Phác đồ và thuốc điều trị chàm bội nhiễm

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Chàm bội nhiễm là một trong những dạng chàm thương tổn nặng do các loại vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Áp dụng phác đồ và thuốc điều trị chàm bội nhiễm cần đúng cách, đúng chỉ định để có kết quả tốt nhất.

phác đồ điều trị bệnh chàm bội nhiễm
Phác đồ điều trị bệnh chàm bội nhiễm

Phác đồ điều trị chàm bội nhiễm

1. Chẩn đoán

Đối với phác đồ điều trị bệnh chàm bội nhiễm, công tác chẩn đoán rất quan trọng. Thông thường bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán xác định, chẩn đoán nguyên nhân và chẩn đoán phân biệt.

Chẩn đoán xác định

Chẩn đoán xác định thường dựa vào tính chất thương tổn trên bề mặt da để đánh giá tình trạng chàm bội nhiễm. Thông thường, chẩn đoán bệnh nhân chàm bội nhiễm thường dựa vào một số yếu tố như:

  • Xuất hiện các mụn nước trên nền da đỏ. Các mụn nước này có thể giới hạn rõ hoặc không rõ ràng.
  • Da của bệnh nhân cũng có dấu hiệu ngứa ngáy, khó chịu.
  • Da có màng dày với giới hạn không rõ ràng (lichen hóa ngoài da).
  • Tình trạng thương tổn có tính chất đối xứng.

Chẩn đoán nguyên nhân

Là chẩn đoán xác định nguyên nhân gây ra tình trạng chàm ngoài da. Tuy nhiên bệnh nhân chàm da thường rất khó có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra bệnh.

Chẩn đoán phân biệt

Chẩn đoán phân biệt được áp dụng nhằm mục đích tránh tình trạng nhầm lẫn giữa các bệnh ngoài da có dấu hiệu gần giống nhau. Đối với bệnh chàm bội nhiễm, bệnh nhân thường được thực hiện chẩn đoán phân biệt với một số bệnh ngoài da như:

  • Bệnh tổ đỉa: thường không có hồng ban như bệnh chàm. Tình trạng mụn nước ở bệnh tổ đỉa thường ở sâu trong da. Đa số tình trạng tổ đỉa thường nằm ở các rìa bàn tay, bàn chân, ngón tay, ngón chân,… đặc điểm bệnh thường không vượt quá cổ tay, mắt cá chân,…
  • Bệnh herpes: thường xuất hiện ở vùng môi hoặc vùng sinh dục. Tình trạng mụn nước của bệnh herpes thường là các mụn nước dính chùm trên nền đỏ. Khi mới có triệu chứng bệnh thường gây ngứa và dần chuyển sang rát ngoài da.
  • Bệnh Zona thần kinh: bệnh nhân thường có các dấu hiệu nổi mụn nước thành chùm trên nền da đỏ, da cũng có dấu hiệu đau rát và có thương tổn dọc theo các rễ thần kinh nửa bên thân.

2. Điều trị

Thông tin về phác đồ điều trị mang tính chất tham khảo, không thay thế cho hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Việc điều trị trên thực tế có thể khác biệt tùy theo tình trạng bệnh.

Nguyên tắc điều trị chính đối với bệnh chàm bội nhiễm là ưu tiên tìm dị ứng nguyên gây bệnh để ngăn chặn tiếp xúc với da. Trong điều trị cũng cần tránh sử dụng thuốc tùy tiện vì một số loại thuốc có thể là dị ứng nguyên gây bệnh, dùng không đúng cách có thể kích hoạt các phản ứng dị ứng nặng nề hơn. Đối với các nhóm thuốc điều trị chàm cũng cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để lựa chọn sử dụng thuốc bôi có hoạt lực phù hợp.

Điều trị cục bộ theo giai đoạn

  • Giai đoạn cấp tính:

Đây là giai đoạn vết chàm có tình trạng rỉ nhiều dịch tiết, da thường xuyên ướt, nhờn do đó không nên sử dụng các loại thuốc mỡ trong giai đoạn này vì có thể làm bít bề mặt da, làm nặng thêm tình trạng rỉ dịch, vết thương khó khô.

Đối với giai đoạn chàm bội nhiễm cấp tính, các bác sĩ thường ưu tiên sử dụng các loại thuốc, dung dịch sát khuẩn ngoài da có hoạt lực nhẹ như: thuốc tím pha loãng 1/20000, chlohexidine, hexamidine,… Các loại thuốc này có tác dụng rửa sạch nhẹ nhàng vết thương, loại bỏ vi khuẩn ngoài da. Sau khi thương tổn đã được vệ sinh sạch sẽ, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thêm hồ nước dùng ngoài da, dung dịch nitrate bạc 1% – 5% để sử dụng trên da giúp làm khô dịch tiết.

Giai đoạn bán cấp:

Trong thời gian điều trị chàm bội nhiễm giai đoạn bán cấp, bệnh nhân có thể được điều trị bằng một số loại dung dịch bôi ngoài da để kiểm soát các triệu chứng. Giai đoạn này bệnh nhân có thể được sử dụng dịch Eosin 2% hay Milian để vệ sinh và sử dụng trên vùng da thương tổn.

Giai đoạn mạn tính:

Đa số những trường hợp chàm mạn tính thường có dấu hiệu da dày sừng, khô và thương tổn trên bề mặt. Bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc như thuốc bôi dạng mỡ, corticoid, một số loại kem bôi chứa acid salicylic nhằm mục đích tiêu sừng trên bề mặt da.

thăm khám sớm chàm bội nhiễm
Thăm khám sớm khi có các dấu hiệu chàm bội nhiễm để có hướng xử trí với phác đồ phù hợp.

Điều trị toàn thân

Bên cạnh điều trị cục bộ, điều trị toàn thân là một trong những hướng điều trị đối với những trường hợp chàm rải rác toàn thân. Đa số những trường hợp điều trị toàn thân thường được chỉ định điều trị với một số nhóm thuốc bao gồm:

  • Thuốc kháng histamine là một trong những loại thuốc sử dụng để chống ngứa. Tuy không phải thuốc điều trị chính đối với chàm bội nhiễm ngoài da nhưng thuốc kháng histamine rất cần thiết để hạn chế tình trạng gãi gây thương tổn trên bề mặt da.
  • Kháng sinh thường được sử dụng trong điều trị chàm bội nhiễm ngoài da do các loại vi khuẩn, đặc biệt là nhiễm khuẩn Staphylococcus aureus.
  • Một số trường hợp bệnh nhân cũng có thể sử dụng thuốc thuộc nhóm Corticoid để cải thiện triệu chứng. Tuy nhiên liều dùng Corticoid toàn thân cần thận trọng để tránh những biến chứng và tác dụng phụ của thuốc.
  • Nhóm thuốc methyl – prednisolone thường được điều trị với liều ngắt quãng để giúp cải thiện và tránh bùng phát bệnh. Các loại thuốc thuộc nhóm methyl – prednisolone thường được chỉ định sử dụng tại bệnh viện.
  • Ngoài điều trị bằng thuốc trong điều trị chàm bội nhiễm toàn thân, bệnh nhân cũng có thể được chỉ định sử dụng PUVA (quang trị liệu sử dụng tia UV). Đây là  một trong những hướng điều trị phù hợp cho các dạng chàm lòng bàn tay bàn chân, các loại chàm mạn tính.

Điều trị theo nguyên nhân

Điều trị chàm bội nhiễm theo từng nguyên nhân khác nhau có thể áp dụng các loại thuốc điều trị khác nhau cho phù hợp, đạt kết quả tối ưu nhất.

  • Đối với những bệnh nhân nhiễm vi nấm, có thể điều trị kết hợp với griseofulvin, ketoconazole, itraconazole hoặc những loại thuốc chống nấm do bác sĩ chỉ định.
  • Với những trường hợp dị ứng, kích ứng do dị ứng nguyên có thể được chỉ định dùng thuốc giải dị ứng đặc hiệu với liều thích hợp.
  • Những trường hợp thiếu vitamin có thể được chỉ định bổ sung vitamin như B1, B6, B12, C,…
 

Chàm bội nhiễm là căn bệnh viêm da gây nhiều bất tiện cho đời sống, sinh hoạt của người bệnh. Do vậy, nếu không may bị những triệu chứng khó chịu của chàm bội nhiễm “làm phiền”, bệnh nhân có thể liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và điều trị.

Có thể bạn quan tâm

Có thể điều trị bệnh chàm bằng những bài thuốc nam.

Cách chữa bệnh chàm bằng thuốc Nam hiệu quả nhất

Cách chữa bệnh chàm bằng thuốc Nam là giải pháp đang được rất nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn nhờ những ưu điểm vượt trội như hiệu quả cao,...

TT Thuốc dân tộc giới thiệu bài thuốc đặc trị chàm sữa hiệu quả cao, an toàn tuyệt đối

Chàm sữa là căn bệnh đặc biệt phổ biến ở các bé độ tuổi sơ sinh, gây ra những triệu...

Kem bôi trị chàm sữa cho trẻ giá bao nhiêu, mua ở đâu?

Kem bôi trị chàm sữa cho trẻ là một trong những bước không thể thiếu trong điều trị và phòng...

Trẻ bị chàm sữa nên tắm lá gì để giảm ngứa nhanh chóng?

Chàm sữa (lác sữa) là bệnh lý da liễu phổ biến ở đối tượng trẻ em trong những năm tháng...

Bệnh tổ đỉa là tình trạng mụn nước xuất hiện ở vùng da lòng bàn tay, lòng bàn chân gây ngứa rát, bong tróc da.

Bệnh tổ đỉa có di truyền sang đời sau không?

Bệnh tổ đỉa là một dạng đặc biệt của bệnh chàm (eczema). Bệnh tổ đỉa không lây lan nhưng có...

Cách chữa bệnh chàm ở chân phổ biến hiện nay

Bệnh chàm ở chân, tay có tên khoa học là Pompholyx hoặc Dyshidrotic eczema. Các phương pháp điều trị bệnh...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *