Bị ngứa họng nên ăn gì, tránh gì cho nhanh hết?

Ngoài chức năng phát âm và thở, cổ họng còn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nuốt và vận chuyển thức ăn, thức uống xuống cơ quan tiêu hóa. Chính vì thế bên cạnh việc áp dụng các biện pháp điều trị thông thường, bệnh nhân bị ngứa họng cần chú ý xây dựng và duy trì một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Để hiểu hơn về vấn đề “Bị ngứa họng nên ăn gì, tránh gì cho nhanh hết”, người bệnh có thể tham khảo thông tin trong bài viết.

Bị ngứa họng nên ăn gì cho nhanh hết?

Ngứa họng là tình trạng xảy ra khá phổ biến. Tình trạng này thường xuất hiện do thói quen uống ít nước, tiếp xúc với không khí lạnh, giao tiếp quá thường xuyên hoặc có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý hô hấp như bệnh viêm amidan, cảm lạnh, viêm họng, viêm thanh quản…

Bị ngứa họng nên ăn gì, tránh gì cho nhanh hết?
Tìm hiểu người bị ngứa họng nên ăn gì, tránh gì cho nhanh hết

Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà và điều trị y tế, người bệnh có thể cải thiện tình trạng ngứa cổ họng bằng cách xây dựng và duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học. Chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp người bệnh làm giảm áp lực lên niêm mạc họng. Đồng thời giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy, viêm, khó chịu và đau rát ở cổ họng.

Đối với vấn đề “Bị ngứa họng nên ăn gì cho nhanh hết” chuyên gia khuyên bạn nên bổ sung những loại thực phẩm sau vào chế độ ăn uống mỗi ngày:

1. Thực phẩm mang đặc tính kháng khuẩn giúp giảm viêm, sưng, đau rát và ngứa ngáy cổ họng

Cổ họng bị ngứa và sưng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, nấm mốc và virus xâm nhập gây bệnh viêm thanh quản, viêm họng và những vấn đề, bệnh lý liên quan đến đường hô hấp trên.

Do đó, để cải thiện tình trạng ngứa ngáy cổ họng và làm giảm nguy cơ phát sinh những bệnh lý liên quan đến đường hô hấp trên, người bệnh nên tăng cường bổ sung những loại thực phẩm mang đặc tính chống viêm và kháng khuẩn vào chế độ dinh dưỡng. Bao gồm:

  • Tỏi: Các hoạt chất trong tỏi có đặc tính kháng khuẩn, kháng virus và chống viêm mạnh. Chính vì thế việc sử dụng tỏi có thể giúp bạn phòng ngừa được tình trạng viêm nhiễm, giảm đau rát và ngứa ngáy ở cổ họng. Ngoài ra hoạt chất allicin và nhiều chất chống oxy hóa trong loại thảo dược thiên nhiên này có thể giúp người bệnh tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức đề kháng và bảo vệ cơ thể khỏi sự tác động của các tác nhân gây hại.
  • Mật ong nguyên chất: Mật ong nguyên chất chứa vitamin, chất chống oxy hóa và nhiều khoáng chất có khả năng giảm ngứa, chống viêm và làm lành tổn thương tại niêm mạc cổ họng. Ngoài ra dưỡng chất trong nguyên liệu thiên nhiên này còn có tác dụng nâng cao sức đề kháng và ngăn ngừa viêm nhiễm. Bạn có thể sử dụng trực tiếp mật ong nguyên chất, uống trà mật ong hoặc thêm mật ong vào các món ăn để cải thiện tình trạng ngứa cổ họng.
  • Gừng tươi: Lượng tinh dầu tiết ra từ gừng tươi có khả năng kháng khuẩn, ức chế các hoạt động gây bệnh của nấm men và virus. Ngoài ra các hoạt chất được tìm thấy trong nguyên liệu thiên nhiên này còn có tác dụng giảm ngứa cổ họng, kích thích tiết nước bọt và hỗ trợ quá trình điều trị viêm nhiễm đường hô hấp trên.

Ngoài các thực phẩm nêu trên, bạn cũng có thể thường xuyên sử dụng một số loại thực phẩm mang đặc tính chống viêm và kháng khuẩn khác như nghệ, tía tô, bạc hà, thìa là…

Thực phẩm mang đặc tính kháng khuẩn
Thực phẩm mang đặc tính kháng khuẩn giúp giảm viêm, sưng, đau rát và ngứa ngáy cổ họng

Tham khảo thêm: Bị sưng amidan nhưng không đau là bệnh gì?

2. Tăng cường bổ sung rau xanh giúp giảm ngứa và làm dịu cổ họng

Rau xanh được đánh giá là nhóm thực phẩm lành mạnh, vô cùng thích hợp đối với những bệnh nhân đang bị sưng viêm, đau và ngứa rát cổ họng. Nhóm thực phẩm này có thành phần là nhiều dưỡng chất quan trọng và có lợi gồm vitamin, chất xơ, khoáng chất và hợp chất thực vật.

