Tự làm bữa sáng hoàn hảo cho người bị Gout

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Xương khớpGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Đặc biệt với bệnh nhân gout, khởi đầu ngày mới cùng những món ăn khoa học sẽ hỗ trợ tốt cho việc điều trị bệnh.

bữa sáng cho người bị gout
Tự làm bữa sáng đơn giản và khoa học cho người bị gout

Nguyên tắc bữa sáng cho người bị Gout

Người bị gout thường phải kiêng khem rất nhiều loại thực phẩm trong quá trình điều trị bệnh. Chính vì thế mà việc lựa chọn cũng như chế biến món ăn cho bữa sáng là không hề đơn giản.

Bữa sáng cho người bị gout không chỉ cần đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng mà còn phải có sự cân bằng giữa các dưỡng chất. Để tránh mắc phải những sai lầm trong việc chuẩn bị bữa sáng, bạn cần lưu ý đến một số vấn đề sau:

  • Tránh sử dụng các loại thực phẩm có hàm lượng purin cao cho bữa sáng. Thay vào đó nên lựa chọn những thực phẩm có lượng protein tốt như sữa, trứng, đậu hũ… Một ngày, bệnh nhân gout không nên tiêu thụ lượng protein vượt ngưỡng 1g/kg trọng lượng.
  • Một số thực phẩm giàu carbohydrate nên được thêm vào bữa sáng vì có thể làm giảm lượng acid uric trong cơ thể.
  • Bữa sáng với các loại thức ăn giàu tính kiềm và hàm lượng vitamin sẽ phù hợp với người bị gout.
  • Cần hạn chế các loại thức ăn lên men, tránh ăn đồ chiên xào nhiều dầu mỡ. Không nên dùng nhiều gia vị muối, đường trong chế biến món ăn.
  • Nên thưởng thức bữa sáng với các món ăn nhẹ an toàn cho sức khỏe bằng phương pháp luộc hay hấp.
  • Tuyệt đối tránh rượu bia, nước ngọt có ga hay chất kích thích.

Giáo sư Tuhina Neogi cho biết, với việc dùng bữa sáng khoa học, bạn sẽ có thể hạn chế đáng kể những triệu chứng mà bệnh gout gây ra.

Tìm hiểu thêm: Ăn nhiều đạm bị gout – Vậy ăn bao nhiêu đủ, ăn gì thay? 

Gợi ý những món ăn lành mạnh cho người bị Gout trong bữa sáng

Nếu người bị gout vẫn còn băn khoăn không biết nên ăn món gì trong bữa sáng để có thể kiểm soát tốt hơn tình trạng bệnh thì có thể tham khảo những món ăn đơn giản sau đây. Những món ăn này không những hỗ trợ tốt trong quá trình điều trị gout mà còn đa dạng giúp mỗi bữa sáng của người bị Gout không hề bị nhàm chán:

1. Trứng luộc

Trứng luộc được các bác sĩ chuyên khoa đánh giá là món ăn rất phù hợp cho bữa sáng của người bị gout. Một quả trứng cỡ trung có chứa tới 6g protein nhưng hàm lượng purin lại rất thấp.

Đối với những người bận rộn, món trứng luộc chính là một lựa chọn hoàn hảo. Chỉ cần bỏ ra tầm 5 – 7 phút vào mỗi buổi sáng là bạn đã có món ăn ngon miệng với nhiều dinh dưỡng.

món ăn dành cho người bị gout trong bữa sáng
Trứng luộc là món ăn đơn giản, dễ chế biến rất phù hợp với người bị gout trong bữa sáng

Nên nhớ, mỗi tuần, người bị gout chỉ nên ăn tối đa 6 quả trứng. Sử dụng quá nhiều sẽ gây tác dụng ngược ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

2. Trứng hấp củ năng

Ngoài việc sử dụng trứng luộc thì trứng hấp củ năng cũng là một món ăn đơn giản mà người bị gout có thể thưởng thức trong bữa sáng. Củ năng là loại thực phẩm thích hợp cho những người ăn kiêng, trong đó có bệnh nhân gout.

Nguyên liệu:

  • 2 quả trứng gà
  • 5 củ năng

Cách chế biến:

  • Củ năng rửa sạch, để ráo rồi thái mỏng.
  • Trứng gà đập và đánh tan rồi cho củ năng vào.
  • Hấp cách thủy tới khi chín.

Một phần như chúng tôi vừa hướng dẫn có thể sử dụng cho 2 người.

3. Bánh mỳ trứng ốp la

Trứng không chỉ bổ dưỡng mà còn rất lành tính và dễ chế biến. Bánh mỳ trứng ốp la cũng là món ăn mà người bị gout có thể dùng trong bữa sáng.

Bánh mỳ với hàm lượng carbohydrate khá cao là thực phẩm được khuyên dùng đối với bệnh nhân gout. Bởi carbohydrate khi được cung cấp với lượng vừa đủ có thể điều hòa được lượng acid uric trong máu.

bữa sáng cho người bị gout
Người bị gout có thể chuẩn bị bánh mỳ trứng ốp la thơm ngon cho bữa sáng

Tuy nhiên, đối với món này, trong việc chế biến trứng, bạn nên sử dụng dầu oliu hay dầu đậu nành thay vì dùng mỡ động vật. Có thể dùng một hay hai quả trứng tùy vào nhu cầu của bạn.

Giải đáp: Người bị bệnh gút có ăn được lạc không, ăn bao nhiêu?

4. Đậu hũ nầm nấm rơm

Đậu hũ là một trong những chế phẩm từ đậu nành rất tốt cho bệnh nhân gout. Bởi trong đậu hũ chứa nguồn đạm thực vật lành mạnh cùng hàm lượng chất xơ và vitamin cao.

Trong món này còn có chứa nấm rơm, là loại thực phẩm có chứa lượng đạm dễ hấp thu. Bữa sáng với một bát đậu hũ hầm nấm rơm sẽ giúp bạn có đủ năng lượng cho những hoạt động của cơ thể.

Nguyên liệu:

  • 3 miếng đậu hũ non
  • 150g nấm rơm
  • 1 nắm hẹ

Cách chế biến:

  • Nấm và hẹ đem rửa sạch và sơ chế
  • Đậu hũ cắt miếng vừa ăn
  • Phi hành cho thơm trong nồi rồi thêm 1 lít nước vào đun sôi
  • Cho đậu hũ và nấm rơm vào nầm cho chín
  • Thêm hẹ và nêm nếm gia vị vừa ăn

Món ăn này không chỉ thơm ngon mà còn rất bổ dưỡng, người bệnh gout có thể ăn vào buổi sáng 2 – 3 lần/tuần.

5. Cháo thịt gà

Cháo thịt gà cũng được cho là món ăn rất phù hợp cho người bị gout vào mỗi buổi sáng. Thịt gà chứa nhiều vitamin B, các khoáng chất và hàng loạt acid amin. Đặc biệt lượng Selenium có trong thịt gà đóng vai trò ức chế sự kết tủa của acid uric.

bữa sáng của người hị gout
Cháo thịt gà rất giàu dinh dưỡng, người bị gout nên ăn vào buổi sáng

Ngoài ra, người bị bệnh gout cũng được khuyên là nên ăn các thực phẩm chứa hàm lượng carbohydrate cao. Vì thế mà cháo thịt gà chính là bữa sáng hoàn hảo cho người bị gout.

Nguyên liệu:

  • 300g thịt gà (nên chọn phần đùi)
  • 1 nắm gạo tẻ
  • Hành ngò

Cách chế biến:

  • Thịt gà đem rửa sạch, gạo vò sơ qua
  • Cho vào nồi hầm chung với 1 lít nước đến khi nhừ
  • Nêm nếm gia vị và thêm hành ngò vào

Với món ăn này, bạn có thể tốn thời gian một chút nhưng cách làm cũng tương đối đơn giản. Có thể nấu nhiều hơn để cả gia đình cùng thưởng thức.

6. Cháo đậu đen bo bo

Ngoài cháo thịt gà thì bạn cũng có thể chọn chế biến cháo đậu đen bo bo cho bữa sáng. Đậu đen cũng là loại thực phẩm có chứa lượng protein thực vật cao. Hơn nữa đậu đen còn là nguồn cung cấp chất xơ và carbohydrate dồi dào cho sức khỏe của bệnh nhân gout.

Hạt bo bo có hàm lượng carbohydrate cao hơn cả gạo hay các loại ngũ cốc khác. Bữa sáng của người bị gout có thực phẩm này sẽ cung cấp cho cơ thể một lượng lớn những dưỡng chất quan trọng.

Cháo đậu đen bo bo là món ăn không chỉ thanh đạm mà còn rất dễ chế biến:

Nguyên liệu:

  • 150g đậu đen
  • 30g hạt bo bo

Cách thực hiện:

  • Vo sạch đậu đen và bo bo
  • Cho vào nồi hầm với lượng nước vừa đủ
  • Đợi cháo nhừ rồi nêm gia vị cho vừa ăn

Ngoài việc cân bằng lượng acid uric trong máu, cháo đậu đen bo bo còn giúp tăng cường đề kháng để tránh nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm.

7. Salad rau trộn thịt gà

Rau xanh là nhóm thực phẩm mà những người bị gout nên bổ sung mỗi ngày. Với tính kiềm, rau xanh có thể hỗ trợ tốt cho hoạt động của thận và giúp cân bằng nồng độ acid uric.

món ăn trong bữa sáng cho người bị gout
Salad trộn thịt gà vừa thơm ngon lại đủ dinh dưỡng, người bị gout có thể chọn lựa cho bữa sáng

Tuy nhiên, bữa sáng chỉ với rau xanh thì sẽ không cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Chính vì thế mà sự kết hợp giữa rau xanh với thịt gà sẽ đem đến sự lựa chọn tốt hơn cho bệnh nhân gout. Bởi trong thịt gà có chứa nhiều protein cùng hàng loạt dưỡng chất thiết yếu.

Món salad rau xanh trộn thịt gà rất dễ dung nạp và đơn giản trong khâu chuẩn bị. Bạn có thể thay đổi linh hoạt các loại rau để tránh cảm giác nhàm chán.

Nguyên liệu:

  • 1 búp rau xà lách.
  • 1 quả cà chua
  • 1 trái dưa leo
  • 1 trái ớt chuông

Cách làm:

  • Các nguyên liệu đem rửa sạch, để ráo rồi cắt lát vừa ăn.
  • Trộn đều với nước chấm hoặc mayonnaise.

Đây còn là món ăn rất phù hợp cho những người đang trong quá trình giảm cân.

Ngoài những món ăn mà chúng tôi gợi ý, bạn có thể linh động hơn trong việc chế biến một số món khác dựa vào các loại thực phẩm tốt cho người bệnh gout. Bạn có thể bổ sung thêm dưỡng chất cho cơ thể bằng cách uống kèm sữa bò tươi, nước ép hay sinh tố trái cây để đa dạng thực đơn cho bữa sáng.

Có thể bạn quan tâm

Những điều cần biết về bệnh giả Gout

Bệnh giả Gout là một loại viêm khớp, đặc trưng bởi tình trạng sưng, viêm đột ngột ở khớp. Tình trạng này thường bị nhầm lẫn với bệnh Gout. [caption...

Bệnh Gout: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Bệnh Gout là một dạng viêm khớp phổ biến, được đặc trưng bởi những cơn đau, sưng đột ngột ở...

Gút mạn tính

Bệnh gút mạn tính: chớ nên xem thường!

Bệnh gút mạn tính sẽ phát bệnh bất ngờ sau thời gian dài ủ bệnh nếu người bệnh chủ quan....

bệnh gút biến chứng suy thận

Bệnh gút và suy thận có liên quan gì đến nhau?

Thận là cơ quan bài tiết và thanh lọc các thành phần trong cơ thể. Khi bệnh gút xuất hiện,...

Bệnh gút có được ăn trứng không? (gà, vịt, cút…)

Trứng là thực phẩm quen thuộc trong thực đơn gia đình và được nhiều đối tượng ưa thích bởi vị...

Bị bệnh gút có nên xoa dầu không? Loại nào hiệu quả nhất

Bôi tinh dầu chiết xuất từ các thảo dược tự nhiên là một giải pháp giúp làm dịu các cơn...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *