Bệnh táo bón mãn tính có thể điều trị khỏi hẳn?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Khi táo bón kéo dài nhiều tháng liền, nó được coi là mãn tính. Bệnh táo bón mãn tính có thể được điều trị khỏi hẳn nếu loại bỏ được nguyên nhân gây bệnh.

Táo bón mãn tính là gì?

Bệnh táo bón mãn tính ( còn được gọi là táo bón mạn tính) là thuật ngữ chỉ tần suất đi tiêu ít hơn 3 lần một tuần kéo dài trong vài tháng. Người bị táo bón thường gặp khó khăn trong việc đi cầu, phân khô cứng, chướng bụng, đau bụng và đôi khi còn bị đi cầu ra máu.

Bệnh táo bón mạn tính là gì
Bạn sẽ bị táo bón mãn tính nếu tần suất đi tiêu ít hơn 3 lần/ tuần trong vài tháng liên tục

Táo bón mãn tính thường là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề ở đường tiêu hóa. Điều quan trọng là bạn cần phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh ở bản thân để có cách khắc phục cho hiệu quả.

Nguyên nhân dẫn đến táo bón mãn tính

Nguyên nhân gây táo bón mãn tính khá đa dạng. Những yếu tố có thể khiến bạn bị bệnh bao gồm:

  • Lối sống và chế độ ăn uống thiếu khoa học:

Chế độ ăn nhiều chất xơ, ăn nhiều thịt, uống ít nước, lạm dụng các loại đồ uống có cồn là một trong những lý do phổ biến khiến nhiều người rơi vào tình trạng táo bón mạn tính. Ngoài ra một số người còn bị bệnh do ít vận động và thường xuyên cố gắng nhịn đi đại tiện.

  • Suy tuyến giáp:

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ nằm ở trước cổ. Cơ quan này có nhiệm vụ sản xuất hóc môn quyết định đến khả năng trao đổi chất của cơ thể. Một khi tuyến giáp hoạt động kém, lượng hóc môn nó tiết ra không đủ làm ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình tiêu hóa, từ đó dẫn đến táo bón mãn tính.

Bạn nên thận trọng với chứng suy tuyến giáp khi có các biểu hiện như: Mệt mỏi, khô da, tăng cân, rối loạn kinh nguyệt nếu bạn là nữ giới, rụng tóc, móng tay giòn, trí nhớ giảm sút.

  • Do ảnh hưởng của bệnh tiểu đường:

Lượng đường trong máu tăng cao có thể gây tổn thương các dây thần kinh ở đường tiêu hóa và khiến bạn bị táo bón mãn tính.

Cùng với chứng táo bón kéo dài, bệnh tiểu đường sẽ gây ra các dấu hiệu như: Khát nước thường xuyên, đi tiểu nhiều, đặc biệt là vào ban đêm, mệt mỏi, sụt giảm cân nặng, mờ mắt.

  • Hội chứng ruột kích thích:

Hội chứng ruột kích thích (IBS) có thể gây ra tình trạng táo bón kéo dài trong nhiều tháng, nhiều năm. Hãy nghĩ đến căn bệnh này khi bạn có các dấu hiệu khác kèm theo như: Đau bụng, chuột rút cơ bụng, đầy hơi, tiêu chảy xem lẫn với các đợt táo bón, trong phân lẫn chất nhày.

  • Căng thẳng, trầm cảm:

Khi đầu óc bạn lo lắng, căng thẳng quá mức hoặc bị trầm cảm, hệ thống thần kinh giao cảm hoạt động mạnh khiến quá trình tiêu hóa bị trì hoãn. Ngoài việc bị táo bón mãn tính, bạn còn có dấu hiệu bị mất ngủ, hay cáu gắt, mệt mỏi, tuyệt vọng, chán ăn…

Căng thẳng là nguyên nhân gây táo bón mãn tính
Căng thẳng kéo dài gây táo bón mãn tính
  • Mang thai:

Ít nhất hai phần năm phụ nữ bị táo bón khi họ mang thai. Nguyên nhân là do cơ thể sản xuất nhiều hormone progesterone khiến cơ ruột khó co bóp hơn. Thức ăn di chuyển chậm chạp trong đường ruột khiến chị em bị táo bón thường xuyên.

  • Tác dụng phụ của thuốc:

Một số loại thuốc khi được sử dụng kéo dài có thể gây táo bón mãn tính cùng nhiều tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Chúng bao gồm thuốc giảm đau ( Codein, Morphin), thuốc chẹn kênh canxi, thuốc điều trị co thắt cơ bắp, thuốc chữa động kệnh, thuốc kháng axit dạ dày, thuốc bổ ( sắt, canxi)…

  • Ung thư đại tràng

Đôi khi táo bón mãn tính có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư đại tràng. Bệnh tiến triển âm thần và dễ bị nhầm lẫn với các căn bệnh thông thường ở đường tiêu hóa.

Các triệu chứng khác của ung thư đại tràng bao gồm: Đi cầu ra máu, thiếu máu, tiêu chảy, giảm cân đột ngột, buồn nôn, đầy hơi, trong người mệt mỏi…

  • Các điều kiện y tế khác có thể gây táo bón mãn tính bao gồm:
    • Tăng canxi máu
    • Bệnh đa xơ cứng
    • Bệnh Parkison
    • Tắc ruột
    • Chấn thương tủy sống.

Táo bón mãn tính có nguy hiểm không?

Khi chất thải bị mắc kẹt lâu ngày, đại tràng sẽ thấm hút nước và chất độc hại vào máu khiến thần kinh bị ngộ độc, cơ thể mệt mỏi, da nổi nhiều mẩn ngứa ngáy khó chịu.

Nghiêm trọng hơn, tình trạng táo bón mãn tính còn gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng khác như nứt kẽ hậu môn, trĩ, rò hậu môn, phình giãn đại tràng, sa trực tràng, tắc ruột. Những người bị đi cầu ra máu nhiều sẽ dễ bị thiếu máu, suy kiệt sức khỏe, mất tập trung trong công việc.

Trường hợp bị táo bón mãn tính do các vấn đề về y tế, nếu không được điều trị sớm bệnh có thể tiến triển nặng hơn và đe dọa đến tính mạng, đặc biệt là bệnh ung thư ruột kết. Do vậy bạn tuyệt đối không nên xem thường khi thường xuyên gặp khó khăn trong việc đi đại tiện. Hãy đến gặp bác sĩ để tìm cách chữa trị táo bón mãn tính ngay khi có thể.

Bệnh táo bón mãn tính có thể điều trị khỏi hẳn?

Mặc dù việc điều trị táo bón mãn tính rất khó khăn và tốn nhiều thời gian song bệnh có thể được chữa khỏi nếu loại bỏ được triệt để nguyên nhân gây bệnh.

Bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng, kiểm tra tiền sử bệnh và các loại thuốc bạn đang dùng, đồng thời chỉ định xét nghiệm máu, nội soi trực tràng, chụp CT Scaner… để chẩn đoán nguyên nhân và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp cho từng đối tượng.

Các sự lựa chọn trong điều trị táo bón mãn tính

Để chữa táo bón mãn tính, bạn có thể được dùng thuốc hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên trước đó, bác sĩ có thể đề nghị bạn thử thay đổi lối sống và chế độ ăn uống để cải thiện bệnh.

1. Cách trị táo bón mãn tính tại nhà

Những gì bạn có thể làm để cải thiện triệu chứng táo bón mãn tính tại nhà bao gồm:

– Thay đổi thói quen hàng ngày:

Những thay đổi nhỏ trong thói quen hàng ngày có thể cải thiện táo bón. Hãy cố gắng thêm một vài điều sau vào lịch trình của bạn:

  • Ăn uống đúng giờ, các bữa ăn nên được thực hiện cố định vào một thời điểm trong ngày
  • Uống một ly nước ấm ngay sau khi bạn thức dậy.
  • Bắt đầu ngày mới với món ngũ cốc nguyên cám để bổ sung chất xơ cho cơ thể.
  • Thực hiện một số bài tập nhẹ như đi bộ sau khi ăn sáng.
  • Đậu xe ở cuối bãi và đi bộ vào văn phòng để có thời gian vận động nhiều hơn. Điều này sẽ giúp ích cho hệ tiêu hóa.
  • Sử dụng trái cây trong các bữa ăn nhẹ thay vì dùng đồ ngọt hay các thức ăn nhanh.
  • Ngủ đủ giấc
  • Khi bạn có nhu cầu đi tiêu, hãy vào nhà vệ sinh ngay. Đừng cố gắng nhịn.
  • Uống nhiều nước hơn. Hệ thống tiêu hóa của chúng ta cần nước để bôi trơn và làm mềm phân

– Ăn nhiều chất xơ:

Trong bữa ăn, bạn nên ưu tiên ăn nhiều rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt. Không nên ăn quá nhiều thực phẩm có thể gây táo bón như sữa, bánh kẹo ngọt, thịt đỏ hay các món ăn nhiều dầu mỡ.

Thực phẩm chữa táo bón mãn tính
Bổ sung chất xơ từ rau xanh và hoa quả tươi giúp hỗ trợ điều trị táo bón mãn tính

  Tập thể dục đều đặn:

Điều này giúp các cơ trong hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giúp phân di chuyển một cách trơn tru. Bạn có thể đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội hay tập luyện khung xương chậu với sự giúp đỡ của một nhà trị liệu vật lý.

Tham khảo thêm: 15 cách trị táo bón tại nhà không cần uống một viên thuốc

2. Dùng thuốc chữa táo bón mãn tính

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây táo bón của bạn, bác sĩ có thể đề xuất một trong những loại thuốc sau:

  • Geliprostone ( Amitiza ):

Đây là một chất kích hoạt kênh clorua được chỉ định cho các trường hợp bị hội chứng ruột kích thích hoặc táo bón vô căn mãn tính. Thuốc hoạt động bằng cách kích thích các tế bào hút nước khi có nhiều chất lỏng đi vào đường tiêu hóa. Từ đó giúp làm mềm phân, giảm căng thẳng khi đi tiêu, tăng tần suất đi vệ sinh.

