Bệnh chàm khô có lây nhiễm không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Từ thắc mắc: “Bệnh chàm khô có lây nhiễm không?” của nhiều bạn đọc, chúng tôi đã có cuộc trao đổi nhanh với chuyên gia da liễu Nguyễn Thị Lệ Quyên,Trưởng khoa Da liễu – Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp lại các thông tin cần thiết dựa trên tham vấn của bác sĩ nhằm giúp bạn cũng như nhiều độc giả khác giải đáp thắc mắc trên.

Bệnh chàm khô có lây nhiễm không?
Bệnh chàm khô có lây nhiễm không? là nỗi hoang mang của nhiều người

Tính đến ngày 31/10/2019 Thanh bì dưỡng can thang đã điều trị thành công cho 3597 người bệnh trong đó phần lớn là bệnh nhân mắc chàm eczema.

Bệnh chàm khô là bệnh gì?

Chàm khô được biết đến là một căn bệnh về da, khiến da khô đi và bong tróc, ửng đỏ. Theo đó, sự mất nước của lớp sừng trên da dẫn đến việc da bị trầy xước, khô căng. Lớp keratin bên ngoài da không được cung cấp đủ độ ẩm, làm mất đi tính toàn vẹn và sự cân bằng của cấu trúc da, dẫn đến tình trạng chàm khô trên da.

Bệnh chàm khô có lây nhiễm không?
Chàm khô có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi, giới tính nào cũng như bất kỳ khu vực nào trên cơ thể.

Chàm khô không có đối tượng xác định cụ thể. Ngược lại, bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh chàm khô, kể cả trẻ nhỏ. Phổ biến nhất là ở những người cao tuổi và thường xuyên xuất hiện nhất vào những tháng mùa đông (khí hậu khô lạnh). Bởi sự lão hóa của da và sự thiếu hụt độ ẩm không khí khiến da bị thâm hụt hàm lượng hydrat và lipit. Hydrat và lipid là hai hợp chất quan trọng mang lại độ đàn hồi, sản xuất keratin, cân bằng hoạt động tuyến mồ hôi và cung cấp độ ẩm, giữ ẩm cho da.

Dấu hiệu nhận biết chàm khô

Chàm khô dễ nhận biết nhất là các biểu hiện như:

  • Da sưng đỏ, bong tróc
  • Da nứt nẻ, thậm chí là chảy máu
  • Các mảng da bong để lại cảm giác ngứa ngáy.
  • Xuất hiện các mụn trắng li ti

Bệnh chàm khô có lây nhiễm không?

Hầu như những người mắc bệnh đều lo lắng rằng liệu “bệnh chàm khô có lây nhiễm không?”. Tuy nhiên cần biết rằng chàm khô là bệnh lý về da. Chàm có tốc độ phát triển nhanh và biểu hiện bệnh bên ngoài khá nghiêm trọng nhưng nó không phải là bệnh truyền nhiễm.

Nói rõ hơn, bệnh chàm khô là một biến thể của bệnh chàm. Nguyên nhân đã được chứng minh có liên quan đến sự rối loạn chuyển hóa, thiếu hụt và hấp thụ kém làm ảnh hưởng đến làn da. Vì vậy bệnh chỉ phát triển trên bề mặt da của bệnh nhân, không thể xảy ra tình trạng lây nhiễm, phát tán trong không khí như một số dạng bệnh da liễu khác.

Trong trường hợp người bệnh bị viêm nhiễm nặng, dẫn đến hình thành các ổ nấm khuẩn lở loét thì nguy cơ lây nhiễm mới xuất hiện. Nhưng lây nhiễm ở đây là lây nhiễm nấm khuẩn gây viêm loét, không phải là lây nhiễm yếu tố hình thành chàm khô.

Bệnh chàm khô có lây nhiễm không?
Chàm khô không phải là bệnh truyền nhiễm, không thể lây lan qua đường tiếp xúc

Ngược lại, gia đình và người mắc bệnh nên nắm rõ thông tin này để đưa ra các biện pháp chăm sóc, hỗ trợ điều trị hiệu quả hơn. Không nên thể hiện thái độ bài xích, xa lánh sẽ gián tiếp khiến bệnh nhân cảm thấy căng thẳng tự ti. Tâm lý cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hồi phục của người bệnh.

Can thiệp y khoa để điều trị chàm khô

Dù không để lại các biến chứng quá nguy hiểm nhưng bệnh chàm khô vẫn tiềm ẩn những nguy hại và tạo thành tác động xấu lên sức khỏe, tinh thần. Vì vậy khi xuất hiện các triệu chứng, biểu hiện của bệnh chàm, người bệnh cần lập tức đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.

Các bước can thiệp y khoa kịp thời sẽ góp phần ngăn chặn sự phát triển mạnh mẽ của chàm trên da và hạn chế chàm quay trở lại. Một số biện pháp được sử dụng là:

Điều trị tại chỗ

  • Kem dưỡng ẩm, kem mềm da
  • Kem chứa pH thấp
  • Thuốc điều hòa miễn dịch tại chỗ
  • Corticosteroid
  • Thuốc/kem gây tê cục bộ
  • Thuốc/kem bổ sung axit salicylic

Điều trị toàn thân

  • Thuốc kháng histamine
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc an thần kinh

Vật lý trị liệu

  • Thủy trị liệu
  • Quang trị liệu

Phần lớn bệnh chàm khô có thể được quản lý tốt với các biện pháp điều trị trên. Mặc dù có thể vì nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng khô da ngứa rát, thế nhưng mục tiêu chính của điều trị chàm khô gói gọn trong 2 mục chính

  • Giảm viêm ngứa
  • Bảo tồn độ ẩm da

Bên cạnh đó, việc ăn uống và nghỉ ngơi cũng là điều cần thiết. Sự thiếu hụt dinh dưỡng (kẽm và axit béo thiết yếu) và căng thẳng, lo âu kinh niên có thể khiến bệnh chàm khô tái phát bất kỳ lúc nào.

bệnh chàm khô có lây không
Các phương án điều trị chàm khô hiện nay mang lại tác dụng giảm viêm ngứa, ngừa bong tróc và sự lây lan của bệnh trên da

Như vậy, với câu hỏi: “Bệnh chàm khô có lây nhiễm không?”, câu trả lời chính xác là: KHÔNG.

Tuy nhiên người bệnh và gia đình không nên vì thế mà chủ quan. Tốc độ phát triển của bệnh chàm là cực cao và có tính di truyền. Gia đình có cùng huyết thống sẽ có tỷ lệ mắc bệnh chàm khô tương tự là rất cao. Đồng thời, bệnh có thể chuyển biến xấu và thêm trầm trọng nếu thiếu đi các bước can thiệp y khoa từ bác sĩ chuyên môn.

Với những người có sức đề kháng yếu, bệnh chàm khô hoàn toàn có thể xảy đến bất ngờ. Vì vậy việc chú trọng đến liệu trình điều trị và các biện pháp chăm sóc toàn diện là điều thiết yếu. Khi phát hiện các biểu hiện hoặc triệu chứng của chàm khô, đừng ngần ngại mà lập tức liên hệ với bác sĩ để được tiếp nhận chữa trị một cách chính xác, hiệu quả và khoa học nhất.

ThuocDanToc.vn chỉ mang đến các thông tin có tính chất tham khảo, không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

TIN NÊN XEM:

Làm sao để tẩy vết chàm bẩm sinh?

Vết chàm bẩm sinh hay vết bớt bẩm sinh là một trong những đặc điểm ngoài da có thể xuất...

Kem bôi trị chàm sữa cho trẻ giá bao nhiêu, mua ở đâu?

Kem bôi trị chàm sữa cho trẻ là một trong những bước không thể thiếu trong điều trị và phòng...

Tìm hiểu bệnh chàm đối xứng để xóa đi khó chịu về bệnh

Chàm đối xứng là một dạng phổ biến của bệnh chàm. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có...

Bí kíp trị chàm sữa bằng lá trầu không đúng cách

Lá trầu không có công dụng điều trị nhiều bệnh ngoài da, trong đó có bệnh chàm sữa. Bên cạnh...

Khoai tây chữa bệnh chàm có được không?

Khoai tây chữa bệnh chàm mang lại những dưỡng chất có lợi cho cơ thể và làn da, khoai tây...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.