Bị bệnh gout nên ăn hoa quả gì? 10 trái cây tốt nhất

Bên cạnh việc xây dựng lối sống lành mạnh và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng, nhiều rau xanh và hoa quả tươi cũng góp phần đẩy lùi các triệu chứng khó chịu của bệnh gout. Đồng thời phòng ngừa urat tích tụ khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn. Vậy bị bệnh gout nên ăn hoa quả gì? Thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn tổng hợp 10 trái cây tốt nhất.

Bị bệnh gout nên ăn hoa quả gì? 10 trái cây tốt nhất
Tìm hiểu bị bệnh gout nên ăn hoa quả gì? Danh sách 10 trái cây tốt nhất

Lưu ý khi lựa chọn hoa quả cho người bị gout

Khi lựa chọn hoa quả cho người bị bệnh gout, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

1. Lựa chọn và sử dụng các loại trái cây có hàm lượng purin thấp

Tinh thể urat tích tụ trong các khớp là nguyên nhân chính khiến bệnh gout và các triệu chứng khó chịu đi kèm hình thành và tiến triển theo chiều hướng xấu. Trong khi đó tinh thể urat tích tụ là do nồng độ axit uric trong cơ thể tăng cao.

Việc dung nạp quá nhiều thực phẩm, hoa quả chứa purin cho cơ thể sẽ kích thích quá trình sản xuất axit uric và khiến nồng độ của chất này tăng cao. Từ đó dẫn đến sự tích tụ và gây nên tình trạng đau nhức các khớp. Chính vì thế khi đưa bất kỳ loại hoa quả nào vào quá trình điều trị gout, người bệnh cần quan tâm đến hàm lượng purin.

2. Lựa chọn và sử dụng các loại trái cây chứa nhiều chất xơ

Việc dung nạp các loại trái cây chứa nhiều chất xơ sẽ giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra nhanh hơn và thuận lợi hơn. Đồng thời ngăn ngừa quá trình hình thành và tích tụ axit uric. Từ đó hỗ trợ quá trình điều trị bệnh gout và làm giảm những triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

Các chuyên gia khuyên rằng, phụ nữ nên tiêu thụ 38 gram chất xơ và nam giới nên tiêu thụ 25 gram chất xơ mỗi ngày.

3. Lựa chọn và sử dụng các loại hoa quả giàu chất dinh dưỡng

Đối với những trường hợp mắc bệnh gout và thường xuyên có cảm giác đau nhức và viêm, bạn nên thêm các loại hoa quả giàu chất dinh dưỡng, có hàm lượng flavonoid cao vào chế độ ăn uống mỗi ngày. Bởi việc dung nạp những loại hoa quả này sẽ giúp bạn hạn chế sự xuất hiện và làm giảm mức độ nghiêm trọng của cơn đau. Đồng thời làm giảm bớt các triệu chứng, vấn đề khác phát sinh từ bệnh gout.

4. Lựa chọn và sử dụng các loại hoa quả giàu chất chống oxy hóa

Nồng độ axit uric tăng cao cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lý, vấn đề về tim mạch, bệnh lý tăng cao. Việc bổ sung cho cơ thể chất chống oxy hóa có trong các loại trái cây, rau củ quả sẽ giúp bạn bảo vệ cơ thể khỏi sự tác động của các gốc tự do – nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và gây hại cho tế bào.

Vì thế, để phòng ngừa bệnh gout tiến triển và các vấn đề về tim mạch hình thành, người bệnh nên thêm vào khẩu phần ăn của mình các loại hoa quả giàu chất chống oxy hóa.

Lưu ý khi lựa chọn hoa quả cho người bị gout
Những điều cần lưu ý khi lựa chọn hoa quả cho người bị gout

Bị bệnh gout nên ăn hoa quả gì?

Khi đã hiểu được nguyên tắc cũng như các lưu ý trong việc lựa chọn các loại hoa quả cho người mắc bệnh gout, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc sử dụng những loại hoa quả này. Dưới đây là danh sách 10 loại hoa quả tốt nhất cho người bị bệnh gout:

1. Quả việt quốc

Việt quốc được đánh giá là một loại trái cây giàu chất dinh dưỡng và rất tốt cho những người mắc bệnh gout. Điều này xuất hiện là do hàm lượng purin trong quả việt quốc. Việc dung nạp loại quả này sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh gout tiến triển, hạn chế sự hình thành axit uric. Từ đó giúp giảm đau và cải thiện tình trạng viêm sưng.

Bên cạnh đó, quả việt quốc chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như vitamin, chất chất oxy hóa, hoạt chất anthocyanin… Hàm lượng dinh dưỡng này không chỉ tốt cho sức khỏe tổng thể, sức đề kháng mà còn tốt cho sức khỏe xương khớp.

Đặc biệt anthocyanin là một hoạt chất mang tính kháng viêm tự nhiên. Việc đưa hoạt chất anthocyanin vào quá trình điều trị bệnh sẽ giúp bệnh nhân bị gout cải thiện tốt tình trạng viêm sưng. Đồng thời phòng ngừa bội nhiễm nốt tophi.

Tham khảo thêm: 12 thực phẩm chức năng trị bệnh gout tốt nhất hiện nay

2. Quả dưa hấu

Trong Y học cổ truyền, dưa hấu vị ngọt. tính lạnh, khi dùng sẽ có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, lợi tiểu và đào thải các chất không có lợi ra khỏi cơ thể.

Theo Y học hiện đại, dưa hấu chứa nhiều nước, chất xơ, vitamin PP, photpho, năng lượng và nhiều dưỡng chất quan trọng khác. Đây đều là những chất rất cần thiết cho một cơ thể khỏe mạnh, giúp giảm đau, chống viêm và làm dịu nhanh tình trạng sưng đỏ ở các khớp.

Ngoài ra dưa hấu không chứa purin, chứa rất nhiều nước và kali nên có khả năng hỗ trợ tốt quá trình điều trị bệnh gout. Nhất là bệnh gout giai đoạn cấp tính.

Quả dưa hấu
Quả dưa hấu giúp giảm đau, chống viêm và hỗ trợ tốt quá trình điều trị bệnh gout

3. Quả lê

Quả lê là loại quả kiềm tính, mát, chứa nhiều chất dinh dưỡng, có vị ngọt thanh và có khả năng hỗ trợ quá trình điều trị bệnh gout.

Trong thành phần của lê là rất nhiều nước, đa dạng các loại vitamin (vitamin B2, vitamin B3, vitamin B6, vitamin C, vitamin K) và các khoáng chất thiết yếu (mangan, đồng canxi, folate). Thành phần dinh dưỡng này khi được đưa vào cơ thể sẽ giúp bạn cải thiện tốt sức khỏe tổng thể, sức đề kháng và hệ miễn dịch.

Bên cạnh đó nếu dung nạp các chất dinh dưỡng có trong quả lê mỗi ngày, biểu hiện đau nhức, viêm, sưng đỏ do bệnh gout gây ra sẽ nhanh chóng được cải thiện. Đồng thời ngăn cải quá trình hình thành và tích tụ axit uric, giúp người bị gout đảm bảo giấc ngủ, hỗ trợ tốt quá trình chữa bệnh và phòng ngừa tái phát.

4. Quả táo

Tương tự như quả lê, táo cũng là một loại hoa quả kiềm tính, mát, có tác dụng làm dịu triệu chứng và hỗ trợ tốt quá trình điều trị bệnh gout. Thành phần của táo là chất xơ, đa dạng các loại vitamin (vitamin C, vitamin K), mangan, đồng, kali, carbs.

Các loại vitamin trong quả táo có tác dụng cải thiện khả năng phòng chống bệnh, nâng cao sức đề kháng và sức khỏe tổng thể. Hàm lượng chất xơ có khả năng ngăn ngừa quá trình hình thành và tích tụ axit uric. Từ đó hỗ trợ quá trình điều trị bệnh gout và làm giảm những triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

Việc đưa mangan, đồng, kali, carbs vào quá trình điều trị bệnh gout sẽ giúp bạn làm dịu tình trạng sưng, viêm, nâng cao sức khỏe và phòng ngừa các bệnh xương khớp khác xuất hiện.

Quả táo
Quả táo có khả năng ngăn ngừa quá trình hình thành và tích tụ axit uric

5. Quả nho

Nho là một trong những loại hoa quả chứa nhiều dưỡng chất và nên được sử dụng trong thời gian điều trị bệnh gout. Tương tự như việt quốc, loại quả này chứa hàm lượng purin cực kỳ thấp. Nếu sử dụng nho bạn có thể phòng ngừa được tình trạng tích tụ axit uric. Từ đó giúp cải tốt thiện tình trạng viêm và đau nhức các khớp.

Ngoài ra quả nho có tác dụng cải thiện sức đề kháng, sức khỏe tổng thể và sức khỏe của xương khớp, nâng cao sự dẻo dai và cải thiện khả năng đi lại, vận động của người bị bệnh gout, chống viêm và phòng ngừa bội nhiễm nốt tophi.

Tác dụng trên được thành lập là do trong quả nho chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Bao gồm: Nước, đường glucose và fructose, kali, magie, canxi, mangan, coban, sắt, các vitamin (vitamin B1, vitamin B2, vitamin B6, vitamin B12, vitamin A, vitamin C, vitamin P, vitamin K và vitamin PP) cùng enzyme và nhiều dưỡng chất quan trọng khác (acid oxalic, acid folic, acid phosphoric, acid chanh, phlobaphene, acid galic, acid silicic).

6. Quả bưởi

Hàm lượng kali trong bưởi rất cao. Đây là một trong những dưỡng chất vô cùng quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh gout. Ngoài ra nếu bạn duy trì chế độ ăn uống giàu kali, dưỡng chất này sẽ thúc đẩy quá trình đào thải tinh thể urat của thận thông qua nước tiểu.

Ngoài ra trong bưởi chứa rất nhiều vitamin C. Dưỡng chất này khi được đưa vào cơ thể không chỉ có tác dụng nâng cao sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch mà còn làm giảm những triệu chứng khó chịu do bệnh gout gây ra. Cụ thể như sưng, viêm, đau nhức các khớp…

Quả bưởi
Hàm lượng kali trong bưởi có tác dụng thúc đẩy quá trình đào thải tinh thể urat của thận thông qua nước tiểu

7. Quả dứa

Thành phần của quả dứa có chứa hợp chất bromelain. Hợp chất này có khả năng giảm viêm và phân hủy các tinh thần acid uric. Từ đó giúp hỗ trợ tốt quá trình điều trị bệnh gout và làm giảm cảm giác đau nhức các khớp.

Ngoài ra quả dứa còn chứa nhiều thành phần quan trọng khác. Bao gồm glucid, axit hữu cơ, protid, nước, canxi, photpho, sắt và đa dạng các loại vitamin như vitamin  C, vitamin B1, vitamin B2, vitamin PP…

Việc dung nạp vitamin, canxi và các dưỡng chất khác có trong quả dứa sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe xương khớp, kháng viêm, chống khuẩn, phòng ngừa bội nhiễm và ức chế quá trình phát triển của bệnh gout.

8. Quả dâu tây

Tình trạng viêm sưng và cảm giác đau nhức xương khớp do bệnh gout gây ra sẽ nhanh chóng thuyên giảm khi bạn đưa dâu tây vào chế độ ăn uống mỗi ngày. Sở dĩ đều này xuất hiện là do dâu tây chứa một hàm lượng lớn vitamin C (nhiều hơn so với một số loại hoa quả khác).

Bên cạnh đó, trong thành phần của dâu tây còn là chất quecritin. Chất này khi được đưa vào cơ thể sẽ phát huy tác dụng cải thiện tình trạng viêm sưng và ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh gout.

Quả dâu tây
Giảm viêm sưng và cảm giác đau nhức xương khớp do bệnh gout gây ra bằng quả dâu tây

9. Dưa leo

Theo kết quả nghiên cứu, trong 100 gram dưa leo chỉ có khoảng 7,3 gram purin. Đây được đánh giá là một hàm lượng cực kỳ thấp và rất tốt cho những người mắc bệnh gout.

Ngoài ra nhờ chứa đa dạng các loại vitamin (vitamin B1, vitamin B5, vitamin B7, vitamin C, vitamin PP) cùng với nhiều thành phần có lợi khác như chất xơ, photpho, đạm… dưa leo có tác dụng thúc đẩy quá trình bài tiết axit uric thông qua đường tiết. Từ đó giúp giảm đau khi ngủ và hỗ trợ tốt quá trình điều trị bệnh gout.

Để đưa dưa leo vào khẩu phần ăn uống mỗi ngày, bạn có thể ăn sống, ép lấy nước uống hoặc làm nộm…

10. Quả chuối

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chuối là một loại hoa quả giàu kali. Do đó, việc đưa chuối vào quá trình điều trị bệnh gout sẽ giúp bạn chuyển đổi hàm lượng acid uric trong cơ thể thành dạng lỏng và được chuyển đến cơ quan bài tiết là thận. Sau đó chất này sẽ được lọc và được loại bỏ thông qua nước tiểu.

Trung bình một quả chuối chứa 105 calo mỗi loại, có fructose với hàm lượng thấp. Tuy nhiên hàm lượng vitamin C trong chuối tương đối cao và rất hữu ích trong việc thúc đẩy nhanh quá trình đào thải acid uric. Tác dụng này có thể giúp người bệnh làm dịu nhanh cảm giác khó chịu và đau nhức ở các khớp. Đồng thời nâng cao hiệu quả điều trị gout của các phương pháp khác.

Ngoài ra hàm lượng vitamin B6, acid folic và magie được tìm thấy trong loại quả  có khả năng nâng cao sức khỏe xương khớp, cải thiện sức khỏe tổng thể và phòng ngừa nhiều bệnh lý khác xuất hiện.

Quả chuối
Quả chuối giúp làm dịu nhanh cảm giác khó chịu và đau nhức ở các khớp

Bài viết là thông tin chi tiết giúp giải đáp vấn đề “Bị bệnh gout nên ăn hoa quả gì?”. Hy vọng với 10 trái cây được liệt kê trong bài viết dưới đây, người bệnh có thể xây dựng và duy trì một chế độ ăn uống phù hợp. Từ đó giúp làm giảm sự tích tụ của acid uric, kiểm soát triệu chứng và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh gout.

Có thể bạn quan tâm

Người bệnh gút có ăn được lạc không, ăn bao nhiêu?

Các đối tượng bị bệnh gút cần tránh sử dụng các loại thực phẩm có hàm lượng Purin cao bởi...

thực đơn cho người bị gout

Xây dựng thực đơn hàng ngày cho người bị bệnh Gout

Song song với việc điều trị, xây dựng thực đơn hàng ngày cho người bị bệnh gout là một trong...

hạt tophi là gì

Hạt tophi là gì? Tìm hiểu về hạt tophi trong bệnh gout

Khi gút chuyển sang giai đoạn cuối, khớp sẽ xuất hiện hạt tophi ở khớp. Các hạt này có kích...

Chữa bệnh Gout bằng cải bẹ xanh có tốt không?

Chữa bệnh gout bằng cải bẹ xanh là phương pháp dân gian được nhiều bệnh nhân áp dụng trong thời...

bữa sáng cho người bị gout

Tự làm bữa sáng hoàn hảo cho người bị Gout

Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Đặc biệt với...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *