Chữa bệnh chàm bằng Đông y cổ phương
Theo quan niệm Đông y, chàm là tổn thương da cấp/ mãn tính do phong nhiệt và thấp nhiệt gây ra. Chính vì vậy mà các bài thuốc chữa bệnh chàm bằng Đông y được phân chia theo từng thể bệnh riêng biệt.
Quan niệm của Đông y đối với bệnh chàm
Chàm là một dạng viêm da mãn tính, có đặc tính kéo dài và dễ tái phát. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là tổn thương da có màu đỏ, mụn nước, phát ban, mẩn đỏ và ngứa ngáy.
Quan niệm Đông y cho rằng, chàm phát sinh do cơ thể ứ trệ phong nhiệt và thấp nhiệt, gây uất kết và bùng phát triệu chứng trên da.
Chính vì quan niệm này nên các bài thuốc từ Đông y chữa bệnh chàm được phân chia theo từng thể bệnh khác nhau. Để áp dụng được bài thuốc phù hợp, người bệnh cần xem xét triệu chứng trên da và các dấu hiệu đi kèm.
Chữa bệnh chàm bằng Đông y với các bài thuốc sau
1. Bài thuốc chữa chàm theo thể thấp nhiệt
Dấu hiệu nhận biết của thể chàm thấp nhiệt là da hơi đỏ, có mụn nước, ngứa, loét và chảy dịch vàng. Các bài thuốc sử dụng cho thể này có tác dụng thanh nhiệt, hóa thấp nhằm cải thiện triệu chứng trên da.
- Bài thuốc 1: Sử dụng bồ công anh, ké đầu ngựa, cam thảo đất, thổ phục linh, cỏ mần trầu, kim ngân hoa, kinh giới mỗi thứ 20g với sài đất 100g. Đem các thảo dược sắc với 1000ml nước, còn lại 300ml. Mỗi lần uống 14 – 20ml (trẻ em), người lớn dùng lượng gấp đôi.
- Bài thuốc 2: Dùng hoàng cầm, bạch tiễn bì, phục linh, hoàng bá mỗi thứ 12g, sinh địa, kim ngân hoa, hoạt thạch mỗi thứ 20g, khổ sâm 12g với đạm trúc diệp 16g. Đem sắc uống mỗi ngày 1 thang.
- Bài thuốc 3: Dùng bạc hà 4g, mộc thông 12g, khổ sâm 12g, bạch tiễn bì 8g, phục linh 8g, ngưu bàng tử 12g, hoàng liên 12g, xa tiền 16g, sinh địa 16g, hoàng bá 12g, thương truật 8g. Đem sắc mỗi ngày dùng 1 thang.
- Bài thuốc 4: Dùng khô sâm, hạ khô thảo, ké đầu ngựa, hoàng bá mỗi thứ 12g, thổ phục linh 16g, nhân trần 20g, hoạt thạch 8g với kim ngân hoa 16g. Đem sắc uống mỗi ngày 1 thang.
- Bài thuốc 5: Sử dụng bạc hà 4g, mộc thông 12g, khổ sâm 12g, bạch tiễn bì 8g, phục linh 8g, ngưu bàng tử 12g, hoàng liên 12g, xa tiền 16g, sinh địa 16g, hoàng bá 12g, thương truật 8g. Đem sắc uống mỗi ngày 1 thang.
2. Bài thuốc chữa chàm thể phong nhiệt
Dấu hiệu nhận biết: Da hơi đỏ, ít loét, ngứa ngáy, có mụn nước, tổn thương da phát sinh trên diện rộng (hầu như là toàn thân).
Với trường hợp này, các bài thuốc được áp dụng cho tác dụng sơ phong, thanh nhiệt và trừ thấp.
- Bài thuốc 1: Dùng khổ sâm, phòng phong, ngưu bàng tử, kinh giới, mộc thông mỗi thứ 12g, sinh địa 16g, tri mẫu 8g, thuyền thoái 6g, thạch cao 20g đem tán bột mịn. Mỗi lần dùng từ 8 – 12g uống với nước ấm, ngày dùng 2 lần (sáng và tối).
- Bài thuốc 2: Dùng bạc hà 4g, thương truật 8g, phục linh 8g, bạch tiễn bì 8g, mộc thông 12g, ngưu bàng tử 12g, hoàng liên 12g, khổ sâm 12g, hoàng bá 12g, xa tiền 16g, sinh địa 16g, tri mẫu 15g, thạch cao 40g. Đem sắc uống mỗi ngày 1 thang.
- Bài thuốc 3: Dùng trạch tả và sinh địa mỗi thứ 12, chi tử, long đởm thảo, xa tiền, hoàng cầm, mộc thông, sài hồ mỗi thứ 8g, cam thảo 4g, thuyền thoái 6g đem sắc uống. Ngày dùng 1 thang cho đến khi khỏi.
3. Bài thuốc chữa chàm theo thể mạn tính
Đặc điểm của thể chàm mạn tính là tái phát nhiều lần trong năm, dai dẳng và gây ngứa dữ dội. Triệu chứng nhận biết: Da khô, dày sừng, ngứa, có mụn nước, khu trú ở cổ chân, khuỷu tay, đầu gối,…
- Bài thuốc 1: Dùng thục địa 16g, đương quy 12g, sinh địa 16g, kinh giới 16g, bạch thược 12g, phòng phong 12g, thương truật 12g, địa phu tử 12g, bạch tiễn bì 8g, khổ sâm 8g, thuyền thoái 6g. Đem sắc ngày 1 thang.
- Bài thuốc 2: Dùng hy thiêm thảo 12g, hoàng bá 12g, ké đầu ngựa 12g, bạch tiễn bì 12g, phù bình 12g, phòng phong 8g, thương truật 8g. Đem sắc uống ngày 1 thang.
4. Bài thuốc sử dụng ngoài da
Bên cạnh bài thuốc uống, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc rửa, ngâm và bôi để cải thiện triệu chứng ở bên ngoài da.
- Bài thuốc rửa: Dùng lá kinh giới và lá vối tươi mỗi thứ 100g, đem rửa sạch, đun sôi. Sau đó để nguội bớt rồi rửa lên vùng da tổn thương. Hoặc có thể giã nát lá trầu không tươi, cho vào nước sôi rồi rửa lên vùng da bị chàm.
- Bài thuốc ngâm: Dùng xa sàng tử 20g, vỏ núc nác 50g, ngải cứu 50g, kinh giới 10g, phèn xanh 5g đem nấu với 3 lít nước. Để nước nguội bớt, sau đó ngâm vùng da tổn thương trong khoảng 10 phút. Mỗi ngày ngâm từ 2 – 3 lần liên tục trong 5 – 7 ngày.
- Bài thuốc bôi: Dùng nghệ già 20g, vỏ núc nác 40g, một lượng dầu vừng vừa đủ. Đem tán bột các vị thuốc rồi hòa với dầu vừng và thoa trực tiếp lên da.
- Thuốc mỡ bôi da: Dùng hồng đơn 4g, chu sa 4g, xuyên huỳnh liên 4g, hồng hoa 4g đem tán bột, trộn với mỡ trăn và thoa lên vết chàm.
Những điều cần lưu ý khi chữa bệnh chàm bằng Đông y
Các bài thuốc chữa bệnh chàm từ Đông y có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn khi áp dụng. Để hạn chế những rủi ro khi điều trị, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ nhỏ cần phải tham vấn bác sĩ trước khi sử dụng những bài thuốc này.
- Chàm là bệnh mãn tính, dễ tái phát, vì vậy cần kết hợp việc sử dụng thuốc với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt.
- Lựa chọn các địa chỉ kinh doanh thuốc Đông y uy tín và chất lượng. Sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc có thể gây tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa.
- Cần kiên trì áp dụng những bài thuốc từ đông y trong một thời gian dài.
- Các bài thuốc Đông y không có khả năng thay thế cho những biện pháp điều trị đặc hiệu.
Chữa chàm bằng Đông y là biện pháp được nhiều người bệnh lựa chọn. Tuy nhiên tình trạng thiếu thận trọng khi áp dụng bài thuốc có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Để giảm nguy cơ trong quá trình điều trị, bạn nên trao đổi với bác sĩ về độ an toàn và tính hiệu quả của bài thuốc trước khi thực hiện.
Có thể bạn quan tâm
- Phân biệt vảy nến, chàm và viêm da cơ địa
- 4 dạng kem bôi trị bệnh chàm tốt nhất
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!