Chữa viêm họng bằng nước muối: Bạn đã làm đúng cách?

Đặc tính sát khuẩn mạnh của nước muối có thể ức chế hoạt động của virus, vi khuẩn gây nhiễm trùng. Lợi dụng điều trên, nhiều người đã áp dụng biện pháp trị viêm họng nước muối để làm dịu cổ họng, giảm triệu chứng khó chịu khi bị viêm họng. Đây cũng là cách làm được đánh giá an toàn cho đối tượng trẻ em.

trị viêm họng bằng muối
Lợi dụng đặc tính kháng khuẩn, nhiều người đã áp dụng biện pháp chữa viêm họng bằng nước muối để làm dịu cổ họng,

Tác dụng trị viêm họng của nước muối

Viêm họng là tình trạng niêm mạc hầu họng bị sưng, viêm do nhiễm trùng. Tác nhân gây bệnh phổ biến nhất là do virus, vi khuẩn. Bệnh không gây nguy hiểm nhưng khiến nhiều người đau đớn, khó chịu… Để khắc phục tình trạng trên, bạn có thể áp dụng biện pháp trị viêm họng bằng nước muối.

Theo các chuyên gia, nước muối có tác dụng khử nước của các tế bào bị tổn thương, căng phồng ở niêm mạc hầu họng, giúp giảm chứng sưng, viêm họng; đồng thời ngăn chặn nước và mầm bệnh có hại xâm nhập vào bên trong tế bào, hạn chế tình trạng viêm nhiễm lan rộng.

Bên cạnh đó, muối có đặc tính kháng khuẩn, sát khuẩn mạnh, có khả năng ức chế hoạt động và tiêu diệt một số chủng vi khuẩn, virus gây sưng viêm niêm mạc họng.

Hướng dẫn cách dùng nước muối trị viêm họng đúng cách

Bạn có thể dùng nước muối trị bệnh viêm họng theo những cách dưới đây:

Súc miệng bằng nước muối

Súc miệng bằng nước muối

Chỉ với nguyên liệu đơn giản là1 thìa cà phê muối tinh và 240 ml nước ấm là bạn có thể loại giảm đau do viêm họng. Muối sẽ hút nước ra khỏi các mô, tế bào bị sưng viêm, từ đó làm giảm viêm và một số triệu chứng khó chịu khác. Phối hợp nước muối với một số nguyên liệu khác như giấm táo, mật ong có thể làm tăng hiệu quả trị bệnh:

Nước muối – Giấm táo

Bạn cũng có thể pha thêm 1 thìa giấm táo và muối theo tỉ lệ 1:1 để loại bỏ cảm giác khó chịu do cổ họng bị sưng viêm, đau rát. Giấm táo có đặc tính kháng khuẩn tốt, đồng thời nó cũng giúp cân bằng nồng độ PH trong niêm mạc họng, hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn, virus gây bệnh. Súc miệng mỗi tiếng một lần.

Nước muối – Chanh – Mật ong

Mật ong là một chất nổi bật với đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm. Dùng mật ong súc miệng (hoặc uống) có thể ức chế hoạt động của nhiều vi khuẩn có hại trú ẩn niêm mạc hầu họng. Bên cạnh đó, mật ong còn giúp làm dịu cổ họng hơn so với chỉ điều trị đơn thuần bằng giấm và nước muối.

Chanh là nguyên liệu giàu hàm lượng vitamin C, có đặc tính kháng khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả.

Bạn có thể thêm mật ong và chanh vào cốc nước muối pha loãng để làm giảm nhẹ triệu chứng khó chịu, hỗ trợ điều trị bệnh.

*** Súc miệng bằng nức muối như thế nào mới đúng?

Cả trẻ em và người lớn đều có thể dùng cách chữa viêm họng bằng nước muối. Tuy nhiên, với trẻ em, người lớn cần nhắc nhở trẻ nhổ ra ngoài thay vì nuốt vào. Thực hiện như sau:

  • Cho hỗn hợp nước muối được pha sẵn theo công thức vừa được liệt kê bên trren vào miệng, ngửa mặt và nói “A” lớn để tạo độ rung trong họng.
  • Súc miệng trong vòng 30 giây.
  • Nhổ và súc miệng lại bằng nước sạch. Không nuốt nước súc miệng trên.
  • Súc miệng đều đặn mỗi ngày.

Xịt miệng bằng nước muối

Bạn có thể từ điều chế bình xịt nước muối trị viêm họng bằng những cách sau đây:

Pha dung dịch nước muối: Pha loãng 1/4 cốc nước lọc, 1/2 thìa cà phê muối biển với nước ấm để muối tan đều.

Thêm tinh dầu: Đây không phải là thao tác bắt buộc. Tuy vậy, tinh dầu được thêm vào có thể hỗ trợ quá trình phục hồi diễn ra nhanh hơn. Một số loại tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn và giảm đau, có thể được dùng trong điều trị viêm họng là:

  • Tinh dầu bạc hà (giảm đau).
  • Tinh dầu xô thơm (kháng viêm, kháng virus, kháng khuẩn)
  • Tinh dầu khuynh diệp (kháng viêm, kháng virus, kháng khuẩn).

Lưu ý chỉ thêm 1 – 2 giọt tinh dầu, không nên thêm quá nhiều tinh dầu.

Cho tất cả nguyên liệu vào trong bình xịt: Chuẩn bị bình xịt có dung tích từ 30 – 60 ml. Với kích thướt nhỏ gọn này, bạn có thể dễ dàng mang theo và sử dụng khi cần thiết.

Dùng bình xịt khi cần thiết: Khi cảm thấy đau họng, bạn có thể xịt dung dịch trên vào họng bằng cách mở miệng rộng, đưa ống xịt lên cổ họng. Xịt từ 1 – 2 lần để làm dịu cơn đau, giảm kích ứng niêm mạc hầu họng.

Một số lưu ý khi chữa bệnh viêm họng bằng nước muối

Trong quá trình điều trị viêm họng bằng nước muối, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

Pha đúng hàm lượng muối cần thiết

Khi pha nước muối trị viêm họng, cần pha với liều lượng hợp lý. Nước muối quá đậm sẽ làm tổn thương cho tế bào niêm mạc họng hoặc nước muối quá nhạt sẽ không phát huy được tác dụng giảm sưng viêm. Bạn cũng có thể tìm mua nước muối sinh lý (nồng độ 0.9%) được bán sẵn tại các nhà thuốc để súc miệng hằng ngày.

Không dùng nước muối nồng độ cao

Nhiều người cho rằng, dùng nước muối ở nồng độ cao để súc miệng có thể tăng khả năng sát trùng. Tuy nhiên, điều này là không nên bởi nước muối khi được dùng ở nồng độ cao có thể gây tổn thương niêm mạc hầu họng, loét niêm mạc, tổn thương lan rộng.

Không nuốt nước muối

Không nuốt luôn nước muối. Thay vào đó, bạn chỉ nên súc miệng khoảng 5 phút rồi nhả ra là cách làm trên đã phát huy tác dụng.

Rửa sạch họng bằng nước sạch sau khi súc miệng bằng nước muối

Sau khi súc miệng bằng nước muối sinh lý xong, bạn nên dùng nước lọc để tráng lại miệng để loại bỏ mô thừa, mô bệnh ra khỏi họng.

Trên đây là một số thông tin về tác dụng trị viêm họng của muối cũng như cách dùng muối trong điều trị bệnh. Thông tin bài viết mang tính chất tổng hợp và tham khảo. ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và điều trị thay thế chỉ định của bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm

Viêm họng có nên uống nước cam không? Tại sao?

Nước cam là một loại đồ uống chứa làm lượng vitamin C dồi dào nên được đánh giá là rất...

Những loại đồ ăn và thức uống nên dùng khi bị viêm họng

Tình trạng sưng viêm khiến cổ họng bị đau rát và khó khăn khi nói chuyện. Ngoài việc sử dụng...

viêm họng mạn tính quá phát

Viêm họng mạn tính quá phát là gì? Nguy hiểm không?

Viêm họng mạn tính quá phát là tình trạng nghiêm trọng do nhiễm trùng tái phát nhiều lần. Lúc này,...

Viêm họng uống nước lạnh hay nước nóng sẽ tốt hơn?

Cảm giác khó chịu, khô rát và khó nuốt là điều mà bạn hay gặp phải khi bị viêm họng....

10+ cách chữa viêm họng hạt tại nhà nhanh nhất bằng mẹo

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị y tế, người bệnh có thể đưa một số cách...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *