Cách Xem Kết Quả Xét Nghiệm Viêm Gan B (Đọc Chỉ Số)

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Xét nghiệm viêm gan B được thực hiện nhằm mục đích sàng lọc và chẩn đoán bệnh. Trong bảng xét nghiệm có rất nhiều chỉ số như HBcAg, HBsAg hay Anti-HBs… Rất nhiều bệnh nhân không biết ý nghĩa của chúng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách xem kết quả xét nghiệm viêm gan B để hiểu hơn về tình trạng sức khỏe của bản thân.

Xét nghiệm viêm gan B được thực hiện khi nào?

Bệnh viêm gan B là một dạng nhiễm trùng gan do virus HBV gây ra. Đây là một loại siêu virus có cấu tạo là một lõi bên trong và xung quanh lõi có thêm một lớp vỏ bao quanh. Phần vỏ bên ngoài chính là một lớp kháng nguyên bề mặt viêm gan B có chứa một protein Hepatitis B surface Antigen ( HbsAg). Trong khi đó, phần bên trong là kháng nguyên lõi HBcAg và cũng chứa 1 protein HBsAg.

Cách Xem Kết Quả Xét Nghiệm Viêm Gan B
Mỗi chỉ số xét nghiệm viêm gan B có một ý nghĩa khác nhau

Khi xâm nhập vào cơ thể, virus HBV có thể ủ bệnh trong thời gian từ 3 – 6 tháng. Sau khi chúng hoạt động thì bắt đầu tấn công trực tiếp vào các mô khỏe mạnh trong gan dẫn đến bệnh viêm gan B cấp tính.

Ở một số người, sau khoảng 6 tháng, cơ thể có khả năng tự miễn dịch và tiêu diệt hết virus HBV. Tuy nhiên, nếu quá thời gian này mà virus vẫn còn tồn tại thì bệnh sẽ tiến triển qua giai đoạn mãn tính. Lúc này, virus sẽ tồn tại trong cơ thể suốt đời và gây tổn thương nghiêm trọng cho gan. Thêm vào đó, người bị viêm gan mãn tính còn phải đối mặt với nguy cơ bị xơ gan hay ung thư gan rất cao.

Để bảo vệ sức khỏe của bản thân, bạn nên chủ động tới bệnh viện thăm khám và làm xét nghiệm viêm gan B khi có các dấu hiệu nghi ngờ dưới đây:

  • Cơ thể mệt mỏi: Triệu chứng này có thể xuất hiện ngay từ giai đoạn sớm của bệnh. Hầu hết bệnh nhân đều cảm thấy mệt mỏi trong người, không muốn làm việc gì.
  • Chán ăn: Chức năng gan sẽ bị suy giảm khi virus HBV bắt đầu gây tổn thương cho gan. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiết dịch mật hỗ trợ đường ruột tiêu hóa thức ăn. Chính vì vậy mà nhiều bệnh nhân có cảm giác ăn uống lâu tiêu, chán ăn, mất cảm giác ngon miệng. Triệu chứng này kéo dài sẽ dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng, giảm cân và suy kiệt sức khỏe. Tình trạng chán ăn có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm gan B đã bước vào giai đoạn tiến triển nặng.
  • Nước tiểu có màu vàng: Nếu bạn đi tiểu thấy nước có màu vàng ngay cả khi đã uống nhiều nước thì nên thận trọng đi làm xét nghiệm bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm gan B.
  • Rối loạn tiêu hóa: Gan cũng đóng một vai trò quan trọng đối với quá trình tiêu hóa. Do vậy, khi bị viêm gan B người bệnh có thể thường xuyên gặp phải các rối loạn tiêu hóa như ăn lâu tiêu, đầy bụng, tiêu chảy, đi ngoài phân nát. Một số bệnh nhân bị ứ mật dẫn đến hiện tượng đi ngoài phân bạc màu.
  • Vàng da: Dấu hiệu này thường gặp ở những bệnh nhân bị viêm gan B nặng do rối loạn dịch mật. Do đó, nếu gặp phải triệu chứng này bạn nên tới bệnh viện làm xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B ngay.
  • Đau tức ở vùng gan: Gan bị sưng viêm sẽ gây cảm giác đau tức khó chịu ở bên ngoài vùng gan.

Việc xét nghiệm viêm gan B là cần thiết để bác sĩ có thể sàng lọc, xác định bệnh và đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh, từ đó xây dựng phác đồ điều trị phù hợp để kiểm soát tốt bệnh. Ngoài ra, người chưa tiêm phòng viêm gan B, người từng quan hệ tình dục hoặc tiếp xúc thân mật với bệnh nhân cũng được khuyến cáo nên làm xét nghiệm viêm gan B để sàng lọc bệnh.

Trong trường hợp được chẩn đoán mắc viêm gan B. Người bệnh sẽ được chỉ định thêm một số xét nghiệm chuyên sâu để định lượng virus, khả năng phân chia của virus, mức độ bệnh, đổng thời đánh giá chức năng hoạt động của gan, mật.

Bạn cần biết: Người Đi Xét Nghiệm Viêm Gan B Có Cần Nhịn Ăn Không?

Cách xem kết quả xét nghiệm viêm gan B

Hầu hết bệnh nhân khi cầm trên tay kết quả xét nghiệm viêm gan B đều không hiểu được ý nghĩa của các chỉ số. Có nhiều xét nghiệm được thực hiện để sàng lọc và chẩn đoán viêm gan B. Bao gồm:

Xét nghiệm HBsAg định tính:

Đây là xét nghiệm được thực hiện dựa trên kháng nguyên bề mặt của virus gây bệnh viêm gan B. Kết quả xét nghiệm có thể là dương tính hoặc âm tính.

  • HBsAg âm tính: Người bệnh không bị nhiễm virus viêm gan B. Tuy nhiên, trong trường hợp nghi ngờ phơi nhiễm hoặc người bệnh có nguy cơ cao bị phơi nhiễm viêm gan B thì bác sĩ có thể yêu cầu làm thêm xét nghiệm Anti-HBc để xác định kết quả chính xác hơn.
  • HBsAg dương tính: Kết quả này cho thấy trong cơ thể người bệnh có virus viêm gan B. Loại virus này có khả năng nhân lên nhanh chóng về số lượng trong thời gian khoảng 10 tuần khi virus HBV xâm nhập vào cơ thể.
cách đọc chỉ số xét nghiệm viêm gan B
Xét nghiệm HBsAg định tính cho thấy người bệnh có bị nhiễm virus viêm gan B hay không

Đối với những người có cơ thể khỏe mạnh, khả năng miễn dịch tốt thì cơ thể tự sản sinh ra kháng thể tiêu diệt virus HBV. Số lượng virus sẽ giảm dần và biến mất sau đó khoảng 4 – 6 tháng. Khi tự khỏi bệnh, cơ thể bệnh nhân đã có kháng thể miễn dịch suốt đời đối với virus HBV. Do vậy, trường hợp này người bệnh thường được khuyến cáo nên tái khám và thực hiện lại xét nghiệm viêm gan B sau 6 tháng để đánh giá lại tình trạng bệnh.

Tuy nhiên, đối với những người có sức khỏe yếu thì cơ thể không có khả năng tiêu diệt sạch virus viêm gan B. Nếu sau 6 tháng làm xét nghiệm lại mà kết quả vẫn dương tính thì bệnh viêm gan B đã chuyển thành mãn tính. Lúc này, người bệnh sẽ được yêu cầu thực hiện thêm một số xét nghiệm sinh hóa, huyết học hay xét nghiệm sinh học phân tử để đánh giá chức năng hoạt động của gan.

Một vấn đề người bệnh cũng cần đặc biệt lưu ý là mặc dù kết quả xét nghiệm HBsAg đã chuyển về âm tính sau khi nhiễm virus viêm gan B thì người bệnh vẫn có nguy cơ cao bị xơ gan hoặc nghiêm trọng hơn là ung thư gan. Virus HBV đã bị tiêu diệt nhưng ở một số bệnh nhân vẫn còn tồn tại ADN của virus mà các kỹ thuật xét nghiệm bình thường không thể phát hiện ra được.

Xét nghiệm viêm gan B định tính HBsAg chỉ giúp xác định trong cơ thể có bị nhiễm virus hay không. Xét nghiệm này không thể giúp đánh giá được mức độ hoạt động của virus, ảnh hưởng của virus với gan ra sao và khả năng phát triển số lượng cũng như lây lan của virus. Do đó, người bệnh cần làm thêm một số xét nghiệm bổ sung để có sự đánh giá khách quan, chính xác hơn, giúp bác sĩ lựa chọn được phác đồ điều trị viêm gan B phù hợp với mỗi bệnh nhân.

– Xét nghiệm định lượng HBsAg

Xét nghiệm này được thực hiện nhằm mục đích xác định được nồng độ của kháng nguyên HBsAg. Mức độ nhiều hay ít của kháng nguyên HBsAg cho phép bác sĩ theo dõi, đánh giá được kết quả của quá trình điều trị.

– Xét nghiệm Anti-HBs:

Anti-HBs là loại kháng thể đối kháng với HBsAg. Cách đọc kết quả xét nghiệm viêm gan B này như sau:

  • Anti-HBs dương tính: Cơ thể người bệnh đã có miễn dịch đối kháng với virus viêm gan B nên không cần tiêm. Đặc biệt, nồng độ Anti-HBs từ 10 mUI/ml tức lượng kháng thể đã đủ để bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm virus HBV. Kết quả Anti-HBs dương tính thường gặp ở những người đã được tiêm phòng viêm gan B hoặc những bệnh nhân đã điều trị khỏi bệnh.
  • Anti-HBs âm tính: Cơ thể chưa có miễn dịch chống lại virus HBV. Bệnh nhân được khuyến cáo nên sớm tiêm phòng vắc xin ngừa viêm gan B.

– Xét nghiệm HBeAg:

Xét nghiệm HBeAg là kỹ thuật được thực hiện để tìm kiếm một đoạn kháng nguyên vỏ capsid của virus  HBV. Cách đọc kết quả xét nghiệm như sau:

  • HBeAg dương tính: Virus viêm gan B đang hoạt động và nhân lên để phát triển nhanh về số lượng. Chúng có thể lây lan cho người khỏe mạnh.
  • HBeAg âm tính: Virus HBV trong cơ thể thuộc dạng không hoạt động hoặc đã đột biến. Cần thực hiện các xét nghiệm khác như HBV – DNA hay HBV genotyping để xác định chính xác hơn.

cách đọc kết quả xét nghiệm HBeAg chẩn đoán viêm gan B
Xét nghiệm HBeAg được thực hiện nhằm mục đích tìm kiếm một đoạn kháng nguyên vỏ capsid của virus HBV, cho thấy mức độ hoạt động và nhân lên của virus.

Xét nghiệm Anti-HBe:

Anti-HBe là một loại kháng thể đối kháng với HBeAg. Kết quả xét nghiệm có thể cho thấy người bệnh có hay không có miễn dịch với virus HBV.

  • HBeAg dương tính: Cơ thể người bệnh có miễn dịch một phần.
  • Anti-HBe âm tính: Người bệnh chưa có khả năng miễn dịch đối với siêu virus gây bệnh viêm gan B.

Thông thường, xét nghiệm HBeAg và Anti-HBe thường được thực hiện cùng lúc. Kết quả thu được có thể rơi vào một trong 4 trường hợp sau:

  • HBeAg dương tính và Anti-HBe âm tính: Virus viêm gan B đang hoạt động mạnh, có khả năng nhân bản và gây viêm gan tiến triển. Bệnh có khả năng lây lan.
  • HBeAg âm tính và Anti-HBe dương tính: Virus HBV đã ngừng nhân bản. Cơ thể người bệnh đã có miễn dịch một phần nên giảm đáng kể khả năng lây lan. Tuy nhiên, kết quả này cũng có thể cho thấy virus thể đột biến hoang dại.
  •  HBeAg dương tính và Anti-HBe dương tính: Có sự cân bằng giữa kháng nguyên với kháng thể do phức hợp miễn dịch. Người bệnh được yêu cầu tiếp tục theo dõi thêm.
  • HBeAg âm tính và Anti-HBe âm tính: Virud biến thể Pre-Core. Đôi khi kết quả này còn cho thấy giai đoạn “cửa sổ” miễn dịch của quá trình chuyển đảo huyết thanh.

Xét nghiệm Anti-HBc

Anti-HBc là loại kháng thể kháng với lõi của virus viêm gan B. Nếu kết quả Anti-HBc dương tính thì bệnh nhân đã bị phơi nhiễm với virus HBV và ngược lại. Loại kháng thể này có thể tồn tại trong cơ thể suốt đời.

Xét nghiệm Anti-HBc IgM:

Anti-HBc IgM cũng là một loại kháng thể có khả năng kháng lõi virus viêm gan B typ IgM. Thông thường, người bị viêm gan B cấp hoặc đang trong các đợt cấp của viêm gan B mãn tính đều mang kháng thể Anti-HBc IgM. Kết quả xét nghiệm Anti-HBcIgM kết hợp với Anti-HBc có thể giúp chẩn đoán phân biệt bệnh viêm gan B cấp tính với viêm gan B mạn.

Tham khảo thêmViêm gan B có lây không? Làm sao phòng ngừa?

Lưu ý khi đi làm xét nghiệm viêm gan B

Trên đây là hướng dẫn chi tiết về cách đọc kết quả xét nghiệm viêm gan B. Nếu có ý định đi làm xét nghiệm, người bệnh cần chú ý các vấn đề dưới đây để thu được kết quả chính xác:

  • Thời điểm đi làm xét nghiệm viêm gan B tốt nhất là vào buổi sáng khi bụng đang đói. Lúc này, bạn không cần phải cố gắng nhịn ăn và trải qua một đêm dài các chất độc hại trong cơ thể đã được thanh lọc bớt nên cho kết quả chính xác hơn. Nếu không thì cần nhịn ăn ít nhất từ 4 – 6 tiếng trước khi lấy máu xét nghiệm. Việc làm xét nghiệm viêm gan B gần thời gian ăn có thể ảnh hưởng đến phản ứng sinh hóa và khiến kết quả thu được bị sai lệch.
  • Không uống bất kỳ loại thuốc nào trước khi làm xét nghiệm. Nhất là thuốc điều trị các chứng rối loạn tâm thần hay thuốc kháng sinh.
  • Không hút thuốc lá, uống bia rượu hay các chất kích thích gần thời điểm lấy máu xét nghiệm.
  • Thực hiện xét nghiệm viêm gan B định kỳ và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ khi bị nhiễm virus HBV để có thể theo dõi và kiểm soát tốt tình trạng bệnh.

10 Dấu Hiệu Bệnh Gan Giai Đoạn Đầu Giúp Bạn Nhận Biết Sớm

Gan là cơ quan nội tạng có kích thước khá lớn, đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng và dễ...

Kháng Thể Viêm Gan B Bao Nhiêu Là Đủ Miễn Dịch?

Kháng thể viêm gan B bao nhiêu là đủ miễn dịch? Theo các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, chỉ...

Đi Xét Nghiệm Viêm Gan B Có Cần Nhịn Ăn Không?

Xét nghiệm viêm gan B có cần nhịn ăn không? là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Theo quy...

Kiểm tra chức năng gan – Xét nghiệm cần làm & chi phí

Xét nghiệm kiểm tra chức năng gan là thủ thuật đo các hóa chất khác nhau có trong máu do...

Xét Nghiệm Kháng Thể Viêm Gan B Là Gì? Làm Ở Đâu?

Xét nghiệm kháng thể viêm gan B là phương pháp được thực hiện để đánh giá đáp ứng miễn dịch...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. PHẠM VĂN VŨPHẠM VĂN VŨ says: Trả lời

    Dạ chào Bác Sĩ. E làm xét nghiệm viêm gan B.HBsAg kết quả dương tính(6008.480) nhưng S/CO < 1. Như vậy là như thế nào ạ.

  2. NGÔ THỊ THANH HUYỀNNGÔ THỊ THANH HUYỀN says: Trả lời

    Dạ cho hỏi kết quả xét nghiệm viêm gan B là 5111.07 phản ứng nghĩa là như thế nào

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *