những người bị chứng thận yếu gây mụn nên sử dụng nước râu ngô để làm mát cơ thể từ bên trong. Đồng thười, giúp tăng cường chức năng của thận và nếu sử dụng lâu dài có thể giúp thận khỏe mạnh hơn.
Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu mối liên quan giữa bệnh thận và yếu sinh lý
2. Điều trị bệnh thận bằng rau ngổ
Trong y học dân tộc, rau ngổ có công dụng giúp bổ thận, giải độc, giảm đau, thanh nhiệt, đồng thời giúp tăng cường sức khỏe và chống phù thủng hiệu quả nhất. Chế tạo bài thuốc điều trị chứng bổ thận từ rau ngổ rất đơn giản với các nguyên liệu bao gồm:
- 100g rau ngổ
- Muối hột 1 thìa cà phê
Thực hiện bài thuốc với việc giã nát 100g rau ngổ kết hợp với muối hột, sau đó lọc lấy nước để uống. Các triệu chứng của bệnh thận hư sẽ thuyên giảm chỉ sau từ 10 đến 20 ngày sử dụng bài thuốc.
3. Khám bệnh tại các cơ sở y tế uy tín ngay khi phát hiện ra những triệu chứng ban đầu
Song song với các phương án điều trị bệnh từ thảo dược, người bệnh cũng cần đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và xét nghiệm bệnh ngay khi nghi ngờ về những biểu hiện ban đầu của tình trạng thận yếu. Việc rối loạn chức năng thận kéo dài có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe. Không dừng lại ở việc gây nên tình trạng mụn.
Có thể bạn quan tâm: Tăng kali máu trong bệnh thận và thông tin cần biết
Phương pháp điều trị mụn từ bên ngoài
1. Sử dụng các loại mặt nạ làm dịu da
Làn da bị mụn thường trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, người bệnh cần phải sử dụng các phương pháp để làm dịu da. Đồng thời, giúp giảm tình trạng mụn lan rộng hơn. Nếu không có thời gian cho việc chế tạo các loại mặt nạ từ thiên nhiên, người bệnh có thể mua trực tiếp các loại mặt nạ để chăm sóc da.
Tuy nhiên, một điều cần hạn chế trong giai đoạn này là việc bổ sung dưỡng chất từ mặt nạ. Điều này có thể gây nên những thiệt hại cho da và khiến cho tình trạng da trở nên nghiêm trọng hơn.
Làn da bị mụn có thể là biểu hiện của tình trạng thận yếu. Chính vì vậy người bệnh không nên chủ quan khi xuất hiện những biểu hiện đầu tiên. Hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán. Những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, không có trị thay thể những tư vấn từ các bác sĩ có chuyên môn.
Tin bài nên đọc:
- Bệnh thận yếu có nguy hiểm không? Biến chứng nào có thể xảy ra?
- Các thuốc trị thận yếu – Tăng cường chức năng thận hiệu quả
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!