Những dưỡng chất trong rau xanh có khả năng loại bỏ đờm ứ, làm dịu cổ họng và thúc đẩy các hoạt động của hệ tiêu hóa. Ngoài ra việc tăng cường bổ sung những dưỡng chất có trong rau xanh còn giúp người bệnh cân bằng điện giải, giảm mất nước và mệt mỏi.

Một số loại rau xanh chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa như cải xoăn, mồng tơi, cải bó xôi… có tác dụng làm dịu và phục hồi niêm mạc cổ họng và amidan đang bị tổn thương.

3. Trái cây giàu vitamin C giúp hạn chế tình trạng ứ đờm và giảm ngứa

Khi bị ngứa rát cổ họng, người bệnh nên tăng cường bổ sung vào chế độ dinh dưỡng những loại trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi, dâu tây, quýt. Những loại quả này chứa hàm lượng khoáng chất, nước và vitamin dồi dào giúp giảm ngứa, làm dịu cổ họng và hạn chế tình trạng ứ đờm.

Ngoài ra việc tăng cường bổ sung những loại hoa quả giàu vitamin C vào chế độ ăn uống sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe tổng thể, tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ quá trình điều trị những vấn đề, bệnh lý liên quan đến tình trạng viêm nhiễm ở cơ quan hô hấp.

Việc thường xuyên bổ sung nhóm thực phẩm giàu vitamin C giúp cải thiện tốt các triệu chứng đau rát, ngứa họng, nghẹn vướng cổ họng khi ăn uống… Đồng thời giúp thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương, cân bằng điện giải và bù nước cho cơ thể. Từ đó giúp giảm lượng nước thất thoát do tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp gây ra.

Trái cây giàu vitamin C giúp hạn chế tình trạng ứ đờm và giảm ngứa
Trái cây giàu vitamin C giúp hạn chế tình trạng ứ đờm và giảm ngứa

4. Thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp nâng cao sức đề kháng, giảm ngứa cổ họng.

Ngứa ngáy cổ họng và một số triệu chứng khó chịu khác ở đường hô hấp thường bùng phát mạnh mẽ khi hệ miễn dịch và thể trạng suy giảm. Chính vì thế ngoài việc bổ sung những loại thực phẩm giúp cải thiện nhanh triệu chứng, người bệnh cần tăng cường bổ sung thêm thực phẩm giàu dinh dưỡng. Điều này sẽ giúp bạn nâng cao sức đề kháng và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Chức năng miễn dịch khỏe mạnh có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng và làm giảm mức độ nghiêm trọng của những triệu chứng hô hấp như ngứa ngáy cổ họng, đau rát, khàn tiếng, ho… Ngoài ra cơ thể có sức đề kháng tốt còn rút ngắn thời gian điều trị bệnh, tăng tốc độ làm lành tổn thương.

Trứng, sữa, thịt gà, hải sản, cá ngừ, cá hồi… là những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng phù hợp với các trường hợp bị ngứa cổ họng.

5. Giảm ngứa cổ họng bằng cách uống nhiều nước

Nếu không bổ sung đủ  2 – 2,5 lít nước/ngày, tình trạng ngứa rát cổ họng của bạn có thể sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Việc uống nhiều nước mỗi ngày sẽ giúp làm dịu niêm mạc họng, làm ẩm, cân bằng nồng độ điện giải, giúp giảm ho, giảm ngứa và làm loãng đờm.

Ngược lại, những người có thói quen uống ít nước có thể tăng cảm giác ngứa ngáy, khiến cổ họng khô nóng, khó chịu, đau rát, ho khan, tăng tiết dịch đờm và khàn giọng.

Giảm ngứa cổ họng bằng cách uống nhiều nước
Giảm ngứa cổ họng bằng cách uống nhiều nước

Tham khảo thêm: Bị viêm amidan hốc mủ có nên cắt không, tại sao?

Bị ngứa họng cần tránh uống và ăn gì?

Bên cạnh “Bị ngứa họng nên ăn gì cho nhanh hết”, người bệnh cũng cần lưu ý loại bỏ những loại thực phẩm không tốt cho quá trình điều trị bệnh. Bởi việc bổ sung đồ uống và các loại thực phẩm không thích hợp có thể kích thích phản ứng viêm, khiến niêm mạc họng trở nên sưng viêm, đau rát, phù nề. Đồng thời làm nghiêm trọng các triệu chứng khó chịu khác như mất tiếng, ho khan, ngứa họng…

Chính vì thế, bên cạnh việc bổ sung những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, bạn cần lưu ý, hạn chế sử dụng những loại thực phẩm và đồ uống sau:

1. Thực phẩm khô cứng – Thực phẩm khiến cho cổ họng bị kích ứng, phù nề, sưng viêm và ngứa ngáy

Việc thường xuyên sử dụng những loại thực phẩm khô cứng sẽ khiến cho cổ họng bị kích ứng, phù nề và sưng viêm nghiêm trọng. Bên cạnh đó việc bổ sung loại thực phẩm này vào thực đơn ăn uống mỗi ngày có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của triệu chứng ngứa họng, khiến triệu chứng kéo dài, cổ họng chậm lành.

Ngoài ra việc nhai và nuốt các mảnh thức ăn khô cứng có thể va chạm, ma sát vào niêm mạc dẫn đến tổn thương, chảy máu, đau rát và làm tăng nguy cơ phát sinh những bệnh viêm nhiễm đường hô hấp như viêm thanh quản, viêm amidan, viêm họng…

2. Thực phẩm gây nghẹn vướng khi ăn uống, khó chịu, ngứa rát cổ họng – Thực phẩm chứa hàm lượng axit cao

Những loại thực phẩm chứa hàm lượng axit cao như me, chanh, giấm, dưa muối… có thể làm nặng hơn tình trạng viêm ở cổ họng. Bởi hàm lượng axit dư thừa tích tụ gây viêm, sưng đau và ăn mòn niêm mạc. Từ đó gây ra tình trạng nghẹn vướng khi ăn uống, khó chịu, ngứa rát cổ họng.

Ngoài ra việc thường xuyên bổ sung vào chế độ ăn uống những loại thực phẩm chứa hàm lượng axit cao còn kích thích phản ứng viêm ở dạ dày – tá tràng. Đồng thời làm nặng hơn những triệu chứng của bệnh lý tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng.

Thực phẩm chứa hàm lượng axit cao
Thực phẩm gây nghẹn vướng khi ăn uống, khó chịu, ngứa rát cổ họng – Thực phẩm chứa hàm lượng axit cao

3. Thực phẩm gây kích ứng, tổn thương, sưng viêm và ngứa ngáy cổ họng – Thức ăn nhiều gia vị và dầu mỡ

Cổ họng có thể bị tổn thương, kích thích, khó chịu, sưng viêm và ngứa ngáy khi bạn thường xuyên sử dụng những loại thực phẩm nhiều gia vị và dầu mỡ. Ngoài ra nếu ăn nhiều, nhóm thực phẩm này gây ra cảm giác đau rát cổ họng, khàn giọng, nghẹn khi nuốt, mất tiếng.

Hơn thế, việc thường xuyên đưa thức ăn nhiều gia vị vào thực đơn ăn uống còn khiến cơ thể bị mất nước. Từ đó khiến cơ thể uể oải, mệt mỏi và dẫn đến tình trạng khô cổ họng. Do đó trong thời gian bị ngứa cổ họng, người bệnh cần hạn chế sử dụng những loại thực phẩm nhiều gia vị và dầu mỡ như đồ hộp, thức ăn nhanh, lạp xưởng, xúc xích, thức ăn chiên xào, đồ chiên rán, snack…

4. Thức ăn lạnh và nước đá – Thực phẩm khiến cổ họng sưng đau, ngứa ngáy và tiết nhiều dịch đờm

Thường xuyên uống nước đá và sử dụng những loại thức ăn lạnh như mì lạnh, kem… có thể khiến cổ họng sưng đau, ngứa ngáy và tiết nhiều dịch đờm. Ngoài ra, việc duy trì thói quen này còn làm gia tăng nguy cơ mất tiếng, khàn giọng và ho khan dai dẳng.

Chính vì thế trong suốt thời gian điều trị bệnh, người bệnh nên uống nước ấm để giảm viêm, làm dịu cổ họng và cải thiện nhiều triệu chứng khó chịu khác. Bên cạnh đó bạn nên sử dụng những món ăn có độ ấm vừa phải. Điều này sẽ giúp bạn tránh gây tổn thương và kích thích niêm mạc cổ họng.

5. Thức ăn, thức uống chứa caffeine và cồn – Thực phẩm không tốt cho người bị ngứa cổ họng

Caffeine và cồn trong những loại thức uống như rượu bia, cà phê… có thể gây ra nhiều tác động xấu đến vùng cổ họng, khiến các bệnh lý hô hấp tiến triển theo chiều hướng xấu. Bơi những thành phần này có khả năng kích thích cổ họng, dễ sưng tấy, viêm đỏ và phù nề.

Ngoài ra việc thường xuyên sử dụng những loại thức ăn chứa caffeine và cồn còn khiến cơ thể mệt mỏi, mất nước và làm nặng nề hơn những triệu chứng xảy ra ở đường hô hấp. Do đó, để phòng ngừa tình trạng ngứa họng xảy ra và kéo dài, bạn cần tránh sử dụng trà đặc, cà phê, rượu bia và một số thức uống có cồn khác.

