Đi Xét Nghiệm Viêm Gan B Có Cần Nhịn Ăn Không?
Xét nghiệm viêm gan B có cần nhịn ăn không? là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Theo quy định chung của một số phương pháp chẩn đoán thì trước khi tiến hành những xét nghiệm này bạn nên nhịn ăn trước đó để đảm bảo các kết quả mang tính chính xác nhất. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp không cần phải thực hiện vấn đề này, bạn có thể tham khảo bài viết sau đây để biết rõ nhất.
Khi nào cần xét nghiệm viêm gan B?
Thực hiện xét nghiệm hay chẩn đoán viêm gan B là phương pháp giúp phát hiện bệnh và xác định sớm nguy cơ nhiễm phải chủng virus gây bệnh. Nó giúp các bác sĩ chuyên khoa xác định chính xác tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và phản ánh số lượng virus đang tăng lên hay giảm đi trong cơ thể của người bệnh. Việc này giúp đảm bảo phác đồ điều trị sau đó sẽ bám sát được tình trạng bệnh và nhanh chóng phát huy được hiệu quả.
Thông thường, những triệu chứng của bệnh lý này thường rất khó nhận biết và đến nay hầu như chưa ghi nhận những biểu hiện đặc trưng của bệnh. Do đó, chủ động theo dõi và thăm khám sức khỏe định kỳ chính là một việc cần làm và có ý nghĩa lớn trong việc phát hiện sớm và kiểm soát bệnh hiệu quả. Trong một số trường hợp nếu bạn mắc phải các triệu chứng sau đây thì nên đi xét nghiệm viêm gan B:
- Sốt: Thông thường là biểu hiện đầu tiên của viêm gan B cấp tính. Tình trạng này có thể tái đi tái lại trong một thời gian dài và chuyển biến nhanh chóng từ nhẹ đến nặng, sốt thường xuất hiện vào chiều tối.
- Mệt mỏi, chán ăn: Triệu chứng này có thể diễn ra theo từng mức độ khác nhau ở các đối tượng người bệnh. Mệt mỏi thường kéo dài và kèm theo đó là chán ăn, ăn không ngon miệng, mất khẩu vị hoặc sụt cân trầm trọng,…
- Rối loạn tiêu hóa: Khi chức năng của gan bị ảnh hưởng thì không thể loại trừ những ảnh hưởng đến cơ quan tiêu hóa. Lúc này, người bệnh có thể cảm thấy đầy hơi, khó tiêu, đi ngoài phân lỏng,…
- Nước tiểu vàng: Đây thường là dấu hiệu nhận biết được bệnh lý này một cách rõ rệt, nhất là trong giai đoạn đầu.
- Vàng da: Có thể kèm theo vàng mất là biểu hiện cũng khá đặc trưng của bệnh lý này, tuy nhiên, nó thường xuất hiện khi bệnh đã chuyển giai giai đoạn mãn tính.
- Đau tức vùng hạ sườn phải: Đây là vị trí của gan nên khi có biểu hiện này thì nguy cơ mắc phải các vấn đề về cơ quan này là rất cao.
Tham khảo thêm: Xét nghiệm viêm gan (A, B, C…) ở đâu tốt, uy tín?
Xét nghiệm viêm gan B có cần nhịn ăn không?
Xét nghiệm viêm gan B thường không giống với các trường hợp xét nghiệm sinh hóa khác vì thế nó không đòi hỏi người bệnh phải để bụng đói trước khi thực hiện. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bạn cần phải tuân thủ yêu cầu này, tức là cần phải nhịn ăn trước khi xét nghiệm viêm gan B, các trường hợp cụ thể như sau:
1. Trường hợp không cần nhịn ăn
Thông thường, có 2 loại xét nghiệm viêm gan B bắt buộc người bệnh cần phải được tiến hành và phổ biến nhất hiện nay là:
- Xét nghiệm HBsAG: Nhằm giúp các bác sĩ kiểm tra sự tổn thương hay nói chính xác hơn là đánh giá chức năng của gan. Bên cạnh đó, nó còn có thể chẩn đoán tình trạng nhiễm virus cầu viêm gan B, thăm khám sức khỏe gan. Nếu kết quả cho tình trạng dương tính thì bạn đã nhiễm virus viêm gan B và ngược lại.
- Xét nghiệm anti-HBs: Cho biết tình trạng hoạt động của các kháng thể với virus viêm gan B trong cơ thể người bệnh. Vì thế, nếu cho kết quả dương tính sẽ thể hiện được cơ thể có tính miễn dịch với virus và trường hợp này có thể không cần phải tiêm vắc xin lại.
Nhìn chung, trong cả 2 loại xét nghiệm này theo các chuyên gia y tế thì vẫn có thể ăn uống bình thường để đảm bảo sức khỏe và nó hầu như không làm ảnh hưởng đến các kết quả. Bởi lẽ, virus viêm gan B chủ yếu lây nhiễm qua đường máu. Trong khi đó các thành phần dinh dưỡng trong thức năng hầu như không tác động đến chúng. Vì thế, người bệnh có thể ăn lót dạ nhẹ trước khi lấy máu xét nghiệm nhằm tránh trường hợp bị tụt huyết áp do đói.
2. Trường hợp cần nhịn ăn
Bên cạnh các xét nghiệm anti-HBs và HBsAG thì trong một số trường hợp người bệnh có thể được các bác sĩ yêu cầu tiến hành thêm các xét nghiệm khác để đánh giá được chính xác nhất triệu chứng cũng như mức độ bệnh. Các xét nghiệm đó có thể bao gồm:
- Sinh thiết gan
- Đo nồng độ men gan
- Xét nghiệm kháng thể lõi virus (Anti-HBc)
- Xét nghiệm kháng nguyên vỏ virus (HBeAG)
Đối với những trường trường hợp này, các bác sĩ chuyên khoa có thể sẽ yêu cầu bạn nhịn ăn trước đó nhằm đảm bảo các kết quả chính xác nhất và không bị ảnh hưởng. Lấy ví dụ trong xét nghiệm chức năng gan (bao gồm xác định mức độ ổn định của chức năng gan và sự tổn thương của bộ phận này), người bệnh có thể sẽ phải để bụng rỗng trong khoảng 8 – 12 tiếng.
Bởi lẽ các thức ăn dầu mỡ hay có cafein hay cồn có thể sẽ khiến cho các kết quả về chức năng hoạt động của gan bị ảnh hưởng gây sai lệch. Đồng thời, trong siêu âm gan, bạn cũng nên nhịn ăn trong vòng 4 giờ vì các loại thức ăn có thể làm ảnh hưởng đến hình ảnh của gan khiến các bác sĩ khó xác định.
3. Trường hợp khác
Trong sinh thiết gan, trường hợp các bệnh nhân ăn no sẽ giúp cho túi mật hoạt động tốt và co bóp một cách hiệu quả. Từ đó có thể làm giảm nguy cơ chọc nhầm vào túi mật bởi đây là thủ thuật sử dụng kim chuyên dụng (17G – 22G) để tiến hành lấy tế bào nhu mô gan dưới sự trợ giúp của siêu âm, để chẩn đoán Mô bệnh học.
Tuy nhiên, nếu người bệnh nhịn ăn trước đó, khi dạ dày trống có thể sẽ làm giảm được nguy cơ nôn ói sau khi tiến hành thủ thuật này. Vì thế, nó thể nói rằng, xét nghiệm viêm gan B có cần nhịn ăn hay không thì còn phụ thuộc vào chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.
Tham khảo thêm: Viêm gan B nên ăn gì, kiêng gì giúp phục hồi?
Điều cần biết để kết quả xét nghiệm viêm gan B chính xác
Đối với những người đang nghi ngờ và có nguy cơ mắc phải các bệnh lý về viêm gan B thì tốt nhất bạn nên tiến hành xét nghiệm càng sớm càng tốt. Điều này giúp nhận diện virus và ngăn chặn quá trình xâm nhập chúng vào cơ thể, cũng như kiểm soát tốt sự tác động ảnh và ngăn chặn chuyển biến sang các bệnh lý nguy hiểm. Đồng thời khi xét nghiệm bạn cần tuân thủ một số các yêu cầu sau đây nhằm mang lại kết quả xét nghiệm chính xác nhất:
- Thông thường các kết quả xét nghiệm viêm gan B thường sẽ cho mức độ chính xác cao nhất nếu bạn thực hiện vào buổi sáng. Do đây chính là thời điểm máu còn nguyên chất và những chẩn đoán sẽ sẽ giúp phát hiện cũng như đánh giá mức độ bệnh hiệu quả hơn.
- Khi xét nghiệm viêm gan B vào buổi sáng bạn còn có thể lấy được kết quả trong ngày ngày. Còn đối với trường hợp Xét nghiệm vào buổi chiều thì bạn có thể sẽ phải chờ lấy kết quả qua ngày hôm sau.
- Ngoài vấn đề về xét nghiệm viêm gan B có cần nhịn ăn hay không thì bạn cũng nên lưu ý là tuyệt đối không nên uống rượu bia hoặc sử dụng các đồ uống có cồn hay các chất kích thích (bao gồm đồ uống có ga) trước khi thực hiện xét nghiệm từ 4 đến 6 tiếng. Điều này xuất đảm bảo cái kết quả mang lại mức độ chính xác cao.
- Để đảm bảo các kết quả chính xác và có chất lượng thì bạn nên tìm đến các địa chỉ xét nghiệm uy tín. Đồng thời phải có đủ hệ thống máy móc hiện đại cũng như đội ngũ các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực thăm khám và điều trị các bệnh lý liên quan đến gan.
- Cần thực hiện việc thăm khám và xét nghiệm viêm gan B định kỳ để có thể phát hiện sớm sự xâm nhập của virus cũng như xác định được mức độ kháng thể trong cơ thể. Đối với những người đã tiêm ngừa vắc xin thì bạn nên kiểm tra và thực hiện xét nghiệm anti HBS sau 2 – 3 năm để kiểm tra lại lượng kháng thể.
Trên đây là giải đáp về vấn đề xét nghiệm viêm gan B có cần nhịn ăn hay không. Hi vọng bài viết đã có thể cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để hiểu rõ về tầm quan trọng của việc xét nghiệm virus viêm gan B, cũng như những việc làm những việc cần làm trước đó để đảm bảo các kết quả chính xác tốt nhất. Bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước đó để được tư vấn cụ thể kể từ đó có sự chuẩn bị một cách tốt hơn trước khi tiến hành xét nghiệm.
Có thể bạn quan tâm
- Nhận biết biểu hiện của bệnh viêm gan B giai đoạn đầu
- Chữa viêm gan B bằng cây chó đẻ có hiệu quả không?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!