Hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh Gout ngay từ khi còn trẻ

Khác với những bệnh viêm khớp mãn tính thông thường, Gout không chỉ ảnh hưởng lên hệ thống xương khớp mà còn đe dọa đến tính mạng và có thể gây tử vong. Vì vậy bạn cần có những biện pháp phòng ngừa bệnh lý này ngay từ khi còn trẻ.

bệnh gout và cách phòng tránh
Thực hiện phòng ngừa bệnh Gout ngay từ khi còn trẻ

5 cách phòng tránh bệnh gout ngay từ sớm

Bệnh gout chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể. Bằng cách thay đổi những thói quen thông thường, bạn có thể hạn chế nguy cơ mắc phải bệnh lý này.

1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe và các vấn đề bên trong cơ thể. Thu nạp quá nhiều thực phẩm chứa purin là nguyên nhân gây gout phổ biến. Vì vậy bạn cần thay đổi những thói quen dinh dưỡng thiếu lành mạnh để phòng ngừa bệnh lý này.

cách phòng tránh bệnh gout
Chế độ dinh dưỡng khoa học là cách phòng chống bệnh gout và các vấn đề sức khỏe khác
  • Hạn chế dùng những thực phẩm chứa nhiều đạm khiến cơ thể gia tăng quá trình tổng hợp purin. Bạn cần hạn chế sử dụng những thực phẩm sau: thịt đỏ, hải sản, mỡ và nội tạng động vật, thức ăn nhanh,…
  • Tránh xa bia rượu, chất kích thích, thuốc lá,…
  • Bổ sung đủ 2 lít nước/ ngày
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây để cung cấp đủ khoáng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể.
  • Nên cân bằng các thành phần dinh dưỡng trong bữa ăn bằng cách xây dựng thực đơn phù hợp. Tránh để cơ thể thiếu hụt dưỡng chất, ảnh hưởng đến sự phát triển và hoạt động của các cơ quan khác.

2. Luyện tập thường xuyên

Luyện tập thể thao là thói quen lành mạnh luôn được các chuyên gia khuyến khích. Mỗi ngày bạn nên dành từ 15 – 30 phút để tập luyện nhằm nâng cao sức khỏe và ngăn ngừa các bệnh lý mãn tính xuất hiện.

Vận động thường xuyên giúp xương khớp chắc khỏe, cải thiện độ linh hoạt và dẻo dai ở khớp. Từ đó ngăn chặn những vấn đề xương khớp xuất hiện khi về già.

Ngoài ra, tập luyện còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giải phóng tổn thương và căng thẳng ở hệ thần kinh. Đồng thời tăng cường tuần hoàn máu, thúc đẩy quá trình bài tiết và thanh lọc của thận. Nguyên nhân khiến axit uric tồn đọng trong cơ thể và gây ra bệnh gút có thể do hệ bài tiết gặp vấn đề khiến việc đào thải bị cản trở. Vì vậy, bạn cần thường xuyên luyện tập để giảm thiểu khả năng mắc bệnh lý này.

bệnh gút và cách phòng tránh
Nên luyện tập thường xuyên để nâng cao sức khỏe và ngăn chặn bệnh gout xuất hiện

Khi lựa chọn bộ môn luyện tập nên lựa chọn bộ môn có cường độ phù hợp với thể trạng. Không nên tập những môn thể thao có cường độ cao hay tiềm ẩn những rủi ro (gây tai nạn, chấn thương). Yoga, bơi lội, đạp xe, đi bộ,… là những bộ môn thích hợp với nhiều đối tượng và có tác dụng trong việc phòng ngừa bệnh gout.

3. Kiểm soát việc sử dụng thuốc

Một số loại thuốc điều trị, viên uống hỗ trợ có khả năng làm tăng axit uric trong máu. Vì thế bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

thuốc phòng chống bệnh gút
Kiểm soát việc sử dụng các loại thuốc điều trị nhằm hạn chế tình trạng tăng axit uric trong máu

Hầu hết những loại thuốc điều trị đều chứa những hoạt chất đặc trị mạnh. Khi được thu nạp vào cơ thể, chúng sẽ được thận đào thải qua đường bài tiết. Nếu sử dụng thuốc trong thời gian dài, hoạt chất lắng đọng trong cơ thể sẽ tăng cao, buộc thận phải ưu tiên đào thải những thành phần này. Từ đó quá trình thanh lọc axit uric bị cản trở, nếu không nhanh chóng khắc phục, tình trạng kết tủa natri urat tại khớp sẽ xuất hiện và phát sinh cơn đau gout cấp tính.

Bạn cần thận trọng khi sử dụng những loại thuốc sau:

  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc chống lao
  • Aspirin
  • Isotretinoin
  • Vitamin niacin
  • Levodopa
  • Pentamidin

Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào nhằm kiểm soát tối đa những tác dụng phụ có thể xảy ra.

4. Duy trì vóc dáng cân đối

Người béo phì và thừa cân thường xuyên gặp phải những vấn đề sức khỏe, trong đó có bệnh gout. Nhóm đối tượng này dễ mắc phải hội chứng rối loạn chuyển hóa, khiến cơ thể tăng sinh những thành phần có hại như axit uric.

Bạn cần duy trì cân nặng vừa phải để bảo vệ sức khỏe, ngăn chặn những bệnh lý nguy hiểm như tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường và bệnh gout.

5. Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Bệnh gout phát triển qua bốn giai đoạn. Trong giai đoạn đầu, bệnh chưa biểu hiện bằng những triệu chứng cụ thể. Dấu hiệu duy nhất để nhận biết bệnh là nồng độ axit uric cao hơn mức bình thường.

Vì không có triệu chứng nên đa số bệnh nhân chỉ phát hiện khi gout chuyển sang giai đoạn thứ hai. Lúc này cơn đau gút cấp tính đầu tiên đã xuất hiện nên việc điều trị dứt điểm bệnh hoàn toàn không khả thi.

cách phòng ngừa bệnh gout
Thăm khám định kỳ để kiểm tra nồng độ axit uric, kiểm soát nguy cơ tình trạng chuyển biến sang gout

Phần lớn bệnh nhân phát hiện nồng độ axit uric cao và điều trị sớm có thể ngăn chặn tình trạng chuyển biến thành gout. Vì vậy, bạn nên thăm khám định kỳ 6 tháng/ lần để kiểm soát nồng độ axit uric. Nếu có những dấu hiệu bất thường, bạn có thể khắc phục hoàn toàn nếu thực hiện nghiêm ngặt những chỉ định từ bác sĩ.

Thực hiện những cách phòng ngừa bệnh Gout từ sớm sẽ giảm thiểu nguy cơ mắc phải bệnh lý này. Bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia hoặc bác sĩ để biết thêm những cách phòng ngừa gout cụ thể.

Tuy nhiên, trong trường hợp bạn đã gặp phải các triệu chứng của bệnh gout và được bác sĩ chẩn đoán đã mắc bệnh, điều bạn cần làm là áp dụng các phương pháp điều trị chuyên sâu thích hợp với tình trạng bệnh để giải quyết bệnh triệt để, ngăn chặn bệnh biến chứng nguy hiểm.

chăm sóc bệnh nhân bị gout

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bị Gout

Tiến triển của Gout phụ thuộc vào chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng của người bệnh. Vì vậy bạn cần thiết lập kế hoạch chăm sóc để hỗ trợ...

Hướng dẫn cách chữa Gout bằng bấm huyệt

Bấm huyệt là một liệu pháp điều trị bệnh Gout khá hiệu quả và an toàn. Đây là một liệu...

Ăn dứa tốt cho bệnh gout nhưng bao nhiêu là đủ?

Dứa là một loại quả nhiệt đới chứa nhiều hàm lượng vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể...

yoga trị bệnh gout

5 bài tập Yoga hỗ trợ và điều trị bệnh Gout

Yoga là bộ môn đòi hỏi người thực hiện phải kết hợp những động tác vật lý cùng với việc...

bệnh gút biến chứng suy thận

Bệnh gút và suy thận có liên quan gì đến nhau?

Thận là cơ quan bài tiết và thanh lọc các thành phần trong cơ thể. Khi bệnh gút xuất hiện,...

Bệnh gout cấp tính: cần chặn đứng ngay từ giai đoạn ban đầu

Bệnh gout cấp tính là giai đoạn tinh thể urat đã lắng đọng tại khớp và gây viêm, đau dữ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *