Nhận biết những giai đoạn của bệnh Gout

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Xương khớpGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Gout là một dạng viêm khớp gây ra bởi lượng axit uric trong cơ thể dư thừa quá nhiều tích tụ lại trong khớp. Theo nghiên cứu thì tỉ lệ nam giới mắc phải cao hơn nữ giới vì estrogen làm tăng bài tiết của axit uric trong thận.

Bệnh Gout thường phát triển theo 4 giai đoạn

Triệu chứng dễ nhận biết nhất của bệnh Gout chính là ở các khớp sẽ có tình trạng bỏng đỏ, sưng và gây đau nhức cho người bệnh. Tuy nhiên, tùy theo từng giai đoạn mà bệnh sẽ có những biểu hiện và diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng xấu cho bệnh nhân. Nhận biết được những giai đoạn của bệnh Gout sẽ giúp bạn điều trị kịp thời và tránh được những rủi ro đáng tiếc.

Các giai đạn của bệnh gout

Sự tiến triển của bệnh Gout được chia thành 4 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Tăng axit uric máu không triệu chứng

Đây là giai đoạn nồng độ axit uric trong máu tăng cao và đang bắt đầu hình thành trong khớp. Ở giai đoạn này người bệnh khó có thể phát hiện được vì chưa có biểu hiện cụ thể bên ngoài. Quá trình điều trị cũng không được yêu cầu nhưng phải kiểm tra và theo dõi thường xuyên để đề phòng chuyển biến xấu.

Đây là giai đoạn sẽ không có nhiều triệu chứng

Giai đoạn 2: Bệnh Gout cấp tính

Ở giai đoạn này, chỉ trong vòng từ 6 đến 24h kể từ lúc khởi phát sẽ xuất hiện những triệu chứng như:

  • Đau đột ngột và dữ dội ở các khớp.
  • Có hiện tượng sưng, đỏ ở khớp kèm theo là tình trạng sốt nhẹ, mệt mỏi.
  • Người bệnh cảm thấy cứng ở các khớp và đau khi vận động.
Các biểu hiệu như sưng, đỏ ở các khớp dần xuất hiện

Trong thời gian từ 3 đến 10 ngày những triệu chứng này sẽ xuất hiện liên tục gây cảm giác vô cùng đau đớn cho người bệnh sau đó sẽ giảm dần và bình thường trở lại. Những cơn đau này thường xảy ra vào ban đêm hoặc đầu giờ sáng vì lúc này cơ thể bị mất nước làm lượng axit uric tăng cao.

Ban đầu sẽ xuất hiện ở gốc ngón chân cái sau đó sẽ lan ra những vùng khác như đầu gối, khuỷu tay, mắt cá chân, cổ tay, ngón tay,… Nếu bệnh nhân đang ở trong giai đoạn này nên giữ cho lượng axit uric dưới 6 mg/dl.

Giai đoạn 3: Tổn thương khớp giữa các đợt Gout cấp tính

Trong giai đoạn này, người bệnh sẽ phải đối mặt với những cơn đau khớp ở nhiều vị trí khác nhau. Tuy nhiên, cảm giác đau sẽ không dữ dội như ở giai đoạn 2. Mọi hoạt động, sinh hoạt hằng ngày vẫn bình thường, trong khi đó thì lượng axit uric vẫn tiếp tục tăng cao. Để kiểm soát được những cơn đau trong giai đoạn này người bệnh nên duy trì mức axit uric ở mức an toàn.

Giai đoạn tổn thương khớp giữa các đợt Gout cấp tính

Giai đoạn 4: Bệnh Gout mãn tính

Đây là giai đoạn cuối cùng của bệnh Gout. Giai đoạn này các tinh thể axit uric sẽ không còn lắng đọng ở khớp mà sẽ chuyển thành các hạt tophi. Sự tích tụ của các hạt tophi sẽ dần dần phá hủy cấu trúc xương, gây viêm nhiễm, lở loét cho người bệnh. Từ đó, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập hơn, để lại hậu quả nặng nề nếu không điều trị kịp thời.

Trong giai đoạn này người bệnh sẽ đối mặt với những cơn đau nhứt dai dẳng ở các khớp xương. Nếu lượng axit uric quá cao có thể gây biến dạng các khớp, ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của thận. Điều này sẽ làm giảm sút các hoạt động thường ngày của người bệnh, cơ thể họ bắt đầu yếu dần và việc cầm, nắm cũng trở nên khó khăn hơn.

Các hạt tophi dần tích tụ ở giai đoạn này

Một số biểu hiện bệnh Gout đã ảnh hưởng đến chức năng của thận:

  • Huyết áp cao hơn mức bình thường.
  • Cơ thể mệt mỏi, khó thở, hay buồn nôn.
  • Tình trạng thiếu máu xảy ra thường xuyên.
  • Sưng, phù ở phần chân.

Trên đây là những dấu hiệu giúp bệnh nhân dễ nhận biết được các giai đoạn của bệnh Gout. Tùy theo từng giai đoạn mà bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau và phức tạp. Vì vậy hãy luôn quan tâm đến sức khỏe của mình để tránh những trường hợp bệnh phát triển nặng mới phát hiện. Người bệnh nên điều trị bệnh gout bằng phương pháp phù hợp ngay khi nhận thấy các triệu chứng bệnh.

Lời khuyên giúp phòng ngừa bệnh Gout

  • Hạn chế ăn những thức ăn có chứa nhiều đạm như thịt, hải sản và các thức uống có cồn.
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây giúp cơ thể thanh nhiệt.
  • Duy trì thói quen uống nhiều nước mỗi ngày sẽ giúp quá trình đào thải axit uric trong cơ thể dễ dàng hơn.

Nếu nhận thấy mình có một trong những dấu hiệu của bệnh Gout nên thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra để có thể phát hiện và điều trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

Gút mạn tính

Bệnh gút mạn tính: chớ nên xem thường!

Bệnh gút mạn tính sẽ phát bệnh bất ngờ sau thời gian dài ủ bệnh nếu người bệnh chủ quan. Kèm theo đó, bệnh gút mãn tính có thể xảy...
Những điều cần biết về nước chè cho người bệnh gút

Nước chè và bệnh Gout: những điều không phải ai cũng biết

Bệnh gút xảy ra khi lượng axit uric trong cơ thể dư thừa quá nhiều gây tích tụ và lắng...

gút có nên đi bộ

Người bị bệnh Gút có nên đi bộ không?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tập thể dục thể thao có thể làm giảm bớt các triệu...

người bị Gout nên ăn gì

Người bị bệnh Gout nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh?

Đối với bệnh Gout thì chế độ ăn uống được chứng minh là có một vai trò quan trọng trong...

thực đơn cho người bị gout

Xây dựng thực đơn hàng ngày cho người bị bệnh Gout

Song song với việc điều trị, xây dựng thực đơn hàng ngày cho người bị bệnh gout là một trong...

Bị bệnh gút có ăn được THỊT GÀ không, cần tránh gì?

Nhiều người cho rằng, cần kiêng cữ thịt gà khi mắc bệnh gút bởi gà có chứa nhiều chất đạm....

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *