Chàm khô là một bệnh như thế nào? Bệnh có chữa được không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Chàm thường được chia thành 2 dạng là chàm khô và chàm ướt, dựa vào đặc tính của những tổn thương trên bề mặt da. Vậy chàm khô là bệnh như thế nào và khả năng chữa khỏi có khả quan hay không?

bệnh chàm khô là bệnh gì
Bệnh chàm khô ở chân

Bệnh chàm khô là bệnh gì?

Chàm khô là một dạng của bệnh chàm – Eczema, bệnh xảy ra khi lớp sừng Keratin của da không được cung cấp đủ nước. Tình trạng này sẽ khiến cho cấu trúc của da bị mất cân bằng, dẫn đến bị khô, bong tróc, trầy xước và đôi chỗ rướm máu. Nắm bắt được nguyên nhân, triệu chứng của bệnh sẽ giúp cho bạn có thể chủ động ngăn ngừa và điều trị một cách hiệu quả.

Chàm khô thường sẽ xuất hiện vào mùa lạnh, khi thời tiết trở nên hanh khô. Ban đầu sẽ là những vết thương nhỏ, theo thời gian nứt nẻ ra khiến cho người bệnh cảm thấy đau rát rất khó chịu.

Nguyên nhân gây bệnh chàm khô

Mặc dù đã xác định được chàm khô hình thành nên do sự mất cân bằng độ ẩm da, nhưng cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh được nguyên nhân gây ra tình trạng này. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đã sớm đưa ra được các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh chàm khô ở mọi đối tượng, cụ thể như sau:

  • Di truyền: Nếu trong gia đình có người từng bị chàm khô thì khả năng bị bệnh của bạn sẽ cao hơn vài lần so với người khác.
  • Bệnh lí: Đã hoặc đang mắc phải một số bệnh về da như viêm da dị ứng, viêm da tiết bã…sẽ khiến cho hệ miễn dịch của da bị suy yếu, tạo điều kiện cho chàm khô hình thành.
  • Cơ địa: Một số người sẽ có cơ địa nhạy cảm với môi trường, thực phẩm, thời tiết hơn những người còn lại. Điều này sẽ khiến cho hàng rào bảo vệ da dễ bị đứt gãy khi gặp yếu tố gây dị ứng.
  • Tiếp xúc: Thường xuyên phải tiếp xúc với các chất làm khô da như thuốc tẩy, dung môi, hóa chất…sẽ khiến cho da bị mất cân bằng độ ẩm và bong tróc.

Xem thêm: Bệnh chàm khô tróc vảy: Có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả

2- Biểu hiện của bệnh chàm khô

Đây là một căn bệnh về da khá dễ dàng để có thể nhận biết bằng mắt thường, các triệu chứng thường gặp nhất của chàm khô là:

triệu chứng bệnh chàm khô
Có thể nhận biết các dấu hiệu của bệnh chàm khô bằng cách quan sát.
  • Xuất hiện tình trạng sưng đỏ thành từng mảng rải rác trên bề mặt vùng da mặt, môi, bìu, nang lông…
  • Những mảng đỏ dần lan rộng và gây cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu, đặc biệt ngứa hơn vào buổi tối khi nhiệt độ và độ ẩm trong không khí đều xuống thấp.
  • Dấu hiệu đặc trưng của chàm khô là da khô ở mức nặng nề, bong tróc và nứt thành từng mảng có thể quan sát thấy rõ. Nhiều chỗ nứt nẻ sẽ có thể bị chảy máu, rỉ máu cả ngày.
  • Các mụn trắng li ti hình thành rải rác trên da, sau đó phát triển thành mụn nước dễ vỡ. Mỗi khi vỡ sẽ để lại dịch lỏng và vùng da màu đỏ hồng nhẵn bóng.

Sau một thời gian mắc bệnh, khu vực bị chàm khô sẽ có xu hướng lan rộng và dày lên. Tại chỗ từng có mụn nước (đã vỡ) sẽ để lại sẹo lõm trông rất mất thẩm mỹ.

Xem ngay: Bệnh chàm khô ở đầu ngón tay: Nguyên nhân và cách chữa trị

Bệnh chàm khô có thể chữa được không?

Chàm khô là một bệnh không quá hiếm gặp, đặc biệt là ở các khu vực có khí hậu lạnh khô hoặc có nguồn nước bị ô nhiễm. Nếu không được điều trị, bệnh sẽ chuyển qua giai đoạn bội nhiễm rất nguy hiểm và khó có thể điều trị.

1- Biện pháp điều trị chàm khô

Bệnh chàm khô hoàn toàn có thể chữa được, khi bạn áp dụng đúng cách và tốt nhất hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa Da liễu. Tùy theo tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có thể sử dụng các biện pháp dưới đây:

+ Kem dưỡng ẩm: Một số loại kem dưỡng ẩm không có chứa dầu, vì vậy mà khá phù hợp với tình trạng da đang bị viêm nứt. Bổ sung độ ẩm cho da sẽ giúp cho bạn cảm thấy da mềm hơn và giảm cảm giác đau rát do chàm khô gây ra.

+ Kem Steroid hoặc thuốc mỡ: 2 loại sản phẩm bôi ngoài này khá lành tính nên có thể phù hợp với hầu hết mọi đối tượng. Bạn cần bôi kem/thuốc trực tiếp lên khu vực đang bị tổn thương theo chỉ định của bác sĩ, lưu ý không bôi quá dày vì sẽ có thể khiến da bị mỏng hơn.

+ Thuốc kháng Histamine: Cảm giác ngứa ngáy là điều không thể tránh khỏi khi bị chàm khô, điều này sẽ dẫn đến hành động gãi và khiến người bệnh khó ngủ. Các loại thuốc kháng Histamine sẽ giải quyết được vấn đề này một cách nhanh chóng.

+ Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp chàm khô có dấu hiệu bị nhiễm trùng, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn dùng thuốc kháng sinh song song với các phương pháp điều trị khác.

Ngoài ra, tùy theo tình trạng chàm khô trên da của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị riêng biệt khác.

bệnh chàm khô chữa được không
Bệnh chàm khô có thể được điều trị bằng các loại thuốc bôi kết hợp thuốc uống.

Gợi ý: Cách phân biệt giữa bệnh chàm khô và chàm ướt 

2- Cách chăm sóc da bị chàm khô

Để có thể giảm đi những triệu chứng của bệnh chàm khô, người bệnh cũng hết sức lưu ý đến việc chăm sóc da. Một số gợi ý về cách hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà sẽ được trình bày ngay sau đây:

  • Nhiều người có thói quen tắm bằng nước nóng hoặc nước lạnh, tuy nhiên, khi bị chàm khô thì bạn cần hình thành thói quen tắm bằng nước có nhiệt độ ấm. Nước ấm sẽ giúp cho cảm giác ngứa trên da giảm đi đáng kể.
  • Người bị chàm khô không được chà xát khi tắm và chỉ nên tắm từ 5-10 phút mỗi ngày (có thể tắm 2 lần) để tránh tình trạng da bị mất nước. Lưu ý thấm khô nước trên da bằng khăn bông mềm.
  • Mỗi tối trước khi đi ngủ, bạn nên thoa một lớp kem dưỡng ẩm mỏng lên toàn thân. Việc làm này vừa có tác dụng làm mềm vùng da bị chàm khô, vừa hỗ trợ ngăn ngừa bệnh lây lan sang các vùng da khác. Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ về loại kem dưỡng ẩm bổ sung mà bạn có thể dùng.
  • Chàm khô sẽ khiến cho người mắc phải thường xuyên cảm thấy ngứa ngáy, nhưng cũng đừng vì thế mà dùng móng tay (hoặc bất cứ vật gì) gãi lên vùng da đang bị bệnh. Hành động gãi một cách vô thức không chỉ khiến cho tình trạng viêm nhiễm diễn ra nhanh hơn mà còn lây lan chàm khô sang các vùng da lân cận.
  • Người bệnh hãy nghĩ đến việc cắt ngắn móng tay của mình và cố gắng không gãi, chà xát lên da cho đến khi bệnh được chữa khỏi hẳn. Nếu quá ngứa, người bệnh có thể đề nghị với bác sĩ tăng lượng thuốc Histamine lên ở mức độ cho phép.

Như vậy, chàm khô là một bệnh lí về da có thể chữa được. Khi bị bệnh, bạn hãy đến gặp các bác sĩ da liễu để được tư vấn và đề xuất phác đồ điều trị phù hợp với bản thân. Tránh để lâu sẽ dễ khiến bệnh trở nên mãn tính, gây khó khăn trong việc điều trị và dễ để lại các di chứng không mong muốn.

Có thể bạn quan tâm:

Những thông tin Thuocdantoc.vn cung cấp chỉ dừng lại ở mức độ tham khảo.

Cách phân biệt bệnh ghẻ và bệnh chàm (eczema)

Bệnh ghẻ và bệnh chàm (eczema) có triệu chứng lâm sàng khá giống nhau, điều này khiến cho nhiều người...

Bệnh chàm eczema: Nhận biết triệu chứng và cách điều trị hiệu quả nhất

Bệnh chàm - eczema là một trong những căn bệnh viêm da mãn tính chiếm tỉ lệ mắc khá cao....

6 cách trị chàm môi theo dân gian

Bên cạnh phương pháp điều trị bằng Tây y, cách trị chàm môi theo dân gian cũng là một phương...

Dầu dừa mang nhiều lợi ích cho người bị chàm

Hướng dẫn cách dùng dầu dừa chữa bệnh chàm từ A – Z

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp tây y theo sự chỉ định của bác sĩ để điều trị...

Top 4 Loại Kem Bôi Trị Bệnh Chàm Tốt Nhất Trên Thị Trường

Kem bôi trị bệnh chàm có tác dụng giảm khô ráp, nứt nẻ, ngứa ngáy và khó chịu trên da....

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *