Những điều cần biết về bệnh giả Gout

Bệnh giả Gout là một loại viêm khớp, đặc trưng bởi tình trạng sưng, viêm đột ngột ở khớp. Tình trạng này thường bị nhầm lẫn với bệnh Gout.

bệnh giả Gout
Bệnh giả Gout có nhiều đặc điểm giống bệnh Gout

Bệnh giả Gout là gì?

Bệnh giả Gout hay còn được gọi là bệnh lắng đọng tinh thể calcium pyrophosphate. Thuật ngữ “giả Gout” bắt nguồn từ sự giống nhau với bệnh Gout, cả 2 loại viêm khớp này đều xảy ra do sự tích tụ của các tinh thể trong khớp. Tuy nhiên, tinh thể urate là nguyên nhân gây ra bệnh Gout còn tinh thể calcium pyrophosphate là nguyên nhân dẫn đến bệnh giả Gout.

Nguyên nhân gây bệnh giả Gout

Bệnh giả Gout xảy ra khi tinh thể calcium pyrophosphate hình thành trong dịch khớp. Các tinh thể này cũng có thể lắng đọng trong sụn. Sự tích tụ tinh thể trong dịch khớp dẫn đến sưng khớp và đau cấp tính.

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa rõ nguyên nhân vì sao các tinh thể này hình thành. Nhưng có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh giả Gout, gồm:

  • Tuổi tác cao: những tinh thể calcium pyrophosphate này hình thành nhiều hơn khi con người già đi. Nhiều báo cáo cũng cho thấy bệnh giả Gout phần lớn xuất hiện ở người trên 85 tuổi.
  • Chấn thương khớp: tình trạng chấn thương khớp nghiêm trọng hoặc trải qua phẫu thuật khớp làm tăng khả năng mắc bệnh giả Gout.
  • Di truyền: bệnh giả Gout có khuynh hướng di truyền trong gia đình.
  • Mất cân bằng chất khoáng: nguy cơ mắc bệnh giả Gout cao hơn nếu người bệnh bị quá thừa hoặc thiếu canxi, sắt trong máu.
  • Một số bệnh lý khác: bạn có khả năng bị bệnh giả Gout nếu đang mắc một số bệnh lý như suy giáp (hoặc tuyến giáp hoạt động kém), cường giáp (hoặc tuyến giáp hoạt động quá mức), bệnh máu khó đông, bệnh mô xám nâu (một bệnh lý khiến sắc tố đen lắng đọng trong sụn và các mô liên kết khác), bệnh thoái hóa tinh bột ( sự tích tụ của một protein bất thường trong các mô) và thừa sắt (rối loạn di truyền dẫn đến một lượng sắt cao bất thường trong máu).

Triệu chứng của bệnh giả Gout

Bệnh giả Gout thường xảy ra ở đầu gối, tuy nhiên nó có thể ảnh hưởng đến khu vực khác như mắt cá chân, cổ tay và khuỷu tay. Các triệu chứng bao gồm:

  • Đau khớp
  • Sưng khớp
  • Dịch tích tụ xung quanh khớp
  • Viêm mãn tính

Do những triệu chứng không rõ ràng, người bệnh hoặc bác sĩ có thể nhầm lẫn bệnh giả Gout với một số bệnh lý khác như:

  • Bệnh Gout: gây viêm đau ngón chân, bàn chân hoặc khu vực khớp khác như mắt cá chân, đầu gối, ngón tay,…
  • Bệnh viêm xương khớp: bệnh thoái hóa khớp do mất sụn.
  • Bệnh thấp khớp: một loại viêm mãn tính có thể ảnh hưởng đến một số cơ quan và mô.

Biến chứng của bệnh giả Gout

Trong một số trường hợp khi bệnh giả Gout không được điều trị kịp thời, tinh thể tích tụ trong dịch khớp có thể dẫn đến tổn thương khớp vĩnh viễn. Tình trạng u nang, gai xương hoặc mất sụn có thể xảy ra ở các khớp bị tổn thương do bệnh giả Gout.

biến chứng của bệnh giả Gout
Nếu không được điều trị, bệnh giả Gout sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Chẩn đoán bệnh giả Gout

Các triệu chứng của bệnh giả Gout tương đồng với bệnh Gout và các bệnh viêm khớp khác vì vậy cần thực hiện các xét nghiệm phân biệt.

Để chẩn đoán chính xác bệnh giả Gout, bác sĩ thường chỉ định:

  • Phân tích dịch khớp để tìm kiếm các tinh thể calcium pyrophosphate trong dịch khớp.
  • X-quang khớp để tìm kiếm tổn thương ở khớp, vôi hóa ở sụn hay sự lắng đọng canxi trong khoang khớp.
  • MRI hoặc CT giúp quan sát sự lắng đọng canxi trong khớp.
  • Siêu âm cũng có thể giúp tìm kiếm những khu vực bị tích tụ canxi.

Cách điều trị bệnh giả Gout

Không có biện pháp để chữa khỏi hoàn toàn bệnh giả Gout. Mục đích của phương pháp điều trị hiện tại là giảm đau và cải thiện chức năng của khớp.

Thuốc

Bác sĩ có thể chỉ định một trong những loại thuốc dưới đây để giúp người bệnh giảm đau:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) theo toa như naproxen (Anaprox, Naprosyn,…) và indomethacin (Indocin). Tuy nhiên, NSAID có thể gây chảy máu dạ dày và giảm chức năng thận, đặc biệt là ở người lớn tuổi.
  • Colchicine (Colcrys) liều thấp để điều trị bệnh Gout có thể được sử dụng để điều trị bệnh giả Gout. Nếu những cơn đau, sưng, viêm của bệnh giả Gout xuất hiện thường xuyên, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng Colchicine hàng ngày như một phương pháp phòng ngừa.
  • Corticosteroid được chỉ định trong trường hợp người bệnh không thể dùng NSAID hoặc colchicine. Nhưng không nên sử dụng corticosteroid lâu ngày vì nó có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như suy yếu xương, gây đục thủy tinh thể, tiểu đường và tăng cân.

Dẫn lưu dịch

Để giảm đau và áp lực ở khớp bị tổn thương, bác sĩ sẽ chèn kim giúp loại bỏ dịch khớp cùng các tinh thể khỏi khớp.  Sau đó, bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây tê và corticosteroid để giảm viêm.

Biện pháp khắc phục tại nhà

Một số biện pháp khắc phục tại nhà có thể hữu ích trong lúc cơn đau, sưng bùng phát.

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen (Advil, Motrin IB,…) và naproxen natri (Aleve)
  • Nước đá có thể giúp giảm viêm
  • Cố gắng không thực hiện hoạt động liên quan đến khớp bị tổn thương vài ngày…

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay cho bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm:

Vạch mặt 7 nguyên nhân gây ra bệnh Gout phổ biến nhất

Đặc trưng của bệnh Gout là các khớp xương thường đỏ, sưng tấy gây đau nhức dữ dội khiến người bệnh khó cử động. Để có thể ngăn ngừa và...

Bệnh gút có ăn được cà chua không, ăn bao nhiêu?

Bệnh gút có ăn được cà chua không, ăn bao nhiêu là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân. Bởi...

Gút mạn tính

Bệnh gút mạn tính: chớ nên xem thường!

Bệnh gút mạn tính sẽ phát bệnh bất ngờ sau thời gian dài ủ bệnh nếu người bệnh chủ quan....

xét nghiệm bệnh gout

Trước khi đi xét nghiệm bệnh Gout phải biết những điều này

Gout (gút) là bệnh viêm khớp mãn tính thường gặp ở nam giới. Để chẩn đoán bệnh bác sĩ sẽ...

Bệnh gút có ăn được thịt đỏ không? (bò, heo, dê, ngựa…)

Thịt đỏ là một loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, nhưng đối với...

Chỉ số Axit Uric bình thường là bao nhiêu

Chỉ số Axit Uric bình thường là bao nhiêu?

Axit uric là sản phẩm cuối cùng trong quá trình chuyển hóa purin. Thành phần này vô hại, chúng được...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *