Vạch mặt 7 nguyên nhân gây ra bệnh Gout phổ biến nhất
Đặc trưng của bệnh Gout là các khớp xương thường đỏ, sưng tấy gây đau nhức dữ dội khiến người bệnh khó cử động. Để có thể ngăn ngừa và biết cách giảm thiểu tình trạng bệnh, bạn cần xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh ra bệnh Gout
Bệnh Gout là một dạng viêm khớp phổ biến có thể xuất hiện ở mọi đối tượng. Đặc biệt tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới thường cao hơn nữ giới. Nhìn chung, Gout hình thành là do tích tụ quá nhiều acid uric trong máu.
Theo giải thích của các chuyên gia, thông thường acid uric sẽ được hòa tan trong máu và bài tiết qua thận rồi chuyển ra ngoài qua đường tiểu. Tuy nhiên, nếu cơ thể dung nạp quá nhiều thực phẩm chứa purin, khi đó acid uric trong cơ thể sẽ tăng cao khiến thận không thể bài tiết hoàn toàn. Lâu dần hàm lượng uric trong máu tăng cao và lắng đọng nhiều gây bệnh Gout.
Bệnh Gout thường gây ra các triệu chứng đau nhức, khó chịu ở các khớp xương. Những biểu hiện này thường xuất hiện đột ngột giữa đêm khiến người bệnh bị mất ngủ. Về lâu dài, tình trạng này cứ lặp đi lặp lại gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của bệnh nhân. Do đó, để điều trị dứt điểm Gout, người bệnh nên điều trị theo căn nguyên gây bệnh.
Tham khảo thêm: Chỉ số Axit Uric cao bao nhiêu thì bị Gout?
Nguyên nhân gây bệnh Gout phổ biến thường gặp
Bệnh Gout có thể được gây ra bởi hàng loạt nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là những nguyên nhân điển hình dẫn đến bệnh hình thành.
1. Giảm bài tiết acid uric do thận gặp vấn đề
Một trong những nguyên nhân gây bệnh Gout không thể không kể đến là do thận giảm bài tiết acid uric. Thông thường, acid uric thường được loại bỏ khỏi cơ thể bởi thận. Tuy nhiên, khi thận bị suy yếu hoặc gặp phải vấn đề bệnh lý nào đó, khả năng bài tiết trở nên yếu kém. Lúc này, mức acid uric trong cơ thể tăng cao và lắng đọng, tích tụ trong máu gây bệnh Gout.
Một số loại thuốc như thuốc ức chế miễn dịch và thuốc lợi tiểu có thể là nguyên nhân gây tổn thương thận dẫn đến tình trạng acid uric không được bài tiết ra ngoài. Ngoài ra, nhiễm độc chì hoặc do bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường không được kiểm soát hay huyết áp cao cũng có thể làm giảm chức năng đào thải của thận.
2. Tăng sản xuất acid uric
Tăng sản xuất acid uric cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh Gout. Theo các chuyên gia sức khỏe, trong hầu hết các trường hợp vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân làm tăng sản xuất acid uric. Tuy nhiên, hiện tượng này xuất hiện có thể là do sự bất thường của một loại enzyme nào đó trong cơ thể mà điều kiện xảy ra có thể là do:
- Bệnh ung thư hạch
- Bệnh bạch cầu
- Bệnh vẩy nến
- Hoặc do thiếu máu
Ngoài ra, tăng sản xuất acid uric cũng có thể là do tác dụng phụ của các phương pháp điều trị bệnh như xạ trị hoặc hóa trị. Mặt khác, nó cũng có thể là do yếu tố di truyền hoặc do béo phì.
3. Chế độ ăn quá nhiều purin
Đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân điển hình gây hình thành bệnh Gout. Theo phân tích, purin là một thành phần hóa học tự nhiên của RNA và DNA. Một khi bị cơ thể phá vỡ chúng sẽ biến thành acid uric. Và nếu không được đào thải ra ngoài bởi thận, acid sẽ tích tụ trong máu và gây ra bệnh Gout.
Purin có thể tìm thấy trong cơ thể với một lượng nhỏ, lượng còn lại được dung nạp từ thực phẩm bên ngoài. Một số loại thực phẩm chứa hàm lượng purin cao như:
- Các loại thịt đỏ
- Thịt nội tạng bao gồm gan và thận
- Một số loại cá chứa nhiều acid béo như cá cơm, cá trích và cá mòi
- Các loại ra bao gồm súp lơ và măng tây
- Nấm và đậu
Xem thêm: Ăn gì để phòng ngừa bệnh Gout? – Bệnh nhân cần biết
4. Thuốc
Một số loại thuốc có thể là nguyên nhân gây ra bệnh Gout như:
- Thuốc aspirin liều thấp hàng ngày: Loại thuốc này thường được sử dụng để ngăn ngừa đột quỵ và những cơn đau tim.
- Thuốc ức chế miễn dịch: Một vào loại thuốc ức chế miễn dịch như cyclosporine (Sandimmune và Neoral). Những loại thuốc này thường được dùng điều trị các bệnh thấp khớp hoặc dùng sau khi cấy ghép nội tạng.
- Thuốc lợi tiểu thiazide: Thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh cao huyết áp và bệnh suy tim sung huyết.
- Levodopa (Sinemet): Dùng điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh Parkinson
- Niacin (Vitamin B3): Sử dụng để tăng lipoprotein mật độ cao (HDL) trong máu.
5. Sử dụng quá nhiều rượu, bia
Sử dụng một lượng rượu, bia vừa phải mỗi ngày có thể giúp cải thiện tình trạng tiêu hóa, tốt cho tim mạch và giúp cân bằng đường huyết. Tuy nhiên, việc lạm dụng quá nhiều rượu, bia không những gây hại cho tim mạch mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh Gout.
Theo một nghiên cứu vào năm 2014 đã xác nhận sử dụng nhiều bia và rượu chính là nguyên nhân gây hình thành và tái phát Gout. Bởi loại thức uống lên men này có hàm lượng purin khá cao.
6. Tuổi tác và giới tính
Thông thường đàn ông có nhiều khả năng mắc bệnh Gout hơn phụ nữ. Hầu hết đàn ông được chẩn đoán mắc bệnh từ độ tuổi 30 đến 50. Các chuyên gia tin rằng, phụ nữ được bảo vệ khỏi Gout nhờ nồng độ estrogen tự nhiên trong cơ thể cao. Chính vì vậy, đa phần chị em mắc bệnh khi họ bước sang giai đoạn tiền mãn kinh.
7. Một số nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân nêu trên, bệnh Gout xảy ra có thể là do:
- Tình trạng sức khỏe: Những người mắc các bệnh lý như tiểu đường, bệnh vẩy nến, suy giáp, huyết áp cao, tiểu đường, thiếu máu, thận,… thường có nguy cơ mắc bệnh Gout cao.
- Do yếu tố di truyền: Nếu gia đình bạn có người thân có tiền sử bị bệnh Gout thì khả năng bạn mắc phải căn bệnh này thường là khá cao.
- Công việc tiếp xúc nhiều với chì
- Phẫu thuật
- Chấn thương khớp
- Nhiễm trùng
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh gout mà bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch chăm sóc và phương pháp điều trị thích hợp đối với từng bệnh nhân. Do đó, khi thấy triệu chứng bệnh, người bệnh nên đến ngay bệnh viện để thăm khám.
Có thể bạn quan tâm
- Hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh Gout ngay từ khi còn trẻ
- Bệnh gút có chữa khỏi được không, bằng cách nào?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!