Người bị bệnh gan, viêm gan nên ăn và kiêng gì tốt?
Gan có vai trò tiêu hóa và chuyển hóa tất cả các chất lưu hành trong cơ thể, kể cả thức ăn được dung nạp để chuyển thành các chất có lợi. Một lá gan khỏe mạnh, đảm bảo chức năng đào thải độc tố, các chất không cần thiết và hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh. Chính vì thế những người bị viêm gan, bệnh gan nên áp dụng một chế độ ăn uống phù hợp để gan khỏe và đảm bảo các hoạt động của gan. Vậy người bị bệnh gan, viêm gan nên ăn và kiêng gì tốt? Bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này.
Người bị bệnh gan, viêm gan nên ăn gì tốt?
Nếu mắc bệnh gan, viêm gan, người bệnh nên xây dựng và duy trì một chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Tùy thuộc vào sức khỏe và nhu cầu của từng cá nhân, chế độ ăn uống có thể được điều chỉnh sao cho phù hợp nhất.
Về vấn đề “Người bị bệnh gan, viêm gan nên ăn gì tốt?”, theo các chuyên gia, người bị viêm gan, bệnh gan nên bổ sung các nhóm thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất, giàu protein… để hỗ trợ điều trị và cải thiện sức khỏe của gan. Cụ thể:
1. Thực phẩm giàu chất xơ – Thực phẩm nâng cao sức khỏe của gan, giúp gan hoạt động ở mức tối ưu
Việc bổ sung một lượng vừa đủ chất xơ từ chế độ ăn uống vào cơ thể sẽ giúp những người có vấn đề về gan cải thiện bệnh lý. Ngoài ra thành phần dinh dưỡng này còn có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao sức khỏe của gan, giúp gan hoạt động ở mức tối ưu.
Ngoài ra việc duy trì chế độ ăn uống giàu chất xơ còn giúp bạn ổn định các hoạt động và chức năng của hệ tiêu hóa, tốt cho gan, phòng ngừa thừa cân béo phì, hỗ trợ chống viêm và điều chỉnh hệ thống miễn dịch.
Hơn thế khi được đưa vào cơ thể, chất xơ sẽ phát huy tác dụng loại bỏ lượng chất béo đang tích tụ trong gan, ổn định đường huyết và chỉ số men, giảm bớt gánh nặng cho gan. Đồng thời đảm bảo hoạt động chuyển hóa và đào thải độc tố của gan.
Một số loại thực phẩm giàu chất xơ gồm:
- Các loại củ
- Các loại hạt, đậu
- Cần tây
- Các loại quả mọng
- Hạt lanh
- Nấm
- Rau xanh
- Rau cải
- Trái cây tươi
- Trái bơ…
Tham khảo thêm: Nóng gan là gì? Triệu chứng, cách điều trị, khắc phục
2. Thực phẩm bảo vệ gan khỏi những tác động xấu, tránh bị tổn thương – Cà phê
Theo kết quả tổng hợp từ nhiều cuộc nghiên cứu, việc uống từ 1 – 2 tách cà phê mỗi ngày hoặc dùng những loại thực phẩm chứa cà phê có thể bảo vệ gan khỏi những tác động xấu, tránh bị tổn thương. Đặc biệt là khi người bệnh có chế độ ăn uống không lành mạnh hoặc lạm dụng rượu.
Các nghiên cứu cũng cho thấy, cà phê có khả năng ức chế sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư. Từ đó giúp phòng ngừa ung thư gan hiệu quả. Ngoài ra việc dùng cà phê với một lượng vừa đủ còn giúp bạn phòng ngừa những tổn thương vĩnh viễn ở gan, giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ, xơ gan ở những người bị bệnh gan mãn tính.
Các hoạt chất được tìm thấy trong cà phê có tác dụng ngăn chặn sự tích tụ collagen và chất béo ở gan, tăng nồng độ glutathione giúp kháng viêm, chống oxy hóa, ức chế hoạt động gây hại của các gốc tự do.
3. Thực phẩm giàu protein – Thực phẩm thúc đẩy quá trình làm lành tế bào gan và tế bào ống mật
Protein tham gia vào quá trình phát triển của cơ thể, đảm bảo chức năng, các hoạt động của gan và nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Việc dung nạp một lượng protein cần thiết có thể đẩy nhanh quá trình làm lành những tổn thương của tế bào gan và những tế bào tồn tại trong ống mật. Đồng thời tăng cường các hoạt động của gan, đảm bảo chức năng của gan và ống mật.
Ngoài ra, nếu đảm bảo chế độ ăn uống giàu protein, hệ miễn dịch và sức khoẻ của người bệnh sẽ được nâng cao. Tuy nhiên thay vì bổ sung protein từ mỡ động vật và thịt đỏ, những người bị viêm gan nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm sau:
- Các loại đậu
- Cua
- Mực
- Thịt gà
- Cá
- Trứng…
4. Thực phẩm giàu dinh dưỡng, cải thiện các vấn đề về gan – Quả hạch
Quả hạch chứa nhiều thành phần dinh dưỡng gồm vitamin E, chất chống oxy hóa, chất béo có lợi và nhiều hợp chất thực vật. Vì thế việc bổ sung loại quả này vào chế độ ăn uống sẽ giúp những người có vấn đề về gan (bệnh gan, viêm gan, gan nhiễm mỡ) cải thiện nồng độ men gan, chữa men gan cao, làm lành tổn thương tế bào gan, đảm bảo chức năng và các hoạt động của gan.
Ngoài ra nếu tăng cường bổ sung những dưỡng chất có trong quả hanh nhân, quả óc chó, người bệnh sẽ phòng ngừa được tình trạng gan nhiễm mỡ, giảm viêm, duy trì sức khỏe của gan và sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên người bệnh cần tránh lạm dụng loại quả này vì có thể làm dư thừa calo trong cơ thể.
Tham khảo thêm: Hướng Dẫn Chữa Gan Nhiễm Mỡ Bằng Tỏi Đơn Giản Tại Nhà
5. Rau xanh, trái cây tươi – Thực phẩm cải thiện chức năng gan, tăng sức đề kháng
Việc ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi sẽ giúp bạn thúc đẩy quá trình phục hồi gan, làm lành tổn thương và khôi phục các chức năng của các tế bào gan. Nguyên nhân là do trong loại thực phẩm này chứa nhiều vitamin và khoáng chất – hai thành phần dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe tổng thể và gan.
Ngoài ra nếu bạn duy trì chế độ ăn uống giàu khoáng chất và vitamin, cả hai thành phần dinh dưỡng này sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe, nâng cao sức đề kháng và đảm bảo các hoạt động có lợi của hệ miễn dịch. Đồng thời phòng ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn, virus dẫn đến viêm gan tiến triển và chuyển sang thể mãn tính.
Đặc biệt bạn nên tăng cường bổ sung những loại trái cây, rau củ quả giàu vitamin A và vitamin C như dâu tây, cam, việt quất, kiwi, đu đủ, ớt chuông, xoài, ổi, súp lơ xanh, vải, rau bina, khoai lang… để cải thiện chức năng gan, tăng sức đề kháng và hỗ trợ hoạt động loại bỏ vi khuẩn.
Vitamin và chất chống oxy hóa có nhiều trong những loại rau có màu xanh sẫm như rau bina, rau cải xanh, rau ngót, súp lơ xanh… Vì thế việc thêm các loại rau có màu xanh sẫm vào thực đơn ăn uống sẽ giúp bạn loại bỏ các gốc tự do, phòng ngừa tế bào gan bị phá hủy. Ngoài ra bạn có thể phòng ngừa bệnh ung thư gan bằng cách thường xuyên bổ sung những loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa.
6. Thực phẩm giúp ổn định nồng độ enzyme, ngăn ngừa sự tích tụ chất độc ở gan – Cá béo
Cá béo chứa rất nhiều omega-3 – một loại axit béo có lợi. Vì thế việc đưa loại thực phẩm vào chế độ dinh dưỡng sẽ giúp người bệnh đảm bảo các hoạt động của gan, nâng sức khỏe tổng thể, sức đề kháng. Đồng thời đảm bảo các hoạt động của hệ thống miễn dịch, kháng viêm và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Ngoài axit béo omega-3, trong cá béo còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có tác dụng ổn định nồng độ enzyme của gan, ngăn ngừa sự tích tụ chất béo và một số chất độc, phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Hơn thế loại thực phẩm này còn có tác dụng chống viêm, tốt cho sức khỏe của gan và cải thiện chức năng kháng insulin.
7. Thức ăn lỏng, nhiều nước – Thực phẩm giúp gan khỏe và hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa tình trạng thiếu nước
Những người bị bệnh gan, viêm gan hoặc mắc phải một số vấn đề khác về gan cần uống đủ nước. Thay vì uống các loại đồ uống ngọt như nước giải khát đóng hộp, soda… bạn nên cố gắng uống nước lọc hoặc nước khoáng. Thói quen này sẽ giúp gan của bạn khỏe và hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa tình trạng thiếu nước. Tốt nhất bạn nên uống đủ 2 lít nước lọc mỗi ngày.
Bên cạnh việc uống nước lọc hoặc nước khoáng, bạn nên thường xuyên sử dụng thực đơn ăn uống chứa các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, thức ăn lỏng, chứa nhiều nước như nước hầm xương, súp, canh, cháo…
Những loại thực phẩm này không chỉ giúp bạn bổ sung một lượng nước cần thiết cho cơ thể mà còn tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng. Từ đó giúp nâng cao sức khỏe tổng thể, sức khỏe của gan, đảm bảo các chức năng của gan và quá trình đào thải độc tố.
Ngoài ra để đảm bảo dung nạp đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, bạn nên uống nước ép rau củ quả, nước ép trái cây. Điều này sẽ giúp bạn bảo vệ gan và giúp hoạt động của hệ tiêu hóa diễn ra suôn sẻ hơn.
Tham khảo thêm: 6 Món Ăn Tốt Cho Người Bệnh Gan Nhiễm Mỡ Nên Ăn
Người bị bệnh gan, viêm gan nên kiêng gì?
Chế độ ăn uống lành mạnh có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của gan. Vì thế bên cạnh vấn đề “Người bị bệnh gan, viêm gan nên ăn gì tốt?”, bạn cũng nên lưu ý kiêng sử dụng một số loại thực phẩm làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh, giảm sức khỏe và chức năng của gan. Điều này sẽ giúp bạn duy trì một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh.
1. Rượu bia, thực phẩm chứa cồn – Thực phẩm khiến chức năng chuyển hóa rượu của gan bị gián đoạn
Gan là cơ quan có chức năng chuyển hóa rượu. Tuy nhiên gan chỉ chuyển hóa một lượng rượu nhất định trong một khoảng thời gian giới hạn. Khi uống nhiều rượu bia, ăn nhiều thực phẩm chứa cồn khiến lượng cồn trong máu quá cao, chức năng chuyển hóa rượu của gan có thể bị gián đoạn. Từ đó dẫn đến hiện tượng mất cân bằng hóa học.
Trong trường hợp gan buộc phải hoạt động liên tục để chuyển hóa rượu, những tế bào gan có thể bị thay đổi hoặc bị phá hủy dẫn đến mỡ tích tụ tại cơ quan này. Điều này làm phát sinh bệnh gan nhiễm mỡ và những vấn đề, bệnh lý nghiêm trọng hơn. Cụ thể như hình thành mô sẹo vĩnh viễn (xơ gan) hoặc viêm gan do rượu.
2. Thực phẩm kích thích và đẩy nhanh quá trình hình thành mỡ ở gan – Thực phẩm giàu Fructose
Siro từ trái cây và một số nguồn fructose đậm đặc khác có thể kích thích và đẩy nhanh quá trình hình thành mỡ ở gan.
Chính vì thế, những người có vấn đề về gan nên tránh sử dụng những loại thực phẩm chứa nhiều fructose. Điển hình như đồ uống trái cây ngọt, nước ngọt, các loại sữa chua có vị ngọt, trái cây đóng hộp, ngũ cốc ăn sáng vị ngọt, các sản phẩm bánh (bánh nướng, bánh quy, bánh ngọt), những loại gia vị chế biến sẵn như thạch trái cây, mứt, sốt cà chua, nước sốt ngọt…
Tham khảo thêm: Chữa Gan Nhiễm Mỡ Bằng Diện Chẩn Bạn Nên Thử
3. Thực phẩm chứa chất béo bão hòa – Thực phẩm khó chuyển hóa tại gan, thúc đẩy quá trình tích tụ mỡ trong nhu mô
Các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như bơ động vật, thịt đỏ, thịt đông lạnh và những loại thực phẩm từ sữa giàu chất béo như bánh rán, các loại bánh ngọt, kem, phô mai… là loại thực phẩm không tốt cho gan. Bởi chất béo bão hòa là chất khó chuyển hóa tại gan, thúc đẩy quá trình tích tụ mỡ trong nhu mô khiến gan gặp vấn đề.
4. Thực phẩm làm suy giảm chức năng gan, thay đổi tế bào gan – Thực phẩm mặn, nhiều muối
Trong khẩu phần ăn uống mỗi ngày, việc ăn những loại thực phẩm mặn, nhiều muối cũng như chứa lượng natri quá cao có thể làm suy giảm chức năng gan. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu dung nạp quá nhiều muối, bạn sẽ đối mặt với một số thay đổi ở gan. Cụ thể như tỷ lệ phân chia tế bào gan thấp hơn, tỷ lệ chết tế bào gan nhanh hơn, các tế bào dễ bị biến dạng.
Chế độ ăn uống, dinh dưỡng có mối liên hệ với sức khỏe của gan. Vì thế người bị bệnh gan, viêm gan nên ăn và kiêng gì tốt là vấn đề đáng được quan tâm để cải thiện bệnh lý và bảo vệ sức khỏe toàn diện. Những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ và biết cách xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, lựa chọn các loại thực phẩm đúng đắn. Từ đó giúp giữ gìn sức khỏe và chức năng của gan dài lâu.
Có thể bạn quan tâm
- 25 thực phẩm tốt cho gan – Thanh lọc cơ thể cần thiết
- Chế độ ăn cho người men gan cao – Nên ăn, kiêng gì?
Hỏi đáp cùng chuyên gia
Bị vỡ gan độ 4 sau tai nạn giao thông thì nên có chế độ ăn như thế nào? Bao lâu được ăn cơm ạ