  • Thuốc chủ vận guanylate cyclase-C:

Bao gồm các loại như Linaclotide (Linzess) và Plecanatide (Trulance). Chúng có tác dụng giảm đua bụng và kích thích nhu động ruột hoạt động thường xuyên hơn.

  • Misoprostol ( Cytotec ):

Loại thuốc này cũng có tác dụng kích thích làm cho nhu động ruột hoạt động nhanh hơn. Tuy nhiên nếu bạn bị táo bón mãn tính trong thời gian mang thai thì không nên dùng loại thuốc này.

  • Colchicine / probenecid (Col-Probenecid):

Thuốc giúp nhu động ruột hoạt động thường xuyên hơn. Chống chỉ định thuốc cho những người đang gặp các vấn đề về thận.

  • Điều trị táo bón mãn tính bằng thuốc nhuận tràng:

+ Chất làm mềm phân:

Chất làm mềm phân là một loại thuốc nhuận tràng hoạt động bằng cách hút nước vào phân để làm mềm và giúp phân di chuyển dễ dàng hơn trong đường ruột. Một số chất như natri docusate (Colace, D Focusate) có thể cho hiệu quả sau một vài ngày. Thuốc có tác dụng nhẹ nhưng có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, dị ứng…

Thuốc điều trị táo bón mãn tính colace
Thuốc làm mềm phân Colace được sử dụng để trị táo bón mãn tính

+ Thuốc nhuận tràng thẩm thấu:

Các chất thẩm thấu giúp giữ lại chất lỏng trong phân, qua đó ngăn ngừa và cải thiện tình trạng khô cứng phân khi mắc táo bón mãn tính. Các thuốc thường dùng bao gồm: Polyethylen glycol PEG (Miralax), Natri photphat, Sorbitol.

Uống quá nhiều loại thuốc nhuận tràng thẩm thấu có thể dẫn đến các tác dụng phụ nguy hiểm như: Chuột rút, tiêu chảy, mất nước và mất cân bằng điện giải.

+ Thuốc nhuận tràng kích thích:

Thuốc làm tăng nhu động đại tràng và cho hiệu quả sau 8-12 giờ sử dụng. Thường dùng để chữa táo bón mãn tính là các loại thuốc như Senna (Senokot), Bisacodyl (Ex-Lax, Dulcolax)…

Thuốc nhuận tràng kích thích là nhóm thuốc có tác dụng mạnh nhất, bạn không nên dùng thường xuyên. Việc dùng thuốc kéo dài có thể thay đổi màu của ruột già, lệ thuộc vào thuốc.

Không phải đối tượng nào bị táo bón mãn tính cũng sử dụng được thuốc nhuận tràng. Do có nhiều tác dụng phụ, bạn chỉ nên sử dụng thuốc trong thời gian ngắn theo đúng liều lượng bác sĩ khuyến cáo.

3. Phẫu thuật chữa táo bón mãn tính

Nếu các phương pháp điều trị khác không giúp cải thiện tình trạng táo bón, phẫu thuật có thể được lựa chọn. Phẫu thuật sẽ giúp khắc phục tình trạng táo bón do tắc nghẽn ruột, sa trực tràng, đại tràng dài bất thường hoặc ung thư ruột.

Nhìn chung, bệnh táo bón mãn tính nếu để tiếp tục kéo dài sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sống và sức khỏe của bạn. Nếu đang mắc căn bệnh này, hãy chủ động thăm khám và tích cực điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

ThuocDanToc.vn chỉ cung cấp thông tin tham khảo, không đưa ra lời khuyên hay chỉ định điều trị thay thế cho bác sĩ.

Bổ sung chất xơ giúp phòng chống và điều trị táo bón

Các chuyên gia vẫn hay khuyên bệnh nhân của mình bổ sung chất xơ giúp phòng chống và điều trị...

Các nguyên nhân gây bệnh táo bón không phải ai cũng biết

Theo các chuyên gia y tế, một chế độ ăn uống không lành mạnh cộng với việc thiếu tập luyện...

8 Loại nước ép trị táo bón hiệu quả, dễ làm, bạn có thể thử

Người bệnh có thể sử dụng các loại nước ép giàu hàm lượng chất xơ dưới đây để giúp làm...

Nhuận tràng là gì? 15 thức ăn nhuận tràng nên bổ sung

Nhuận tràng là gì? 15 thức ăn nhuận tràng nên bổ sung

Bổ sung thức ăn nhuận tràng là một trong những yếu tố “then chốt” giúp người bị táo bón đi...

Các phương pháp chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng mật ong

Hướng dẫn chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng mật ong

Chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng mật ong là mẹo chữa dân gian được nhiều mẹ bỉm sữa...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *