Bệnh chàm có lây cho người khác không? Điều bạn đọc NÊN BIẾT

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Chàm là một chứng bệnh ngoài da thường gặp, chúng không có khả năng lây nhiễm cho người khác nhưng lại có tính di truyền. Nắm rõ được những thông tin về khả năng lây nhiễm của chàm sẽ giúp người bệnh yên tâm hơn và có hướng khắc phục chính xác căn bệnh.

Bệnh chàm có lây cho người khác không?

Là một dạng của viêm da, bệnh chàm xuất hiện khi cơ thể bị dị ứng với các tác nhân gây kích ứng làm cho da trở nên khô, đỏ, tróc vảy, ngứa ngáy,… nếu bệnh nặng có thể khiến da bị nứt nẻ, chảy máu, gây đau đớn.

Bệnh chàm có lây cho người khác không?
Bệnh chàm là một bệnh lý ngoài da, gây ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh.

Vì đây là căn bệnh ngoài da, các triệu chứng thường biểu hiện ra bên ngoài, điều này không những làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu và làm mất tự tin trong giao tiếp hàng ngày mà còn khiến những người xung quanh cũng ngại tiếp xúc vì sợ bị lây nhiễm.

Tuy nhiên, theo các nghiên cứu cho thấy bệnh chàm không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác nhưng lại có khả năng lây lan đến nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể nếu như không được chữa trị sớm.

Xem thêm: Thực tế bệnh chàm có nguy hiểm không? Cách phòng tránh

Bệnh chàm lây lan như thế nào?

Như đã nói, chàm không lây nhiễm nhưng chúng lại có khả năng lây lan từ một sang nhiều bộ phận khác nhau trong cơ thể như má, mặt, cằm (với đối tượng là trẻ em) hoặc đầu gối, khuỷu tay, cổ tay, cổ… (đối với người trưởng thành). Chưa hết, chàm là chứng bệnh mang tính di truyền. Những đối tượng có người thân đã từng bị chàm thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường.

Ngoài ra, những người thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân dễ gây kích ứng như phấn hoa, lông động vật, các hóa chất, ăn hải sản hay dùng nhiều các chất kích thích cũng đều làm tăng yếu tố bị chàm.

Chàm có chữa trị dứt điểm được không?

Do đây là chứng bệnh mãn tính, có liên quan đến cơ địa của từng người nên thật không may, cho đến nay vẫn chưa có cách điều trị triệt để căn bệnh này.

Các biện pháp chữa trị được áp dụng thường chỉ có thể làm giảm thiểu các triệu chứng bệnh, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn mà không giải quyết được tận gốc căn nguyên của nó. Vì thế chàm có khả năng tái phát lại nhiều lần sau một thời gian được chữa khỏi.

Gợi ý: Bệnh chàm bìu ở nam giới: Có nguy hiểm không? Cách điều trị

Điều trị bệnh chàm bằng cách nào?

Với những người bị chàm, các phương pháp được áp dụng trong điều trị chủ yếu đều nhằm vào mục đích là chữa lành các tổn thương trên da, cải thiện nhanh chóng làn da, giảm ngứa, ngăn nhiễm trùng cho da… Tùy vào từng trường hợp khác nhau mà các bác sĩ sẽ chỉ định một hoặc sử dụng kết hợp nhiều phương pháp điều trị để chữa bệnh chàm.

Để giúp cơ thể thoát khỏi được nỗi ám ảnh mà các triệu chứng của bệnh chàm mang lại, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp như sau:

Dùng thuốc

Khi bị chàm, người bệnh sẽ thường được chỉ định các loại thuốc như sau:

  • Các loại thuốc dạng kem và thuốc mỡ có chứa tacrolimus, cortisone, pimecrolimus dùng để thoa ngoài.
  • Với những trường hợp hợp bị chàm nặng sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc uống như prednisone, cyclosporine…
  • Sử dụng các loại thuốc kháng sinh dạng bôi ngoài hoặc dạng uống nếu các vùng da tổn thương bị nhiễm trùng.
  • Để ngăn chặn cảm giác ngứa ngáy, các bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh dùng các loại thuốc kháng histamin.
Dùng các loại thuốc bôi ngoài từ tây y điều trị bệnh chàm
Dùng các loại thuốc bôi ngoài từ tây y điều trị bệnh chàm

Tuy nhiên, nhược điểm của các loại kem bôi trị bệnh chàm là chỉ loại bỏ được triệu chứng bên ngoài, không tác động được vào căn nguyên bệnh. Mặt khác, việc lạm dụng và quá phụ thuộc vào nhóm thuốc này dễ gây tác dụng phụ, bào mòn da, khiến bệnh trầm trọng hơn và đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm.

Tham khảo thêm: Bệnh chàm có tự khỏi không? Cách điều trị

Áp dụng phương pháp quang trị liệu

Đây là phương pháp được sử dụng trong điều trị các chứng bệnh về da liễu như chàm, viêm da cơ địa… Đặc điểm của cách chữa trị này là sử dụng các ánh sáng tử ngoại để chiếu vào vùng da bị tổn thương làm tăng quá trình tổng hợp vitamin D, giảm ngứa, kháng viêm và giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của da.

Với những trường hợp bị chàm nặng, khi các cách điều trị khác không còn mang lại tác dụng thì áp dụng phương pháp quang trị liệu là cách điều trị cần thiết nhằm cải thiện tình trạng bệnh cho bệnh nhân. 

Vệ sinh và chăm sóc da đúng cách

Bên cạnh áp dụng các biện pháp đặc trị thì việc chăm sóc và vệ sinh da hàng ngày cũng có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ và khả năng hồi phục của bệnh. Để giúp quá trình điều trị được diễn ra thuận lợi và mang lại tác dụng tốt, người bệnh cần lưu ý:

  • Giữ cho cơ thể luôn được sạch sẽ, tắm rửa hàng ngày để loại sạch vi khuẩn và bụi bẩn bám trên da.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất độc hại, các chất tẩy rửa. Trong thời gian trị chàm, bạn cũng không nên dùng các loại sản phẩm tắm gội chứa nhiều các thành phần hóa học vì chúng có thể sẽ gây kích ứng cho da.
  • Nên sử dụng các loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, an toàn cho làn da để cung cấp độ ẩm cho da, cải thiện tình trạng da bị bong tróc.
  • Không nên tắm bằng nước nóng.

Tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người khác nhau mà hiệu quả chữa trị của các phương pháp cũng phát huy ở những mức độ khác nhau. Do đó để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như là xác định được cách chữa trị phù hợp thì tốt nhất bạn nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.

Có thể bạn quan tâm:

Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

bệnh chàm vi khuẩn

Bệnh chàm vi khuẩn (vi trùng) là bệnh gì, có chữa được không?

Bệnh chàm vi khuẩn xảy ra khi có sự xâm nhập của các loại virus, vi khuẩn hoặc nấm vào...

Top 4 Loại Kem Bôi Trị Bệnh Chàm Tốt Nhất Trên Thị Trường

Kem bôi trị bệnh chàm có tác dụng giảm khô ráp, nứt nẻ, ngứa ngáy và khó chịu trên da....

bệnh chàm ở háng có lây không

Bệnh chàm ở háng là bệnh gì, có lây không?

Chàm được biết đến là một bệnh về da thường bùng phát mạnh ở những khu vực có nếp gấp...

Bệnh tổ đỉa là tình trạng mụn nước xuất hiện ở vùng da lòng bàn tay, lòng bàn chân gây ngứa rát, bong tróc da.

Bệnh tổ đỉa có di truyền sang đời sau không?

Bệnh tổ đỉa là một dạng đặc biệt của bệnh chàm (eczema). Bệnh tổ đỉa không lây lan nhưng có...

chàm dị ứng thời tiết

Bệnh chàm dị ứng ở trẻ: Những điều mẹ cần biết

Chàm dị ứng có thể xuất hiện dưới dạng các mảng đỏ, giòn trên da của trẻ. Chàm dị ứng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *