Bệnh gút có chữa khỏi được không, bằng cách nào?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Xương khớpGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Những bệnh lý liên quan đến hệ xương khớp đều khó chữa khỏi hoàn toàn, tỷ lệ thành công chỉ đạt được ở mức dao động từ 90 – 95%. Bệnh gút cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Theo các chuyên gia, căn bệnh này không thể chữa dứt điểm. Những phương pháp điều trị chỉ giúp kiểm soát nồng độ axit uric có trong máu và giúp làm nhẹ các tình trạng đau nhức khó chịu.

bệnh gút có chữa khỏi được không
Bệnh gút có chữa khỏi hoàn toàn được không là từ khóa mà phần lớn người mắc bệnh tìm kiếm và đi tìm giải đáp

Một bạn đọc có gửi về hộp thư điện tử cần chuyên gia giải đáp với nội dung như sau:

“Thưa bác sĩ! Tôi năm nay đã ngoài 50 và đã mắc bệnh gút gần một năm nay. Căn bệnh này đã gây ra không ít sự khó chịu cho tôi, đặc biệt là khi về đêm hoặc những ngày trở trời. Tôi có đi thăm khám tại bệnh viện Bạch Mai ở Hà Nội và có sử dụng thuốc theo các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bệnh tình tôi có dấu hiệu đỡ hẳn nhờ sử dụng thuốc đúng liều và biết cách ăn uống và sinh hoạt mỗi ngày. Thắc mắc lớn nhất của tôi bây giờ là sau khi kiên trì sử dụng thuốc và chế độ ăn uống khoa học liệu bệnh gút có dứt điểm hoàn toàn không? Mong sớm nhận được câu trả lời của bác sĩ.”

(Nguyễn Hữu Nam – 54 tuổi – Ninh Bình)

Đây không chỉ là thắc mắc riêng của anh Nguyễn Hữu Nam mà còn là nỗi lòng của nhiều người mắc bệnh gút đang cần câu trả lời chính xác.

Bệnh gút có chữa khỏi được không? – Giải đáp thắc mắc

Trước khi giải đáp thắc mắc của bạn đọc về vấn đề bệnh gút có chữa khỏi hoàn toàn được không, trước hết, người bệnh cần nắm rõ những thông tin cơ bản của bệnh gút và mức độ nguy hiểm của căn bệnh này.

Gout hay còn được gọi là gút – là một bệnh lý điển hình thuộc nhóm bệnh xương khớp thường gắn mác với “người nhà giàu”. Nhưng hiện nay, căn bệnh này có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, đặc biệt là nam giới trong độ tuổi trung niên hoặc về già.

Bệnh gút là tình trạng viêm sưng khớp do lượng axit uric tích trữ trong cơ thể quá mức và không được đào thải ra ngoài. Chúng thường xuất hiện nhiều ở đốt các khớp làm ảnh hưởng đến việc vận động xương khớp, đi lại hoặc sinh hoạt hằng ngày. Ngoài ra, bệnh gút có thể được hình thành do cơ thể bị ảnh hưởng của các bệnh lý khác hoặc do lạm dụng một số loại thuốc lợi tiểu, thuốc kháng sinh lao hay thuốc ức chế tế bào.

Bệnh gút nếu không được tiến hành điều trị kịp thời và đúng cách tình trạng viêm nhiễm có thể làm hỏng các khớp, dẫn đến biến dạng, kèm theo các triệu chứng đau mãn tính và bất động. Bên cạnh đó, nồng độ axit uric tăng cao có thể gây sỏi thận và làm ảnh hưởng đến chức năng của thận.

bệnh gút có chữa khỏi không?
Triệu chứng thường gặp của bệnh gút là những cơn đau nhức đột ngột, đặc biệt là khi về đêm hoặc khi thời tiết thay đổi đột ngột

Quay trở lại câu hỏi được đặt ở phần đầu “bệnh gút có chữa khỏi được không?”. Các chuyên gia trong giới y học hiện đại khẳng định, bệnh gout là bệnh xương khớp không bao giờ có khả năng chữa khỏi hoàn toàn. Căn bệnh này chỉ có chiều hướng đi lên và không có hướng khỏi hoàn toàn.

Nói theo cách khác, bệnh gút là căn bệnh khó chữa khỏi và chỉ kiểm soát bệnh bằng việc sử dụng thuốc để kiểm soát nồng độ axit uric có trong máu hoặc các loại thuốc chống viêm. Việc hạ nồng độ axit uric đóng vai trò rất quan trọng trong việc làm chậm các diễn biến phức tạp của bệnh gút và điều này luôn được các chuyên gia cần bệnh nhân mắc bệnh gút nắm rõ.

Xem thêmBệnh gút và suy thận có liên quan gì đến nhau?

Các phương pháp giúp làm nhẹ các triệu chứng của bệnh gút

Như đã nói trên, bệnh gút không thể chữa khỏi hoàn toàn và chỉ kiểm soát bệnh bằng cách giảm nhẹ các triệu chứng đau rát, đồng thời phòng tránh các trường hợp rủi ro có thể xảy ra. Các đối tượng mắc bệnh gút có thể kiểm soát bệnh bằng cách thay đổi chế độ ăn, lối sinh hoạt hoặc sử dụng thuốc theo các chỉ định của bác sĩ.

Dưới đây là một số phương pháp giúp làm dịu các triệu chứng của bệnh gút. Người bệnh có thể tham khảo và áp dụng cải thiện bệnh lý tại nhà:

Cải thiện bệnh gút bằng việc sử dụng thuốc Tây y

Điều trị bệnh gút bằng thuốc Tây y là một trong những phương án cải thiện bệnh lý được nhiều người bệnh lựa chọn. Bởi chúng mang lại tác dụng giảm đau nhanh chóng, sử dụng nhanh chóng mà không cần bào chế mất thời gian. Một số loại thuốc trị bệnh gút được bác sĩ chuyên khoa kê đơn như:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như: Celecoxib, Indomethacin, Meloxicam, Sulindac,…
  • Thuốc chống viêm NSAID kê đơn như: Naproxen, Ibuprofen, Diclofenac,…
  • Thuốc giảm đau

Một số trường hợp khác có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại thuốc kê đơn để ngăn ngừa bệnh gút bùng phát như: Colchicine, Allopurinol, Canakinumab, Lesinurad, Pegloticase, Probenecid, Rasburicase,…

Việc sử dụng thuốc Tây y trị bệnh gút cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không được tự ý mua thuốc hay sử dụng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ chuyên môn. Điều này có thể dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn nếu sử dụng không đúng cách.

Một lưu ý khác, nếu bạn sử dụng thuốc trị bệnh gút trong khoảng thời gian dài, tốt nhất bạn nên nói chuyện với bác sĩ về vấn đề này để có những sự thay đổi về liều lượng sử dụng sau cho phù hợp.

điều trị bệnh gút bằng thuốc Tây y
Sử dụng thuốc kê đơn trị bệnh gút theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn

Xem thêm: Cập nhật phác đồ điều trị bệnh Gout mới nhất

Mẹo vặt dân gian giúp làm dịu các cơn đau do bệnh gút gây ra

Cải thiện bệnh gút bằng thuốc Tây y tiềm ẩn nhiều nguy cơ về các tác dụng phụ hoặc một số trường hợp rủi ro có thể xảy ra. Do đó, mà nhiều người bệnh có xu hướng sử dụng một số bài thuốc nam để cải thiện các triệu chứng mệt gút. Một số bài thuốc dân gian được nhiều người bệnh biết đến và áp dụng sử dụng như:

– Chữa bệnh gút bằng lá tía tô

Trong Y học cổ truyền, lá tía tô được xem như vị thuốc nam quý với công dụng chữa được nhiều bệnh lý khác nhau. Theo một số bài nghiên cứu khoa học gần đây cho biết, trong lá tía tô có chứa một số thành phần hoạt chất có khả năng ức chế các enzyme xanthine oxidase, từ đó giúp giảm sự hình thành lượng axit uric trong máu – nguyên nhân chính gây nên bệnh gút.

Cách thực hiện:

  • Đem một nắm lá tía tô rửa sạch qua nhiều lần với nước để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất;
  • Sau đó, cho lá vừa được làm sạch vào trong nồi cùng với 1 – 1,5 lít nước và tiến hành đun sôi khoảng 10 – 15 phút;
  • Chắt lọc lấy phần nước để sử dụng thay cho nước lọc hằng ngày.

– Chữa bệnh gút bằng lá vối

Vối là cây thuốc nam quen thuộc với người dân Việt Nam. Lá vối có chứa nhiều thành phần tinh dầu, khoáng chất và vitamin có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là một số thành phần hoạt chất có tác dụng như vị thuốc kháng sinh tự nhiên giúp ức chế các loại vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, việc sử dụng lá vối thường xuyên còn có tác dụng đào thải lượng axit uric trong máu ra khỏi cơ thể, từ đó làm dịu cơn đau và phòng ngừa bệnh tiến triển nặng.

Cách thực hiện:

  • Đem một ít lá vối khô hoặc tươi rửa sạch với nước để loại bỏ bụi bẩn;
  • Vớt ráo nước rồi cho vào nồi cùng với 2 lít nước, rồi bắt lên bếp và tiến hành đun sôi khoảng 15 phút;
  • Chắt lọc lấy phần nước và bỏ phần bã;
  • Dùng nước lá vối thay cho nước lọc hằng ngày.

Tìm hiểu thêm: Cách chữa bệnh gout bằng lá vối tươi có thật sự hiệu quả?

– Chữa bệnh gút bằng lá lốt

Trong Đông y, lá lốt có vị cay, tính ấm, có tác dụng trừ phong, ôn trung, tán hàn, hỗ trợ cải thiện các chứng đau nhức xương khớp, trị các bệnh ngoài da. Bên cạnh đó, theo sự ghi nhận của giới y học hiện đại, trong lá lốt có chứa nhiều thành phần kháng viêm tự nhiên, đồng thời còn có tác dụng tăng kích thích tiêu hóa, hạn chế rối loạn chuyển hóa và hỗ trợ cơ thể kiểm soát sự tăng giảm của nồng độ axit uric trong máu.

Cách thực hiện:

  • Đem 5 – 10 lá lốt khô sắc cùng với 2 chén nước lọc;
  • Tiến hành đun cho đến khi nước sôi cô cạn lại còn 1 chén;
  • Chắt lọc lấy phần nước và loại bỏ phần bã;
  • Người bệnh uống thuốc sau bữa ăn tối. Dùng thuốc liên tục trong 10 ngày, các cơn đau do bệnh gút dần được đẩy lùi đáng kể.
trị bệnh gút bằng bài thuốc dân gian
Chữa bệnh gút bằng các cây thuốc nam quen thuộc dễ kiếm, dễ tìm lại tiết kiệm chi phí

LƯU Ý: Những bài thuốc nam trị bệnh gút thường mang lại tác dụng khá chậm và cần người bệnh áp dụng kiên trì. Đa phần, bài thuốc dân gian chỉ giúp làm dịu các cơn đau nhức, tình trạng khớp sưng tấy do bệnh gút gây ra, đồng thời phòng ngừa bệnh chuyển hướng sang giai đoạn tiêu cực.

Lời khuyên của chuyên gia dành cho các đối tượng bị bệnh gút

Việc kiểm soát nồng độ axit uric có trong máu là việc rất cần thiết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người mắc bệnh. Ngoài việc áp dụng các biện pháp làm dịu các cơn đau rát do bệnh gút gây ra, người bệnh cũng nên chú trọng nhiều hơn đến chế độ ăn uống và sinh hoạt. Dưới đây là một số lời khuyên từ chuyên gia dành cho các đối tượng mắc bệnh gút:

  • Chườm lạnh là một liệu pháp không hề tệ đối với các đối tượng bị bệnh gút. Liệu pháp này giúp làm dịu cơn đau và cải thiện tình trạng viêm khớp. Bạn có thể thực hiện bằng cách dùng vài viên đá lạnh bọc trong miếng vải mỏng và tiến hành chườm lên vị trí đau nhức;
  • Những thực phẩm có nhiều chất purin, người bị bệnh gút không nên sử dụng trong thời gian mắc bệnh. Chẳng hạn như một số thực phẩm: nội tạng động vật, hải sản, thực phẩm béo,…;
  • Tăng cường bổ sung cho cơ thể nhiều rau xanh, các loại củ quả, trái cây tươi;
  • Từ bỏ việc sử dụng thuốc lá, đồ uống có cồn hay chất kích thích khác. Chúng có thể khiến bệnh tình của bạn trở nặng hơn;
  • Khi cơ thể mất nước, nồng độ axit uric có trong máu có thể tăng cao hơn mức bình thường. Do đó, bạn nên uống đủ lượng nước theo tiêu chuẩn 2 – 2,5 lít mỗi ngày và không nên uống nước khi thật sự khát;
  • Luôn giữ cho tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng, mệt mỏi hay lao động nặng nhọc. Nghỉ ngơi điều độ sẽ giúp người bệnh làm dịu cơn đau, xương khớp đủ thời gian để thư giãn. Bên cạnh đó, bạn tránh làm việc quá sức hay bưng bê quá nặng;
  • Dành thời gian để vận động cơ thể bằng các bài tập từ đơn giản đến phức tạp. Điều này không chỉ giúp cải thiện bệnh gút mà còn giúp phòng ngừa các bệnh tiềm ẩn khác tái phát;
  • Tiến hành thăm khám tại các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để biết chính xác mức độ bệnh gút đang mắc phải hoặc cần gặp bác sĩ nếu cơ thể xuất hiện những triệu chứng lạ.
thực phẩm tốt cho người bị bệnh gút
Cherry là một trong những thực phẩm rất tốt cho các đối tượng bị bệnh gút

Tóm lại, bệnh gút là một trong những bệnh lý không thể chữa khỏi hoàn toàn nếu như không có phương pháp phù hợp. Người bệnh kiểm soát các triệu chứng bệnh bằng cách kiểm soát nồng độ axit uric có trong máu. Tốt nhất, người bệnh nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và có những phác đồ điều trị phù hợp.

Những thông tin trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bệnh gout sẽ gây tác động xấu đến tim. Đây là biến chứng ít ai để ý đến.

7 Biến chứng nguy hiểm do bệnh Gout gây ra mà bạn nên biết

Bệnh gout để lại cho bệnh nhân những biến chứng khôn lường. Người bệnh cần nắm rõ những biến chứng...

chỉ số acid uric trong xét nghiệm máu

Ý nghĩa của chỉ số Acid Uric trong xét nghiệm máu

Chỉ số Acid Uric trong máu phản ánh những vấn đề sức khỏe trong cơ thể. Dựa vào chỉ số...

15 cách chữa bệnh gút tại nhà đơn giản, hiệu quả (gout)

Nhiều cách chữa bệnh gút tại nhà có tác dụng tích cực trong việc làm giảm axit uric, chống sưng...

Phân biệt gout cấp và mãn tính

Bệnh Gout cấp và mạn tính rất dễ bị nhầm lẫn!

Rất ít người có thể phân biệt bệnh gout cấp và mạn tính dù gout đang là một trong những...

gút có nên đi bộ

Người bị bệnh Gút có nên đi bộ không?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tập thể dục thể thao có thể làm giảm bớt các triệu...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *