Bệnh chàm bội nhiễm: nguyên nhân, triệu chứng & điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Chàm là một trong những bệnh ngoài da phổ biến, không nguy hiểm. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển thành chàm bội nhiễm có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng khó lường.

Bệnh chàm bội nhiễm là gì?

Chàm bội nhiễm (Eczema Herpeticum hay Superinfection of Eczema) là một trong những tiến triển nặng của bệnh chàm. Những trường hợp mắc bệnh chàm nếu nhiễm thêm các loại vi khuẩn, virus như: herpes simplex (HSV), một số loại tụ cầu khuẩn,…

Tính đến ngày 31/10/2019 Thanh bì dưỡng can thang đã điều trị thành công cho 3597 người bệnh trong đó phần lớn là bệnh nhân mắc chàm eczema.

So với chàm thông thường, bệnh chàm bội nhiễm có thể dẫn đến thương tổn nặng nề cũng như nhiều biến chứng hơn. Những trường hợp chàm bội nhiễm nặng có thể dẫn đến nhiễm trùng da, hoại tử, đôi khi có nhiễm trùng máu. Đây là những ảnh hưởng rất nghiêm trọng, gây thương tổn nặng nề trên da và khó hồi phục.

chàm bội nhiễm
Hình ảnh chàm bội nhiễm, nhiễm khuẩn, chuyển sang giai đoạn bội nhiễm, xuất hiện các thương tổn nặng.

Những nguyên nhân gây bệnh chàm bội nhiễm

Chàm bội nhiễm không quá phổ biến, đa phần những trường hợp mắc bệnh chàm nếu được điều trị sớm, đúng cách thì các đợt bệnh chàm sẽ được kiểm soát. Tuy nhiên, trong thời gian diễn tiến của bệnh có một số nguyên nhân góp phần làm cho bệnh chàm nặng hơn chuyển sang bội nhiễm, bao gồm:

  • Da bị nóng, bí, khó chịu do các loại sợi vải, quần áo không phù hợp, chăn (mền) cũng có thể khiến cho da bị kích ứng, nhiễm khuẩn và dẫn tới chàm bội nhiễm.
  • Những trường hợp da khô, ngứa ngáy, kích ứng do thời tiết, thay đổi độ ẩm và nhiệt độ cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây ra chàm bội nhiễm.
  • Bệnh nhân lạm dụng các chất kích ứng do các chất tẩy rửa, những sản phẩm chăm sóc da không phù hợp với cơ địa cũng có thể khiến hàng rào bảo vệ da bị ảnh hưởng.
  • Một số yếu tố bên ngoài môi trường như bụi bẩn, phấn hoa, ô nhiễm không khí, đất bẩn, nước bẩn, lông động vật,…
  • Ngoài ra, bệnh nhân mắc các bệnh nhiễm trùng có liên quan đến các loại vi khuẩn, virus, siêu vi khuẩn cũng có thể gây ra tình trạng chàm bội nhiễm.
  • Những người có sức đề kháng yếu, hàng rào bảo vệ da không đủ khỏe mạnh, những trường hợp người lớn tuổi, trẻ nhỏ, người đang mắc phải các bệnh liên quan đến miễn dịch, truyền nhiễm,…
nguyên nhân gây ra chàm bội nhiễm
Nhiều nguyên nhân trong sinh hoạt, cuộc sống, vệ sinh,… có thể làm cho virus herpes simplex, các loại vi khuẩn xâm nhập gây chàm bội nhiễm

Xem thêm: Chàm bội nhiễm ở người lớn – Triệu chứng và cách điều trị

Dấu hiệu và triệu chứng chàm bội nhiễm

Chàm bội nhiễm có thể bùng phát trên da với nhiều mức độ khác nhau. Những trường hợp mắc bệnh chàm bội nhiễm có thể gặp phải một số triệu chứng như:

  • Da bị khô, có các triệu chứng nổi mẩn đỏ tương tự như bệnh chàm thông thường. Triệu chứng ngứa cũng có thể xuất hiện vào ban đêm, gây ảnh hưởng nhất định đến giấc ngủ.
  • Tại những vị trí mẩn đỏ có các triệu chứng nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, da có dấu hiệu bị rỉ dịch tiết, mưng mủ, rướm máu, bong tróc vảy, xuất hiện các vết loét da.
  • Những vùng da thường xuất hiện chàm bội nhiễm gồm vùng da mặt, tay, chân, đầu gối, cổ tay, cổ chân, khuỷu tay, mắt cá,…
  • Trong một số trường hợp nặng, chàm bội nhiễm có thể lan rộng ra toàn thân.

Cách điều trị bệnh chàm bội nhiễm

Chàm bội nhiễm là một trong những bệnh ngoài da cần điều trị sớm và đúng cách để tránh thương tổn da nặng hơn. Trong điều trị bệnh chàm bội nhiễm, có một số biện pháp thường được chỉ định như:

1. Điều trị bằng các loại thuốc chống ngứa

Các loại thuốc chống ngứa thường được sử dụng khá phổ biến trong điều trị chàm bội nhiễm. Tác dụng chính của các loại thuốc này là giảm khó chịu trên bề mặt da, giúp hạn chế các triệu chứng kích ứng da, dị ứng,…

Những nhóm thuốc này cũng giúp bệnh nhân hạn chế gãi do ngứa ngáy ngoài da, làm giảm nguy cơ thương tổn nặng nề hơn. Chlorpheniramine, Cetirizine,… là những loại thuốc có tác dụng kháng ngứa, làm giảm histamine, từ đó kiểm soát các phản ứng kích ứng, ngứa ngáy trên bề mặt da.

2. Điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh

Kháng sinh là nhóm thuốc cần phải có trong điều trị các bệnh lý có viêm nhiễm. Tuy nhiên cần phải thận trọng khi sử dụng kháng sinh. Cần xác định xem yếu tố gây bệnh là vi khuẩn hay virus vì kháng sinh không có tác dụng đối với virus.

Đồng thời, việc lạm dụng quá mức các loại kháng sinh còn có thể dẫn đến tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh, khiến cho điều trị khó khăn, giảm tác dụng của thuốc. Do đó, tuy là nhóm thuốc quan trọng trong điều trị các bệnh do vi khuẩn nhưng việc sử dụng cần thận trọng, luôn sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ.

3. Điều trị bằng Corticoid

Corticoid là một trong những nhóm thuốc kháng viêm, được chỉ định phổ biến trong điều trị viêm sưng đau. Trong điều trị chàm bội nhiễm, nhóm thuốc này có thể giúp làm giảm tình trạng ngứa, đỏ da, giảm dị ứng,…

Nhóm thuốc Corticoid cũng có nhiều dạng và liều lượng khác nhau. Do đó khi sử dụng cần chú ý tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về nhóm thuốc, liều dùng và thời gian sử dụng.

điều trị bệnh chàm bội nhiễm - chàm bội nhiễm bao lâu thì khỏi
Điều trị chàm bội nhiễm cần điều trị đúng cách, đúng thuốc, liều lượng và thời gian phù hợp để đạt hiệu quả tốt nhất.

Gợi ý: Phác đồ điều trị chàm bội nhiễm – Chẩn đoán và thuốc trị

Chăm sóc và phòng ngừa chàm bội nhiễm

Chàm bội nhiễm là một trong những bệnh ngoài da cần điều trị trong thời gian tương đối lâu. Tùy mức độ nghiêm trọng của vùng da bội nhiễm mà việc điều trị có thể từ 2 – 6 tuần. Một số trường hợp nặng có thể mất nhiều thời gian hơn. Trong thời gian điều trị chàm bội nhiễm, có một số lưu ý trong chăm sóc và phòng ngừa chàm bội nhiễm:

  • Tránh xa các yếu tố gây kích ứng cho làn da như bụi bẩn, đất, nước bẩn, không khí ô nhiễm, lông động vật, phấn hoa,…
  • Vệ sinh da thường xuyên, đúng cách để tránh ảnh hưởng xấu đến da, ngăn ngừa nhiễm trùng, thương tổn nặng và hạn chế tình trạng bội nhiễm trên da.
  • Không chạm, gãi, chà xát vào vùng da đang bị thương tổn như nổi mụn nước, rỉ dịch tiết, chảy máu, mưng mủ,… vì có thể khiến cho tình trạng da tiến triển nặng nề hơn.
  • Bổ sung đủ nước hằng ngày cho cơ thể, cung cấp những thực phẩm giàu vitamin B, vitamin C,… để cơ thể có đủ nguồn dinh dưỡng để phục hồi thương tổn, tái tạo da,…

Thông tin trong bài viết không có giá trị thay thế cho hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Bệnh nhân khi có các triệu chứng cần thăm khám sớm để được hướng dẫn điều trị phù hợp, đúng cách.

Bài viết liên quan: 

TIN NÊN XEM:

Bệnh chàm sinh dục có lây truyền hay không bác sĩ?

Chàm sinh dục là tình trạng da khô, ngứa, nổi mụn nước, tróc vảy ở bộ phận sinh dục hoặc...

bệnh chàm khô là bệnh gì

Bệnh chàm khô là bệnh gì, có chữa được không?

Chàm thường được chia thành 2 dạng là chàm khô và chàm ướt, dựa vào đặc tính của những tổn...

Bệnh chàm khô tróc vảy: Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả nhất

Bệnh chàm khô tróc vảy hay còn gọi là bệnh á sừng là một bệnh lý về da liễu đặc...

Bệnh eczema có chữa khỏi được không? bằng cách nào?

Chàm (eczema) là thuật ngữ chỉ tình trạng đỏ, ngứa, nổi mụn nước, bong tróc vảy & khô da. Đây...

Bạn đã biết mẹo chữa chàm môi bằng dầu dừa đúng cách chưa?

Nhờ vào đặc tính chống viêm, dưỡng ẩm, lành tính mà dầu dừa được ứng dụng rộng rãi trong chăm...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.