Ăn gì để phòng ngừa bệnh Gout? không phải ai cũng biết
Dù gout hiện nay là căn bệnh phổ biến nhưng không phải ai cũng biết ăn gì để phòng ngừa bệnh gout. Có một chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ giúp ngăn ngừa bệnh gout mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh thêm hiệu quả.
Thực phẩm ảnh hưởng đến bệnh gout như thế nào?
Bệnh gout nói đơn giản là căn bệnh viêm khớp thường gặp xảy ra khi cơ thể bị rối loạn chức năng chuyển hóa acid uric. Theo đó một số loại thực phẩm có thể kích hoạt bệnh gout trong cơ thể thông qua việc làm tăng nồng độ acid uric.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng vấn đề ăn uống là một trong những yếu tố gây bệnh gout hàng đầu hiện nay. Thực phẩm làm kích hoạt bệnh gout thường sẽ chứa nhiều purin, một hợp chất tự nhiên thường xuất hiện trong nhiều loại thực phẩm. Khi purin được đưa vào cơ thể (chủ yếu là qua đường ăn uống) sẽ được tiêu hóa, acid uric được cơ thể tự động tạo ra như một chất thải.
Những người khỏe mạnh sẽ có khả năng tự loại bỏ acid uric dư thừa ra ngoài. Nhưng người bị gout lại không có khả năng loại bỏ hiệu quả acid uric dư thừa. Ngược lại, hàm lượng acid uric tăng mạnh sẽ khiến chúng bị lắng đọng tại các mô khớp gây đau đớn.
Do đó, ta có thể kết luận rằng thực phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến bệnh gout. Chế độ ăn nhiều purin có thể làm acid uric tích tụ và gây ra cơn đau gout.
Vì thế chuyện “Ăn gì để phòng ngừa bệnh gout?” luôn được rất nhiều người quan tâm.
Để trả lời cho câu hỏi trên, bạn nên tạo cho mình một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học ngay từ bây giờ. Ăn uống để phòng ngừa bệnh gout không đồng nghĩa với việc kiêng cữ đủ thứ. Thay vào đó nên nhờ đến sự giúp đỡ của các chuyên gia dinh dưỡng để thành lập thực đơn lành mạnh cho bản thân. Mục đích cuối cùng của chế độ ăn uống này là:
- Đạt được cân nặng khỏe mạnh và thói quen ăn uống tốt
- Kiểm soát được hầu hết các thực phẩm có purin nạp vào cơ thể (kiểm soát không có nghĩa là loại bỏ hoàn toàn)
- Bổ sung các nhóm thực phẩm có tác dụng kiểm soát nồng độ acid uric và hỗ trợ cơ thể đào thải acid uric dư thừa ra ngoài.
- Ăn vừa đủ, ăn lành mạnh và kết hợp nghỉ ngơi, vận động để cải thiện sức khỏe tổng quan, duy trì cân nặng lẫn phòng ngừa gout.
Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh Gout ngay từ khi còn trẻ
Ăn gì để phòng ngừa bệnh gout?
Nếu đã có những nhóm thực phẩm giàu nhân purin làm tăng nồng độ acid uric thì cũng có những nhóm thực phẩm giúp giảm nồng độ acid uric, hãy bổ sung những thực phẩm sau đây vào khẩu phần ăn hàng ngày để phòng tránh được bệnh cũng như giúp giảm đi những triệu chứng do bệnh gây ra.
1.Trái cây có vị chua
Tất cả các loại trái cây đa phần đều mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe. Đặc biệt những nhóm trái cây có vị chua thường chứa nhiều vitamin C và khoáng, có tác dụng làm loãng nồng độ acid uric và kháng viêm, giảm đau tốt. Đặc biệt những loại quả như anh đào, dứa, cam, chanh,… thường được khuyên dùng cho bệnh nhân bị gout để phòng ngừa các cơn đau gout cấp tái phát.
Nên chú ý chỉ ăn một lượng trái cây vừa phải, không nên ăn quá nhiều vì có thể khiến bạn gặp phải vấn đề về dạ dày, tiêu hóa. Đồng thời hạn chế các loại trái cây quá ngọt vì chúng chứa nhiều đường fructose.
Chú ý: Hàm lượng vitamin C khuyến cáo nên được đưa vào cơ thể mỗi ngày là: 500 – 1.000 miligam
2. Rau xanh
Rau xanh luôn tốt cho sức khỏe, kể cả người bình thường lẫn người mắc bệnh gout. Chất xơ và thành phần dinh dưỡng trong rau xanh sẽ giúp bạn ngăn ngừa sự tích tụ của acid uric, hỗ trợ hệ bài tiết hoạt động hiệu quả nhằm thải lọc acid uric ra ngoài.
Để bổ sung rau xanh phòng ngừa bệnh gout, bạn nên chú trọng chọn các loại rau có màu xanh đậm: rau bina (rau chân vịt), súp lơ, cải bó xôi,… và chế biến đơn giản, thanh đạm để không làm mất đi thành phần dinh dưỡng
3. Các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt
Các thực phẩm là đậu và ngũ cốc thông thường thích hợp để bổ sung năng lượng hằng ngày. Đặc biệt các loại đậu và ngũ cốc như: đậu xanh, đậu nành, yến mạch, gạo nâu và lúa mạch đều mang lại những lợi ích tốt cho tim mạch, huyết áp lẫn đường huyết.
Khẩu phần ăn để phòng ngừa bệnh gout tất nhiên không thể thiếu đậu và ngũ cốc là tất nhiên. Bởi chúng sẽ làm giảm bớt mệt mỏi, cung cấp đủ năng lượng mà không làm tăng acid uric như các nhóm thực phẩm giàu tinh bột khác.
4. Dầu thực vật
Để phòng ngừa gout, bạn nên thực hiện chế độ ăn cùng các loại dầu có nguồn gốc thực vật. Nên thay thế hoàn toàn các loại dầu động vật sang dầu olive, dầu hạt hướng dương hoặc dầu đậu nành,… để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
5. Trứng
Gout sẽ tấn công vào các mô khớp của bạn khi phát bệnh. Vì vậy để ngăn ngừa gout, bạn không thể quên việc bổ sung trứng trong khẩu phần ăn để đảm bảo sức khỏe về xương khớp. Trứng được phân vào nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng lành tính, nên ăn 2-3 quả/ tuần để phòng ngừa bệnh lý thêm hiệu quả.
6. Thực phẩm từ sữa ít béo
Gần như các sản phẩm từ sữa đều an toàn và phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Thế nhưng sữa ít béo được tin rằng sẽ tốt hơn trong vấn đề chăm sóc cũng như phòng ngừa bệnh gout. Các thực phẩm từ sữa ít béo, tách béo bạn có thể kết hợp hàng ngày là: sữa chua, phô mai, sữa ít béo,…
Tạm kết, để phòng ngừa bệnh gout, chú ý đến chuyện ăn uống thôi là chưa đủ. Bạn cần phải thường xuyên vận động, nghỉ ngơi điều độ và duy trì cân nặng hợp lý. Đồng thời tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ để theo dõi chỉ số cơ thể và kịp thời phát hiện ra những thay đổi, những dấu hiệu ban đầu của bệnh.
Thuocdantoc.vn chỉ cung cấp bài viết mang tính chất tham khảo dựa trên lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng về vấn đề “Ăn gì để phòng bệnh gout?”. Bài viết không thể thay thế bất kỳ chẩn đoán, xét nghiệm và phương pháp điều trị của bác sĩ y khoa.
Có thể bạn quan tâm
- Ăn nhiều đạm bị gout – Vậy ăn bao nhiêu đủ, ăn gì thay?
- Biến chứng do bệnh Gout nguy hiểm như thế nào?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!