Thức ăn, thức uống chứa caffeine và cồn
Thức ăn, thức uống chứa caffeine và cồn – Thực phẩm không tốt cho người bị ngứa cổ họng

Tham khảo thêm: Cắt amidan xong mấy ngày thì nói được bình thường?

Nguyên tắc ăn uống khi cổ họng bị ngứa

Bên cạnh việc xây dựng và duy trì chế độ ăn uống khoa học, người bệnh cần lưu ý và nắm rõ nguyên tắc ăn uống khi cổ họng bị ngứa để rút ngắn thời gian điều trị bệnh và làm giảm nhanh các triệu chứng. Nguyên tắc ăn uống khi cổ họng bị ngứa:

  • Người bệnh cần đa dạng những loại thực phẩm khi ăn uống để cải thiện chức năng miễn dịch và nâng cao sức khỏe. Bạn cần hạn chế sử dụng liên tục vài / một loại thực phẩm trong suốt quá trình điều trị bệnh.
  • Những người có cổ họng gặp vấn đề nên ưu tiên sử dụng những món ăn dễ nuốt và mềm như canh, đồ luộc, cháo hoặc súp. Người bệnh cần hạn chế dùng các món ăn nướng, xào hoặc chiên.
  • Tránh bỏ bữa, ăn đủ 3 bữa/ngày. Bởi việc thường xuyên bỉ bữa có thể khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, tạo điều kiện thuận lợi để bệnh hình thành và phát triển mạnh mẽ.

Một số lưu ý cho người bị ngứa cổ họng

Để cải thiện nhanh tình trạng ngứa rát cổ họng, ngoài việc duy trì một chế độ ăn uống phù hợp, người bệnh cũng cần lưu ý những điều sao đây:

  • Nên đeo khẩu trang khi đến những nơi đông người hoặc di chuyển ngoài trời và tránh hút thuốc lá.
  • Hạn chế thực hiện những hoạt động có khả năng làm tăng áp lực lên vùng cổ họng. Cụ thể như la hét, giao tiếp nhiều, hát… Bởi đây đều là những hoạt động có thể gây kích ứng, khiến niêm mạc cổ họng phù nề và viêm sưng nghiêm trọng hơn.
  • Người bệnh cần chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ từ 2 – 3 lần/ngày để chống viêm, loại bỏ vi khuẩn gây hại, làm dịu cổ họng, giảm ngứa ngáy và hạn chế phát sinh các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức. Đồng thời ngủ đủ 7 – 8 giờ/ngày.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa để loại bỏ các chất kích thích như phấn hoa, bụi bẩn, lông chó mèo, nấm mốc…
  • Trong trường hợp tình trạng ngứa cổ họng xuất hiện kéo dài hoặc xuất hiện đồng thời với những biểu hiện khác, người bệnh nên đến cơ sở y tế, gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán và chỉ định những loại thuốc điều trị thích hợp.
Khám bác sĩ
Khám bác sĩ khi tình trạng ngứa cổ họng xuất hiện kéo dài hoặc xuất hiện cùng các biểu hiện khác

Bài viết là những thông tin giúp giải đáp vấn đề “Bị ngứa họng nên ăn gì, tránh gì cho nhanh hết?”. Tuy nhiên ngoài việc duy trì và xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, người bệnh nên sử dụng thuốc và thực hiện một số biện pháp cơ bản giúp hỗ trợ điều trị khi cần thiết. Từ đó giúp khắc phục triệu chứng trong thời gian ngắn nhất.

Có thể bạn quan tâm

Chữa viêm họng bằng lá hẹ là phương pháp an toàn, hiệu quả

Lá hẹ và công dụng chữa viêm họng khiến bạn bất ngờ

Chữa viêm họng bằng lá hẹ là phương pháp có thể khắc phục được các triệu chứng đau rát, vướng...

Công dụng chữa viêm họng của trà xanh bạn nên biết

Khi cảm thấy bị đau, rát do niêm mạc hầu họng bị sưng viêm, bạn có thể nhâm nhi một...

7 mẹo chữa viêm họng cho bé không dùng kháng sinh

Chữa viêm họng cho bé không dùng kháng sinh thường chỉ định áp dụng cho các trường hợp bị viêm...

Viêm họng có nên ăn thịt gà không? Ăn bao nhiêu là đủ?

Chế độ kiêng cữ trong thời gian mắc bệnh và điều trị bệnh là việc nên làm ở mỗi bệnh...

Dùng cây lược vàng chữa viêm họng đúng cách

Từ giờ, các cơn đau rát, khàn tiếng, khó nuốt sẽ không còn cơ hội để làm phiền bạn khi...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *