Chích Ngừa Viêm Gan B Cho Trẻ Sơ Sinh Khi Nào?

Chích ngừa viêm gan B cho trẻ sơ sinh được Bộ y tế Việt Nam khuyến cáo thực hiện đầy đủ để đảm bảo an toàn cho trẻ, kể cả khi người mẹ mắc phải bệnh lý này hoặc không. Để mang lại hiệu quả phòng bệnh tốt nhất cũng như hình thành hệ miễn dịch tốt với virus gây bệnh, việc tiêm chủng nên thực hiện ngay khi trẻ sinh ra.

Nên chích ngừa viêm gan B cho trẻ sơ sinh khi nào?

Có thể nói, viêm gan B là bệnh lý vô cùng nguy hiểm và nó được thống kê là gây tử vong khoảng 1,5 triệu người mỗi năm. Vì thế, chích ngừa cho trẻ sơ sinh khi người mẹ mắc phải bệnh này là một điều có ý nghĩa hết sức quan trọng. Tổ chức Y tế thế giới đã khẳng định viêm gan B có thể kiểm soát một cách hiệu quả thông qua tiêm chủng vắc xin.

Hội tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành về YHCT cùng việc sở hữu bài thuốc mang tính đặc trị, đem lại hiệu quả xử lý bệnh cao, triệt để được kế thừa từ Y pháp Hải Thượng Lãn Ông, Trung tâm Thuốc dân tộc đã giúp hàng ngàn người bệnh thoát khỏi phiền toái, lo lắng do các bệnh về gan gây ra. Đây hiện đang là địa chỉ chữa bệnh gan được tin tưởng, đánh giá cao nhất hiện nay.
Chích ngừa viêm gan B cho trẻ sơ sinh
Chích ngừa viêm gan B cho trẻ sơ sinh mang lại hiệu quả tốt nhất trong 24 giờ sau sinh.

Việc này được khuyến cáo tiến hành sau khi trẻ được sinh ra càng sớm càng tốt, cụ thể là trong vòng 24 giờ sau sinh. Với mũi tiêm trong thời điểm này, trẻ có thể hình thành được khả năng phòng ngừa trường hợp lây nhiễm bệnh từ mẹ lên đến 85 – 90%. Đồng thời, hiệu quả có thể giảm dần theo từng ngày từ 50 – 57% và không đạt được nếu tiêm sau 7 ngày.

Hầu hết các trẻ sơ sinh đều cần được tiêm chủng vắc xin ngừa viêm gan B sau sinh. Lúc này, trẻ sẽ được tiêm vắc xin ngừa viêm gan đơn giá hoặc vắc xin phòng lao BCG nhưng sẽ tiêm ở 2 vị trí khác nhau. Riêng với trẻ có mẹ mắc bệnh, việc tiêm chủng cũng khác đi vì ngoài loại vắc xin phòng bệnh như bình thường thì đòi hỏi trẻ phải được tiêm mũi kháng thể huyết thanh kháng viêm gan B.

Lịch tiêm viêm gan B cho trẻ sơ sinh được khuyến cáo như sau:

  • Mũi 1: Mũi tiêm đầu tiên cần được tiến hành sau sinh 24 giờ là tốt nhất.
  • Mũi 2: Thực hiện cách mũi 1 trong một tháng.
  • Mũi 3: Thực hiện cách mũi 2 trong một tháng.

Đối với mũi 4 sẽ được tiêm nhắc lại sau 1 năm. Tuy nhiên, lúc này liều lượng thuốc tăng cao hơi nên sẽ được yêu cầu vài năm một lần tùy theo tình hình dịch tễ học của từng bé.

Vì sao cần chích ngừa viêm gan B cho trẻ sơ sinh?

Theo một số ghi nhậm, bệnh viêm gan B đang ở mức báo động, trung bình mỗi năm trên thế giới có ít nhất 1 triệu người tử vong do bệnh lý này, trong đó có khoảng 350 – 400 triệu người mắc bệnh gan mạn tính. Tại nước ta, tỷ lệ này cũng tương đối cao và trẻ em chính là đối tượng dễ mắc bệnh nếu không được tiêm phòng.

Chích ngừa viêm gan B cho trẻ sơ sinh
Cho trẻ chích ngừa viêm gan B càng sớm thì hiệu quả mang lại ngày càng cao.

Cụ thể, nguyên nhân có thể là do lây từ mẹ hoặc có thể lây nhiễm virus từ bạn bè bởi quá trình chơi đùa có thể gây té ngã và chảy máu. Viêm gan B hiện chưa có thuốc đặc trị nên việc tiêm phòng đối với trẻ sơ sinh có ý nghĩa rất lớn trong việc ngăn ngừa dịch bệnh hiệu quả và đảm bảo trẻ có được một sức khỏe ổn định để phát triển một cách toàn diện nhất.

Việc chích ngừa viêm gan B được thực hiện càng sớm thì hiệu quả mang lại ngày càng cao. Theo các thống kê cho rằng, có hơn 90% số trẻ bị nhiễm virus viêm gan B sau khi sinh hoặc trong những năm đầu đời khi không được tiêm chủng đầy đủ. Lúc này, bệnh có nguy cơ cao chuyển thành viêm gan B mãn tính và hậu quả lâu dài là dẫn đến xơ gan và ung thư gan.

Trường hợp trẻ được tiêm chủng đầy đủ sẽ mang đến hiệu lực bảo vệ lên tới 90% và thời gian bảo vệ trên 20 năm. Không chỉ Việt Nam mà hiện nay có hơn 81 quốc gia khác trên thế giới cũng đang áp dụng tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong, trong đó có cả các nước phát triển như Mỹ, Canada,…

Trường hợp không nên chích ngừa viêm gan B cho trẻ sơ sinh?

Việc tiêm ngừa viêm gan B là vấn đề quan trọng và cần được thực hiện ngay với trẻ sau sinh. Tuy nhiên, nó cũng phải dựa trên sức khỏe của trẻ, đây là điều kiện cần thiết cần được đảm bảo không chỉ đối với vắc xin viêm gan B mà còn đối với bất kỳ loại vắc xin nào. Cụ thể, trẻ sẽ được tiêm ngừa khi có nhịp thở ổn định, da dẻ hồng hào, không bất thường và bú tốt.

Chích ngừa viêm gan B cho trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh không nên chích ngừa viêm gan B trong trường hợp sinh non hoặc mắc phải các vấn đề như: mẹ đẻ khó, ngạt nước ối,…

Ngược lại, khi mắc phải các trường hợp sau đây, không nên thực hiện tiêm vắc xin viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu:

  •  Trẻ mắc các bệnh cấp tính, nhất là các bệnh lý nhiễm trùng.
  • Thân nhiệt không ổn định (bao gồm sốt trên 37,5 độ và hạ thân nhiệt dưới 35,5 độ)
  • Trẻ vừa sử dụng các sản phẩm globulin miễn dịch.
  • Trẻ đang sử dụng hoặc mới kết thúc điều trị thuốc corticoid.
  • Trẻ bị dị tật bẩm sinh.
  • Có cân nặng dưới 2kg.
  • Trẻ sinh non hoặc đang mắc phải các vấn đề như: mẹ đẻ khó, ngạt nước ối,…

Trường hợp nếu không thực hiện được mũi tiêm trong vòng 24h giờ sau sinh, trẻ sẽ được bổ sung trong vòng 7 ngày sau sinh ngay khi có thể, càng sớm càng tốt. Nếu trong thời gian này vẫn chưa đủ điều kiện thì trẻ sẽ được tiến hành khi 2 – 3 tháng tuổi và vắc xin không phải là viêm gan B đơn giá mà là ComBE Five (đây là dạng vắc xin 5 trong 1).

Một số lưu ý khi chích ngừa viêm gan B cho trẻ sơ sinh

Để đảm bảo mũi tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh an toàn và phát huy tác dụng hiệu quả nhất thì bạn nên lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Tiến hành sàng lọc sau sinh đầy đủ và kỹ lưỡng để đảm bảo xác định chính xác tình trạng sức khỏe có đủ điều kiện hay không.
  • Đặc biệt theo dõi biểu hiện của trẻ sau khi tiêm phòng. Đối với mỗi cơ địa khác nhau, việc phản ứng cũng sẽ không giống nhau. Tuy nhiên, đa số thường quấy khóc do sưng đau tại chỗ tiêm và có thể hành sốt.
  • Trường hợp sốc phản vệ rất ít khi xảy ra (thông thường có tỷ lệ 1/ 1.000.000 ca).
  • Phụ huynh nên chú ý quan sát trẻ, tuy nhiên cũng không nên quá lo lắng vì đây là thời gian mẹ và bé được chăm sóc tại bệnh viện nên khi có bất kỳ phản ứng nào, các bác sĩ sẽ nhanh chóng can thiệp và xử lý.

Trên đây là giải đáp về các vấn đề liên quan đến chích ngừa viêm gan B cho trẻ sơ sinh. Hy vọng bài viết đã có thể cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Trẻ em thường rất nhạy cảm với những tác nhân xấu bởi môi trường ngoài, thế nên cần đảm bảo trẻ có hệ miễn dịch tốt bằng cách tiêm phòng đầy đủ, an toàn và đúng cách.

TIN XEM THÊM

Đang Chích Ngừa Viêm Gan B Có Thai Được Không? Có Sao?

Đang chích ngừa viêm gan B có thai được không là thắc mắc của nhiều chị em. Nhiều người thường...

cách giảm men gan tại nhà

7+ cách giảm men gan tự nhiên, hiệu quả tại nhà

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho men gan tăng cao và ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng gan....

Người Bị Viêm Gan B Sống Được Bao Lâu? Điều Cần Biết

Viêm gan B là một dạng bệnh truyền nhiễm và có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm...

Bảng Giá Chích Ngừa Viêm Gan B Mới Nhất (Cập Nhật)

Chích ngừa viêm gan B là việc làm cần thiết để bảo vệ cơ thể bạn trước sự tấn công...

Gan nằm ở đâu? Vai trò, chức năng của gan

Gan là cơ quan nội tạng quan trọng và lớn nhất của cơ thể, chiếm khoảng 5% trọng lượng cơ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.