Trẻ bị chàm sữa có tiêm phòng được không?
Trẻ bị chàm sữa có tiêm phòng được không là vấn đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Bởi nếu không cẩn thận, tình trạng sức khỏe của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đồng thời hoạt động tiêm phòng sẽ gây nguy hiểm và xuất hiện nhiều rủi ro không mong muốn.
Trẻ bị chàm sữa có tiêm phòng được không?
Chích ngừa hoặc tiêm phòng cho trẻ nhỏ là một trong những hoạt động được khuyến khích. Bởi nếu tiêm phòng đúng thời điểm và đúng độ tuổi, trẻ nhỏ có thể phòng ngừa được nhiều bệnh lý nguy hiểm. Trong đó có các bệnh nhiễm khuẩn – những bệnh lý có khả năng tác động và đe dọa đến tính mạng của trẻ. Tuy nhiên, bên cạnh tác dụng phòng ngừa những bệnh lý nguy hiểm, hoạt động tiêm phòng còn có khả năng gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Ngoài ra nếu không cẩn thận, việc tiêm phòng có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ nhỏ.
Ở một số trường hợp, trẻ em không được phép tiêm phòng. Bởi hoạt động này có thể gây ra một số phản ứng nghiêm trọng cho trẻ dẫn đến nguy hiểm. Vì thế, khi trẻ mắc bệnh chàm sữa hoặc một số vấn đề khác liên quan đến da, ba mẹ cần đặc biệt thận trọng trước quyết định tiêm chủng cho trẻ. Ngoài ra bạn cũng cần chắc chắn rằng những lợi ích mà trẻ nhận được cao hơn bất kỳ những rủi ro không mong muốn nào có thể xuất hiện.
Trong trường hợp trẻ bị chàm sữa nặng, kèm theo đó là tình trạng bội nhiễm, ba mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị trước khi tiêm phòng. Bên cạnh đó, nếu trẻ đang trong quá trình chữa bệnh với nhóm thuốc corticoid, ba mẹ nên chờ đến khi bé kết thúc quá trình chữa bệnh. Đồng thời trẻ phải ngưng sử dụng thuốc từ 3 – 5 ngày thì mới có thể tiếp tục tiêm phòng, kể cả khi trẻ sử dụng thuốc bôi ngoài da hoặc thuốc uống.
Trong trường hợp trẻ bị chàm nhưng ở giai đoạn nhẹ, trẻ đang sử dụng một số loại thuốc bôi ngoài da hoặc không sử dụng thuốc, ba mẹ vẫn có thể đưa trẻ đến bệnh viện và tiêm phòng theo lịch hẹn. Tuy nhiên đối với chủng ngừa thủy đậu ba mẹ không được cho con tiêm phòng trong thời gian mắc bệnh. Bởi điều này có thể tác động và khiến cơ thể của trẻ xuất hiện nhiều đốm mụn mủ dạng thủy đậu. Ngoài ra, việc tiêm chủng ngừa thủy đậu trong thời gian bé bị chàm sữa còn khiến cơ thể của bé xuất hiện nhiều mụn nước, bóng nước, sẩn kèm theo đó là triệu chứng sốt cao. Lâu ngày dẫn đến mụn mủ lõm ở giữa. Bao quanh mụn mủ là quầng viêm đỏ. Khi lành các vết thương lành sẽ để lại sẹo rỗ.
Ngoài ra, ba mẹ không nên tiêm phòng cho trẻ trong trường hợp trẻ đang bị sốt hoặc trẻ đang mắc một trong những bệnh nhiễm khuẩn cấp tính như: Bệnh sởi, viêm phổi, thương hàn… Những trẻ đang trong thời gian hồi sức sau khi mắc bệnh nhiễm khuẩn, trẻ bị chàm sữa, chàm ngoài da, viêm da mủ cũng không nên tiêm phòng trong thời gian này.
Cách chăm sóc trẻ bị chàm sữa giúp mau khỏi bệnh
Chàm sữa là một bệnh lý về viêm da cơ địa mạn tính. Chúng tiến triển thành từng đợt. Đối với trẻ nhỏ, bệnh thường bắt đầu với triệu chứng ngứa ngáy. Đồng thời xuất hiện những tổn thương dạng chàm. Ở những cá thể có tiền sử gia đình hoặc tiền sử bản thân mắc các bệnh có yếu tố dị ứng như: Mề đay, viêm mũi dị ứng, viêm xoang dị ứng, hen suyễn, sẩn ngứa, dị ứng thuốc… trẻ sẽ có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn rất nhiều so với những người bình thường.
Khi phát hiện trẻ bị chàm sữa, ba mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra tình trạng sức khỏe và xác định nguyên nhân gây bệnh. Sau đó áp dụng những phương pháp điều trị thích hợp tránh gây nguy hiểm. Bên cạnh đó, để giúp trẻ mau khỏi bệnh, phụ huynh cũng cần lưu lại và áp dụng những cách chăm sóc trẻ bị chàm sữa dưới đây:
- Mặc quần áo thoáng mát cho trẻ, tránh để cơ thể của trẻ ra nhiều mồ hôi ẩm ướt: Sau khi tắm rửa và vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, ba mẹ cần dùng khăn bông mềm lau khô da. Đồng thời thay quần áo thoáng mát, rộng rãi sau khi trẻ tắm xong. Đối với trẻ sơ sinh, tả quần phải được thay nhiều lần trong ngày. Tránh để mồi hôi, nước tiểu và phân gây ẩm ướt dẫn đến kích ứng da.
- Giữ môi trường xung quanh luôn thoáng mát, không quá khô hoặc lạnh: Ba mẹ cần giữ cho môi trường xung quanh trẻ không quá lạnh, không quá nóng và tránh thường xuyên thay đổi nhiệt độ thất thường.
- Sử dụng sữa tắm dịu nhẹ cho trẻ: Khi mắc bệnh, da của trẻ sẽ vô cùng nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương. Chính vì thế, ba mẹ nên chọn cho trẻ những loại sữa tắm không chứa hóa chất, không chứa chất tạo bọt, tạo mùi để tránh gây kích ứng da. Ngoài ra mẹ không nên sử dụng sữa tắm hoặc xà bông giật đồ của người lớn cho trẻ nhỏ.
- Không tự ý sử dung lá tắm cho trẻ: Nếu không có hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa, ba mẹ không nên sử dụng lá tắm cho trẻ. Bởi điều này sẽ giúp đảm bảo an toàn cho trẻ. Đồng thời giúp trẻ ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng, kích ứng da dẫn đến bội nhiễm.
- Sử dụng kem thoa ngoài da cho trẻ: Ba mẹ nên sử dụng các loại kem thoa hoặc sản phẩm chăm sóc da cho trẻ có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên. Điều này sẽ giúp trẻ ngăn ngừa tình trạng khô da và hỗ trợ tốt quá trình chữa bệnh.
- Không cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi: Phụ huynh không tự ý mua thuốc và cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi để tránh gây sốc thuốc. Ba mẹ chỉ nên sử dụng thuốc cho trẻ khi có chỉ định và hướng dẫn liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa.
- Không cho trẻ sử dụng những loại thức ăn có khả năng gây kích ứng: Mẹ không nên cho trẻ sử dụng thức ăn lên men, hải sản, cà chua, đậu phộng và một số loại thực phẩm có khả năng gây kích ứng khác.
- Không cho trẻ sử dụng thuốc quá liều: Phụ huynh tuyệt đối không được cho trẻ sử dụng thuốc uống hoặc kem bôi chứa hàm lượng cao chất corticoid. Đồng thời, bạn không nên sử dụng liều dùng thuốc dành cho người lớn để áp dụng cho trẻ nhỏ. Bởi ngoài tác dụng chữa bệnh, việc điều trị bừa bãi thuốc corticoid cho trẻ sẽ dẫn đến mất màu da, gây teo da. Nếu sử dụng kéo dài có thể gây suy tuyến thượng thận ở trẻ.
Bài viết là thông tin cơ bản xoay quanh vấn đề “Trẻ bị chàm sữa có tiêm phòng được không?”. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Phụ huynh cần chủ động liên hệ và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về việc tiêm phòng cho trẻ trong thời gian mắc bệnh để đảm bảo an toàn. Chúng tôi không đưa ra chẩn đoán, lời khuyên và các phương pháp chữa bệnh thay cho bác sĩ có chuyên môn.
Có thể bạn quan tâm
- Mẹo dân gian dùng lá diếp cá trị chàm sữa
- Khi bé bị chàm sữa nặng mẹ nên làm gì?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!