Bệnh chàm có tự khỏi không? Thông tin cần biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Trước tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh chàm ngày càng tăng, mối quan tâm “Bệnh chàm có tự khỏi không?” luôn khiến nhiều người lo lắng. Chàm dù không gây ra nguy hiểm nghiêm trọng nhưng những di chứng, hậu quả của nó tác động lên cuộc sống hằng ngày lại rất nặng nề. Chàm có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, mọi giới tính với nhiều loại chàm khác nhau. 

Bị bệnh chàm có tự khỏi không
Dù bệnh chàm không phải bệnh hiếm gặp, thế nhưng rất ít người có thể trả lời câu hỏi: “Bị bệnh chàm có tự khỏi không?”

Bệnh chàm có tự khỏi không?

Bệnh chàm không thể tự khỏi nếu thiếu vắng sự điều trị và thăm khám của bác sĩ y khoa. Đồng thời, bệnh chàm cũng không thể tự khỏi nếu thiếu đi phần chăm sóc, quan tâm đến tình trạng sức khỏe bản thân.

Lý giải

Bệnh chàm là một căn bệnh liên quan đến da liễu, thường xuất hiện trên bề mặt da dưới dạng các vết sưng đỏ. Nhiều trường hợp chàm sẽ khiến vùng da đó bị khô cứng, nứt nẻ, chảy máu và bong tróc.Bị bệnh chàm có tự khỏi không

Chàm được xác định bị gây ra bởi 2 nguyên nhân chính: yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh

  • Do yếu tố nội sinh: các tác nhân từ gen, sự rối loạn chuyển hóa, mắc bệnh về da,… có thể ảnh hưởng và hình thành nên bệnh chàm trên da.
  • Do yếu tố ngoại sinh: sự dị ứng từ thời tiết, mỹ phẩm, thuốc men hoặc bị kích ứng, nhiễm nấm sẽ là nguyên nhân gây ra các dạng bệnh chàm nói chung.

Phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, nguyên nhân gây bệnh mà các bác sĩ sẽ tiến hành can thiệp y khoa để giảm bớt các triệu chứng của chàm. Đồng thời trong quá trình này, người bệnh cần phải kết hợp thêm khẩu phần ăn uống, nghỉ ngơi để đảm bảo ngăn chặn sự lây lan và bùng phát của chàm trên da.

Vì lẽ đó, không thể có việc bệnh chàm tự khỏi mà không nhờ đến việc điều trị. Ngược lại, nếu mang tâm lý chủ quan, bệnh chàm có thể phát triển trên diện rộng bề mặt da, gây ra nhiều bất tiện và khó khăn trong sinh hoạt với người bệnh.

Điều trị bệnh chàm

Để sống chung với bệnh chàm một cách an toàn, người bệnh luôn phải học cách kiểm soát các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh. Hầu hết với các loại chàm, việc là vô cùng cần thiết. Chàm không thể tự chữa khỏi dứt điểm, chỉ có thể áp dụng các biện pháp để trị triệu chứng và ngăn ngừa chàm quay trở lại.

Nói đơn giản hơn, không có cách chữa dứt điểm bệnh chàm hiện nay. Thế nhưng người bệnh có thể áp dụng các phương pháp kiểm soát dấu hiệu chàm thành công. Đó là việc thay đổi lối sống, dùng thuốc hoặc áp dụng các biện pháp vật lý trị liệu, chăm sóc da,… để cải thiện.

Bị bệnh chàm có tự khỏi không

4 mục tiêu của việc điều trị chàm này hướng đến là:

  • Kiểm soát và giảm bớt cơn ngứa rát
  • Tăng khả năng hồi phục chữa lành da
  • Ngăn chặn sự lây lan của chàm
  • Ngăn ngừa nhiễm trùng, lở loét.

Dùng thuốc để điều trị chàm

Với mỗi loại da và mỗi loại chàm khác biệt, các bác sĩ sẽ chỉ định một hoặc nhiều loại thuốc chữa trị chàm khác nhau. Hãy chắc chắn đã thông báo với bác sĩ về các nhóm thuốc có thể khiến bạn bị dị ứng để phòng tránh.

  • Thuốc/kem bôi ngoài da: Corticosteroid, dung dịch, thuốc mỡ sẽ làm giảm ngứa và giảm đau nhanh chóng. Chúng thường được phân loại vào phương pháp điều trị không kê đơn (OTC), dùng để điều trị bệnh ở mức độ nhẹ.
  • Thuốc chống viêm: kết hợp và nhằm mục đích tăng hiệu quả kháng viêm giảm đau rát, bệnh nhân có thể cần sử dụng đến nhóm thuốc mỡ NSAID (theo toa mới được gọi là Crisaborole), dùng cho mức độ nhẹ đến trung bình.
  • Nhóm thuốc Pimecrolimus và Tacrolimus: sử dụng cho bệnh chàm ở mức trung bình đến nặng. Tuy nhiên đây là nhóm thuốc đặc biệt cẩn trọng trong quá trình sử dụng vì có thể làm tăng nguy cơ ung thư da, ung thư hạch.
  • Cyclosporine, Methotrexate và Mycophenolate Mofetil: khi sử dụng nhóm thuốc này để điều trị chàm, các bác sĩ sẽ kê toa dưới dạng viên, hỗn dịch hoặc thuốc tiêm, thích hợp từ mức trung bình đến nặng và thích hợp dùng trong một thời gian ngắn. Một số tác dụng phụ có thể kể đến là huyết áp cao, bệnh thận,…
  • Thuốc kháng sinh: khi vết chàm có dấu hiệu bị nhiễm trùng, người bệnh sẽ cần đến thuốc kháng sinh để cải thiện tình trạng.
  • Thuốc/kem dưỡng ẩm: bổ sung độ ẩm, làm mềm da là những hiệu quả cần thiết mà nhóm kem dưỡng ẩm này có thể mang lại. Chúng sẽ giúp tái bổ cấu trúc da, làm giảm tổn thương và khô đỏ, giúp da chóng lành nhanh hơn.
bệnh chàm có tự khỏi không
Chú ý rửa sạch tay và giữ tay khô ráo trước khi thoa kem dưỡng ẩm

Quang trị liệu

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tác dụng của ánh sáng cực tím (UV) trong việc điều trị bệnh chàm. Dù thể hiện được hiệu quả trong việc điều trị chàm nhưng quang trị liệu cần được thực hiện thông qua bác sĩ có kinh nghiệm. Tia cực tím có thể làm lão hóa da và tăng nguy cơ ung thư da nếu áp dụng sai cách.

Chăm sóc da tại nhà

Như đã nói, bệnh chàm không thể tự khỏi nếu thiếu sự kết hợp giữa thuốc và chăm sóc. Sử dụng các biện pháp chăm sóc da tại nhà có thể thúc đẩy quá trình tự hồi phục và ngăn ngừa bệnh chàm tái phát thành công.

Một số lưu ý bao gồm:

  • Tắm nước ấm
  • Sử dụng các sản phẩm làm sạch, chăm sóc da có nguồn gốc tự nhiên, ít hóa chất lẫn hương liệu
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm hằng ngày, nhất là thời điểm trước khi ngủ.
  • Tránh tắm quá nhiều và rửa tay liên tục vì sẽ làm mất độ ẩm tự nhiên của da
  • Sử dụng quần áo từ cotton, thấm hút tốt và thông thoáng khí
  • Không mặc đồ quá chật, không tiếp xúc nhiều với môi trường khói bụi ô nhiễm.
  • Biết được các điểm mẫn cảm để phòng tránh: dị ứng phấn hoa, mạt bụi, vẩy da động vật, nấm mốc,…
  • Tránh căng thẳng: chàm có thể bùng phát khi thần kinh bị rơi vào lo âu, trầm cảm thời gian dài.
bệnh chàm có tự khỏi không
Căng thẳng, áp lực có thể làm tăng thêm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu từ bệnh chàm

Bệnh chàm không thể tự hết và hoàn toàn có khả năng quay trở lại. Vì thế việc quan tâm đến làn da và thăm khám định kỳ là việc hết sức quan trọng. Nếu bệnh chàm có thể được kiểm soát tốt thì sẽ hạn chế được tối đa khả năng bệnh quay trở lại nếu người bệnh học cách chăm sóc và bảo vệ cơ thể đúng cách. Đừng ngần ngại nhờ đến sự can thiệp y tế từ các chuyên gia khi xuất hiện các biểu hiện, triệu chứng của chàm da.

Bài viết chỉ mang đến thông tin tham khảo dựa trên những tài liệu y khoa hiện hành. ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm

Trị chàm bằng tỏi như thế nào? Cần lưu ý điều gì?

Phương pháp điều trị chàm bằng tỏi giúp giảm ngứa, kiểm soát viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng và dự phòng...

Bệnh chàm khô ở đầu ngón tay: Triệu chứng và cách điều trị

Bệnh chàm khô ở đầu ngón tay là tình trạng viêm da gây nên các triệu chứng khô rát, nứt...

Bệnh chàm eczema: Nhận biết triệu chứng và cách điều trị hiệu quả nhất

Bệnh chàm - eczema là một trong những căn bệnh viêm da mãn tính chiếm tỉ lệ mắc khá cao....

Cách dùng lá muồng trâu trị chàm, lác theo kinh nghiệm dân gian

Chàm, lác là bệnh da liễu phổ biến, có xu hướng mạn tính, thường xuyên tái đi phát lại. Để...

Bệnh chàm bội nhiễm: nguyên nhân, triệu chứng & điều trị

Chàm là một trong những bệnh ngoài da phổ biến, không nguy hiểm. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển thành...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *