Hướng dẫn cách dùng dầu dừa chữa bệnh chàm từ A – Z

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp tây y theo sự chỉ định của bác sĩ để điều trị bệnh chàm, người bệnh có thể sử dụng thêm những mẹo chữa trị tại nhà để nhanh chóng đẩy lùi tình trạng bệnh hơn. Phương pháp dùng dầu dừa chữa bệnh chàm được xem là hiệu quả vì nó giúp giảm các triệu chứng của bệnh bằng cách làm dịu da, giảm kích ứng và giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Dầu dừa sử dụng để chữa bệnh chàm rất hiệu quả
Dầu dừa sử dụng để chữa bệnh chàm rất hiệu quả

Vì sao dùng dầu dừa chữa bệnh chàm mang lại hiệu quả?

1. Dầu dừa giúp dưỡng ẩm da

Với những người mắc phải bệnh chàm thường có làn da khô ráp, nứt nẻ vì vậy khi đến bác sĩ họ thường được kê cho những loại kem dưỡng ẩm để ngăn ngừa tình trạng này.

Vì dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tuyệt vời cho da nên nó được có thể thay thế các sản phẩm dưỡng ẩm khác để giúp cải thiện làn da bị chàm. Nó được hấp thụ trực tiếp vào các mô da, làm mềm da khô, ngăn ngừa tình trạng da nứt nẻ khiến vi khuẩn xâm nhập, giảm bong vảy và kích ứng khi da bị chàm.

Theo các nghiên cứu thì dầu dừa mang lại kết quả điều trị vượt trội hơn cho người bị bệnh chàm sử dụng dầu khoáng.

2. Dầu dừa rất bổ dưỡng

Dầu dừa chứa nhiều axit béo chuỗi trung bình giúp nó có thể thẩm thấu qua màng tế bào. Các axit béo này chuyển hóa dễ dàng mà không cần sự tham gia của các loại enzyme tiêu hóa. Khi sử dụng dầu dừa để bôi lên da bị chàm sẽ giúp tăng cường các mô liên kết, làm cho làn da đàn hồi và dẻo dai.

3. Dầu dừa giúp giảm ngứa

Bên cạnh tác dụng làm mềm da, dầu dừa còn giúp giảm ngứa hiệu quả ở những vùng da bị chàm. Khi bôi một lớp dầu dừa lên vùng da bị chàm trước khi ra ngoài còn giúp năng ngừa bụi bẩn, các chất ô nhiễm từ môi trường tiếp xúc vào da gây ngứa ngáy, khó chịu.

4. Dầu dừa chống lại vi khuẩn

Trong thành phần của dầu dừa chứa nhiều axit lauric có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, nấm và virus trên da. Axit lauric được chuyển đổi thành monolaurin trong cơ thể và phân tử này có tác dụng kháng khuẩn lên toàn bộ vùng da bị chàm.

5. Dầu dừa giúp điều hòa miễn dịch

Dầu dừa đã được chứng minh có tác dụng điều hòa miễn dịch tương đương với các loại kem Corticosteroid và thuốc kháng histamine điều trị bệnh chàm. Và đặc biệt, dầu dừa không mang lại cho người bệnh tác dụng phụ như khi sử dụng thuốc vì nó là thành phần hoàn toàn tự nhiên.

6. Dầu dừa chống viêm

Những người bị bệnh chàm thường có những vết thương hở, gây viêm nhiễm lên vùng da bị bệnh. Vì vậy, đặc tính chống viêm của dầu dừa rất có ích khi được sử dụng để điều trị bệnh chàm, nó giúp giảm các triệu chứng như chảy dịch, sưng, đau…

7. Dầu dừa không chứa chất độc hại.

Dầu dừa được chiết xuất 100% tự nhiên từ chính phần cơm dừa nên rất dịu nhẹ, không có mùi khó chịu, không độc hại, không chất hóa học vì vậy không làm kích ứng da ở người bệnh chàm.

Khả năng bạn bị dị ứng với dầu dừa là cực kỳ hiếm, vì vậy để đảm bảo an toàn bạn nên bôi thử một ít trên da trước khi bắt đầu chữa bệnh chàm bằng dầu dừa.

8. Dầu dừa dễ kiếm và tiết kiệm chi phí

Dầu dừa là một nguyên liệu cực kỳ dễ kiếm và không quá đắt nhưng hiệu quả nó mang lại là cực kì cao. Vì vậy, lựa chọn dầu dừa để chữa bệnh chàm là sự lựa chọn hợp lý bạn nên xem xét.

Dầu dừa mang nhiều lợi ích cho người bị chàm
Dầu dừa mang nhiều lợi ích cho người bị chàm

Có thể bạn quan tâm: Bệnh eczema có chữa khỏi được không?

Cách dùng dầu dừa chữa bệnh chàm

1. Thoa trực tiếp

Sử dụng dầu dừa để thoa trực tiếp lên vùng da bị chàm là cách thực hiện đơn giản và tiết kiệm thời gian nhất bạn có thể áp dụng.

  • Rửa sạch tay và vùng da bị bệnh chàm trước khi bôi dầu dừa lên.
  • Dùng tay hoặc bông chấm vào dầu dừa để thoa lên da.
  • Massage nhẹ nhàng cho các dưỡng chất của dầu dừa hấp thụ vào da.
  • Nên thực hiện thường xuyên mỗi ngày hai lần sẽ giúp bạn đạt được kết quả như mong muốn.

2. Băng vết chàm bằng dầu dừa

Nếu vùng da bị chàm của bạn khô ráp và nứt nẻ bạn nên sử dụng dầu dừa để băng trực tiếp lên vết chàm.

  • Vệ sinh vùng da bị chàm và tay thật sạch sẽ trước khi áp dụng.
  • Nhúng một miếng bông vào dầu dừa, sau đó đặt miếng bông lên vị trí da bị chàm.
  • Để yên trong vòng 15 – 20 phút để dầu dừa thẩm thấu vào da, sau đó dùng giấy lụa để lau sạch dầu dừa.

Phương pháp này có tác dụng giảm ngứa hiệu quả, nhất là ban đêm giúp người bệnh ngủ sâu giấc hơn.

3. Massage bằng dầu dừa

Với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị bệnh chàm bạn nên áp dụng phương pháp massage bằng dầu dừa trước khi tắm sẽ giúp tình trạng da bị khô, bong tróc vảy.

  • Dùng dầu dừa chấm lên những vị trí bị chàm như má, cổ, bụng, bàn tay, bàn chân…
  • Massage nhẹ nhàng vùng da theo chuyển động tròn.
  • Để khoảng 20 – 30 phút cho dầu hấp thụ vào da sau đó rửa sạch dầu bằng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ cho trẻ.

4. Dùng để tắm

Với những người bị chàm ở diện rộng, lan khắp cơ thể nên áp dụng phương pháp tắm nước pha với dầu dừa để có kết quả tốt nhất.

  • Pha nước ấm để chuẩn bị tắm và cho thêm 3 – 5 muỗng dầu dừa vào.
  • Dùng nước vừa pha để tắm thật sạch, tập trung massage nhẹ nhàng những vùng bị chàm.
  • Để nước tắm khô tự nhiên trên da hoặc lau sạch bằng khăn mềm.

Cách tắm này sẽ giúp làn da mềm mại hơn, giảm hẳn tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.

5. Bổ sung vào chế độ ăn uống

Bốn cách sử dụng dầu dừa chữa bệnh chàm bên trên chỉ dung để điều trị bên ngoài, nếu muốn đạt kết quả cao bạn nên bổ sung thêm bên trong bằng cách cho dầu dừa vào trong khẩu phần ăn của người bệnh chàm.

Ngoài ra, mỗi ngày bạn cũng có thể uống từ 1 – 3 muỗng dầu dừa để bệnh tình được cải thiện nhanh chóng.

Có nhiều cách để sử dụng dầu dừa chữa trị bệnh chàm
Có nhiều cách để sử dụng dầu dừa chữa trị bệnh chàm

Lưu ý khi sử dụng dầu dừa chữa bệnh chàm

Sử dụng dầu dừa để chữa trị bệnh chàm là một phương pháp vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng bạn nên lưu ý một số điều sau đây:

  • Không được ngưng điều trị bằng các phương pháp y khoa khi sử dụng dầu dừa, nên kết hợp hai phương pháp để mang lại hiệu quả tốt hơn.
  • Nên chọn loại dầu dừa nguyên chất, rõ nguồn gốc để sử dụng để không bị kích ứng da.
  • Nếu bạn bị dị ứng với quả óc chó thì có khả năng cao bạn cũng bị dị ứng với dầu dừa. Vì vậy hãy dùng thử nghiệm một ít trên da trước khi áp dụng toàn bộ cơ thể.
  • Nếu dầu dừa của bạn bị đông cứng bạn nên làm nóng nó rồi để nguôi trước khi dùng.
  • Nếu vùng da dưới mí mắt của bạn bị chàm hãy cẩn thận khi dùng dầu dừa để không dính vào mắt.

Một số phương pháp chữa bệnh chàm tự nhiên khác

Ngoài dầu dừa thì các phương pháp chữa bệnh chàm bằng nguyên liệu tự nhiên có thể áp dụng tại nhà sau đây cũng có thể mang lại hiệu quả cho bạn:

  • Giấm táo: khả năng kháng khuẩn và chống oxy hóa của giấm táp có thể giúp bạn làm giảm các triệu chứng của bệnh chàm.
  • Bổ sụng omega – 3: bạn có thể bổ sung omega – 3 bằng cách sử dụng dầu cá sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa bệnh bùng phát.
  • Vitamin D: giúp ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh chàm.

Sử dụng dầu dừa cho người bị bệnh chàm có thể giúp da được giữ ẩm thường xuyên, giảm các triệu chứng ngứa ngày, khó chịu. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về phương pháp này.

Có thể bạn quan tâm

Chàm bội nhiễm ở người lớn – Những điều người bệnh phải biết

Chàm bội nhiễm có tên khoa học là Eczema Herpeticum – một bệnh da liễu hiếm gặp gây ra bởi...

Làm sao để tẩy vết chàm bẩm sinh?

Vết chàm bẩm sinh hay vết bớt bẩm sinh là một trong những đặc điểm ngoài da có thể xuất...

Bật mí 10 cách giảm ngứa khi bị chàm đơn giản tại nhà

Bên cạnh triệu chứng nổi mụn nước, bong tróc, khô da thì ngứa ngáy cũng là biểu hiện mà hầu...

Bí kíp trị chàm sữa bằng lá trầu không đúng cách

Lá trầu không có công dụng điều trị nhiều bệnh ngoài da, trong đó có bệnh chàm sữa. Bên cạnh...

bệnh chàm ở háng có lây không

Bệnh chàm ở háng là bệnh gì, có lây không?

Chàm được biết đến là một bệnh về da thường bùng phát mạnh ở những khu vực có nếp gấp...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *