Bỏ túi cách chữa viêm họng khi trời lạnh cực hữu ích

Tiết trời chuyển sang lạnh cũng là thời điểm các bệnh đường hô hấp gia tăng, trong đó có viêm họng. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng các triệu chứng đau, sưng, viêm, rát cổ họng khiến cho nhiều người cảm thấy khó chịu.

Viêm họng là thuật ngữ đề cập đến tình trạng niêm mạc hầu họng bị sưng, viêm do nhiễm trùng. Tác nhân gây bệnh có thể là do virus (60 – 80%), vi khuẩn (phế cầu, tụ cầu, liên cầu khuẩn), nấm, dị ứng, tiếp xúc với môi trường bẩn… Hầu hết bệnh nhân viêm họng có thể tự khỏi sau 5 – 7 ngày. Tuy nhiên, bạn cũng có thể áp dụng thêm một số biện pháp chữa viêm họng khi trời lạnh để giảm nhẹ triệu chứng và chóng phục hồi.

chữa viêm họng khi trời lạnh
Tiết trời chuyển sang lạnh cũng là thời điểm các bệnh đường hô hấp gia tăng, trong đó có viêm họng.

Tại sao vào mùa đông bạn dễ bị viêm họng hơn thời điểm khác?

Viêm họng là tình trạng lớp màng nhầy của họng bị sưng, viêm. Mọi đối tượng đều có nguy cơ mắc phải nhưng bệnh vẫn phổ biến hơn ở trẻ em. Viêm họng được phân thành hai dạng: cấp tính và mạn tính.

Theo các chuyên gia 60% – 80% tác nhân làm khởi phát bệnh là do virus (chủ yếu là rhinovirus, adeno, cúm, sởi, vi rút hợp bào đường thở). Các trường hợp còn lại là do nhiễm vi khuẩn (tụ cầu vàng, liên cầu, phế cầu), nấm, dị ứng, chất kích thích…

Mùa đông là thời điểm có tỉ lệ người lớn và trẻ em mắc bệnh viêm họng cao. Lúc này, thời tiết và nhiệt độ giảm mạnh làm cho sức đề kháng trong cơ thể bị suy yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn và một số tác nhân gây bệnh khác xâm nhập, phát triển, gây nên các đợt viêm họng cấp.

Mẹo chữa viêm họng khi trời lạnh cực hữu ích

Viêm họng không phải là bệnh nguy hiểm, có thể tự khỏi sau 5 – 7 ngày. Tuy nhiên, bạn có thể đẩy nhanh tốc độ phục hồi, giảm cảm giác đau đớn, khó chịu & phòng bệnh tái phát nếu như áp dụng các biện pháp sau đây:

Áp dụng mẹo trị bệnh tự nhiên

Dùng mật ong chữa viêm họng khi trời lạnh

Với đặc tính nổi bật là kháng khuẩn và giảm viêm, mật ong được dùng như một vị thuốc để trị bệnh, trong đó có viêm họng. Nguyên liệu có thể ức chế hoạt động, quá trình tổng hợp protein của một số loại vi khuẩn. Hơn nữa, mật ong còn giúp tạo một lớp màng bao bọc niêm mạc họng, làm giảm viêm và ho. Bạn có thể pha mật ong với ly nước ấm loãng, thêm một ít chanh, dùng từ 2 -3 lần / ngày, vào mỗi buổi sáng và tối.

Uống trà hoa cúc

Hoa cúc chamomile (hoa cúc Đức) là loại thảo mộc tự nhiên có chứa nhiều hoạt chất chống viêm hiệu quả. Dùng trà hoa cúc khi bị bệnh viêm họng giúp làm giãn cơ, dịu cơn đau. Bên cạnh đó, dùng trà thảo mộc hoa cúc trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn ngủ sâu giấc hơn.

chữa viêm họng vào mùa đông
Uống trà hoa cúc giúp làm dịu cơn đau họng.

Uống nước chanh nóng

Nhờ vào đặc tính kháng khuẩn, kháng virus, tăng cường hệ thống miễn dịch, nước chanh trở thành thức uống không thể thiếu cho những người bị viêm họng, cảm cúm, cảm lạnh. Tính axit của chanh sẽ tạo môi trường axit trong hầu họng, khiến cho các tác nhân gây bệnh khó sinh sôi và phát triển hơn.

Ngoài ra, chanh cũng chứa hàm lượng vitamin C tương đối cao. Đây là chất quan trọng giúp củng cố hệ thống miễn dịch của cơ thể, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Dùng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh điều trị viêm họng

Để giảm triệu chứng đau rát, khó chịu do viêm họng, bạn có thể dùng một số loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như acetaminophen hoặc ibuprofen. Thuốc có tác dụng chống sưng, viêm ở niêm mạc hầu, họng, từ đó giảm đau.

Tuy nhiên, không dùng asprin để dùng cho đối tượng trẻ em, trẻ sơ sinh. Nhiều nghiên cứu cho biết aspirin có liên quan đến hội chứng rối loạn chuyển hóa ở trẻ (hội chứng Reye’s) – có thể gây suy gan, viêm não hoặc thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Thuốc kháng sinh chỉ được chỉ định khi xác định rõ tác nhân gây bệnh là vi khuẩn như liên cầu khuẩn, streptococcus. Nếu tác nhân gây viêm họng là virus, kháng sinh không phát huy tác dụng dược lý. Để biết chính xác tác nhân gây viêm họng là gì, bạn có thể đến cơ sở y tế để được thăm khám và chỉ định một số biện pháp chữa trị phù hợp.

Việc điều trị bằng thuốc, đặc biệt là kháng sinh cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ. Không ngưng thuốc (kể cả khi bệnh có biểu hiện thuyên giảm) khi chưa hết liệu trình. Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn nên được dùng sau khi ăn, kèm một ly nước đầy để tránh kích ứng lên dạ dày.

Biện pháp chăm sóc sức khỏe và thay đổi lối sống hằng ngày

Súc miệng bằng nước muối

Mặc dù khá cổ điển nhưng súc miệng bằng nước muối là một trong những biện pháp hữu ích giúp loại bỏ đờm nhầy, giảm sưng viêm ở họng. Khi màng nhầy bị sưng, viêm, sẽ gây triệu chứng đau, ngứa rát. Muối có tác dụng hút bớt nước trong các mô bị tổn thương, từ đó giúp bạn cảm thấy dễ chịu, thoải mái.

Bạn có thể pha nước muối súc miệng bằng cách cho nửa thìa cà phê muối ăn vào trong một ly nước ấm. Khi súc, ngửa đầu ra phía sau để nước có thể đi vào cổ họng. Ngậm và khò nước muối trong khoảng 30 giây rồi nhổ ra ngáy sau đó.

Thực hiện thao tác trên 3 lần mỗi ngày. Không xúc miệng quá nhiều vì điều này có thể khiến cho lớp màng nhầy bị khô, tình trạng viêm nhiễm có thể trở nên nghiêm trọng hơn.

Uống nhiều nước

Thời tiết lạnh và khô vào mùa đông dễ khiến cho nhiều người uống ít nước hơn bình thường. Với những đối tượng bị viêm họng, việc cấp không đủ nước có thể khiến cho lớp màng nhầy cổ họng trở nên khô và dễ bị kích ứng hơn. Do đó, bạn nên bổ sung nhiều nước cho cơ thể, nên uống nước ấm và hạn chế dùng đồ uống ướp lạnh để làm ẩm, ẩm và phục hồi tổn thương ở niêm mạc họng.

tại sao mùa đông dễ bị viêm họng
Uống nhiều nước ấm để làm dịu cổ họng khi bị viêm họng vào mùa đông.

Dùng viên ngậm OTC hoặc thuốc xịt họng trị viêm họng

Các loại thuốc xịt họng hoặc viên ngậm OTC (không kê đơn) hiện nay đều chứa nhiều thành phần có khả năng xoa dịu họng, thông thoáng mũi. Với dạng viên ngậm, bạn nên tìm mua những loại có chứa mật ong và bạc hà. Ngoài ra, một số thuốc xịt hoặc viêm ngậm trị viêm họng có tính kháng khuẩn nhẹ có thể làm tê vùng họng và giảm đau rất tốt.

Nghỉ ngơi nhiều hơn

Cơ thể cần được nghỉ ngơi đủ để có thể phục hồi và tái tạo năng lượng cho một ngày mới. Do đó, bạn cần hạn chế thức khuya dậy sớm, lao động nặng nhọc, nghỉ ngơi đầy đủ để bệnh viêm họng chóng phục hồi, thoát khỏi nguy cơ bệnh chuyển biến thành trận cảm lạnh hay cảm cúm.

Tắm bằng nước ấm

Tắm nước lạnh ào mùa đông có thể khiến cho bệnh viêm họng trở nên nghiêm trọng hơn hoặc khiến cho bệnh dễ chuyển biến thành một trận cảm cúm, cảm lạnh. Thời điểm này, bạn nên tắm bằng nước ấm. Hơi nóng của nước sẽ làm dịu cảm giác đau rát, khô ở họng, giúp giảm đau họng và nghẹt mũi (nếu có).

Bạn có thể cân nhắc thêm vào nước tắm một số loại tinh dầu có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn tốt như: tinh dầu bạc hà, tinh dầu bạch đàn (khuynh diệp)….

Sử dụng máy tạo ẩm không khí

Không khí quá lạnh và khô có thể khiến cổ họng bị đau. Để khắc phục vấn đề trên, bạn có thể dùng máy tạo độ ẩm cho không khí. Thiết bị này có tác dụng tăng cường và khuếch tán độ ẩm có trong không khí, nhờ vậy cổ họng và lớp màng nhầy chỉ thực sự khỏe mạnh khi đủ ẩm.

Giữ ấm cổ họng

Vào mùa đông, mũi, cổ họng, ngực là những bộ phận nhạy cảm, dễ bị nhiễm lạnh và gây một số bệnh đường hô hấp nên cần được giữ ấm đầy đủ. Người bệnh cần mặc đủ quần áo ấm, quàng khăn trước khi ra đường.

Thỉnh thoảng, bạn cũng nên làm ấm cổ họng bằng cách nhúng một chiếc khăn tay nhỏ vào trong nước nóng, sau đó vắt nước cho khô rồi nhanh chóng áp khăn lên khu vực cổ họng. Nhiệt độ cao sẽ kích thích lưu thông máu và giảm sưng viêm. Tuy nhiên, cần lưu ý là không dùng nước quá nóng để làm ướt khăn để tránh bị bỏng.

Tránh xa các chất kích ứng hầu họng

Môi trường sống không vệ sinh, sạch sẽ có thể khiến cho niêm mạc hầu, họng dễ bị sưng, viêm, ngứa và kích ứng hơn thông thường. Vì thế, trong sinh hoạt hằng ngày, bạn nên dọn sạch phòng để tránh bị tác động bởi các chất gây kích ứng sau:

  • Sản phẩm tẩy rửa, bột giặt, nước lau sàn, nước rửa kính…
  • Khói thuốc lá
  • Khói bụi
  • Lông da động vật, phấn hoa, nến thơm, hương hóa học…

Trên đây là một số thông tin về cách chữa viêm họng khi trời lạnh, hy vọng thông tin trên sẽ hữu ích đến bạn. Nội dung trong bài viết mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán & phương pháp điều trị thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm

Cách chữa bệnh viêm họng mãn tính bằng đông y

Các bài thuốc chữa viêm họng mãn tính từ đông y được chia theo từng thể bệnh cụ thể. Người bệnh cần xác định thể bệnh thông qua những triệu...
Dùng kháng sinh chữa viêm họng gây tác hại gì?

Các loại thuốc kháng sinh chữa viêm họng – Lợi và hại?

Dùng thuốc kháng sinh chữa viêm họng mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách,...

Chữa viêm họng bằng quả quất cực đơn giản và rẻ tiền

Chữa viêm họng bằng các bài thuốc từ quả quất là một phương pháp chữa bệnh dân gian được khá...

Viêm họng nên ăn gì và kiêng gì để giảm đau, bệnh nhanh hết?

Một khi đã phát triển, bệnh đau họng sẽ làm đau và gây ra cảm giác khó nuốt khi ăn....

Thông tin về bệnh viêm họng hạt và cách điều trị

Bệnh viêm họng hạt là gì? Dấu hiệu và cách điều trị

Viêm họng hạt là tình trạng lớp niêm mạc họng bị viêm nhiễm trong thời gian dài và tái phát...

Người viêm họng có được ăn măng không? Nên tránh gì?

Người viêm họng có được ăn măng không? Nên tránh gì?

Viêm họng có ăn măng được không là thắc mắc của nhiều người bệnh. Măng chứa các chất dinh dưỡng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *