10 thuốc nhuận tràng tốt nhất 2023- Lưu ý khi dùng
Khi bị táo bón, nhiều người nghĩ ngay đến việc sử dụng thuốc nhuận tràng. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều có thể gây tác hại cho sức khỏe. Do đó, bạn chỉ nên sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, tránh lạm dụng thuốc trong thời gian dài. Hiện nay, trên thị trường có loại thuốc nhuận tràng nào tốt? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn điểm qua một số loại được dùng phổ biến nhất.
Thuốc nhuận tràng là gì? Nguyên tắc sử dụng an toàn
Thuốc nhuận tràng là một dạng thuốc được dùng cho bệnh nhân mắc chứng táo bón. Tác dụng của thuốc giúp kích thích hoạt động bài tiết chất thải của ruột, tăng nhu động ruột, làm mềm phân giúp chúng thoát ra ngoài một cách dễ dàng, ổn định hơn.
Hiện nay, thuốc nhuận tràng có nhiều nhóm khác nhau. Trong đó, một số nhóm có thể kể đến như:
- Thuốc nhuận tràng cơ học: Tạo lớp gel mềm khi tiếp xúc với nước trong ruột, làm mềm phân. Người bệnh có thể đi đại tiện sau 1 – 3 ngày sử dụng. Tác dụng phụ mà người bệnh có thể gặp phải trong khi sử dụng thuốc thường là gây đầy bụng, một số trường hợp có thể bị tắc nghẽn ruột hoặc thực quản. Thuốc chống chỉ định sử dụng với đối tượng bệnh nhân mắc chứng hẹp ruột, loét tá tràng, dính ruột,…
- Thuốc nhuận tràng thẩm thấu – muối: Công dụng tăng nhu động ruột và làm mềm phân. Thời gian phát huy hiệu quả nhanh. Tác dụng phụ có thể gặp như rối loạn cân bằng nước, chất điện giải, kích ứng trực tràng, đầy bụng,…Không dùng thuốc cho trẻ nhỏ hơn 2 tuổi, người bị suy tim, mắc bệnh trĩ, dị ứng với thành phần fructose, galactose,…
- Thuốc nhuận tràng kích thích thần kinh ruột: Tác dụng bài tiết nước và chất điện giải nhờ cơ chế kích thích đám rối thần kinh và nhu động ruột cũng như tác động đến các tế bào ở niêm mạc ruột kết. Tác dụng sau 6-12 giờ uống, đặt trực tràng có tác dụng nhanh hơn 15 phút đến 2 tiếng sau khi dùng. Tác dụng phụ có thể gặp như buồn nôn, cứng cơ bụng, rối loạn điện giải – nước, kích ứng trực tràng,…Không dùng nếu bạn bị viêm kết tràng hoặc đau bụng chưa xác định được nguyên nhân.
- Thuốc nhuận tràng làm mềm và trơn: Tác dụng làm trơn trực tràng, mềm phân giúp đại tiện dễ dàng hơn. Hiệu quả làm mềm sau 1-3 ngày, làm trơn sau 6-8 giờ. Tác dụng phụ gây co thắt nhẹ ở cơ trơn đường tiêu hóa, khiến hầu và trực tràng bị kích ứng,…thận trọng khi dùng.
Để đảm bảo việc sử dụng thuốc nhuận tràng an toàn, hiệu quả, bạn đọc nên lưu ý nguyên tắc sau:
- Không sử dụng thuốc trong thời gian dài, tốt nhất nên sử dụng trong khoảng 7 ngày không nên vượt quá nhiều ngày.
- Không sử dụng thuốc nếu bạn đang bị đau bụng nhưng không rõ nguyên nhân.
- Trường hợp bị táo bón mãn tính nên sử dụng nhóm thuốc nhuận tràng cơ học.
- Khi sử dụng thuốc theo đường uống đã có hiệu quả, bạn không nên sử dụng thêm thuốc đặt hoặc bơm, thụt trực tràng.
- Tốt nhất nên dùng loại thuốc đơn chất.
- Trường hợp bệnh nhân nằm liệt giường nên sử dụng thuốc cơ học kết hợp với thuốc kích thích thần kinh ruột.
- Không sử dụng thuốc dầu khoáng để trị táo bón cho người già và trẻ em nhỏ hơn 6 tuổi hoặc người đang bị suy nhược cơ thể.
- Riêng trường hợp phụ nữ mang thai, sử dụng theo hướng dẫn của bạn sĩ.
Thuốc nhuận tràng tốt nhất hiện nay
Bạn đọc có thể tham khảo một số thuốc nhuận tràng tốt hiện nay. Tuy nhiên, khi sử dụng tốt nhất bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để hạn chế tác dụng phụ.
1. Thuốc nhuận tràng Sorbitol
Sorbitol là một trong những loại thuốc nhuận tràng được nhiều người sử dụng. Thực tế, đây là một dạng rượu đường có vị ngọt, cơ thể chúng ta chuyển hóa loại đường này với tốc độ rất chậm. Nhờ đó, hoạt động hấp thụ glucose bình thường sẽ giảm theo, làm thay đổi nhóm aldehyde thành hydroxyl.
Chỉ định và chống chỉ định: Sorbitol được dùng cho trường hợp táo bón hoặc người có triệu chứng khó tiêu hóa. Không sử dụng thuốc nếu bạn bị bệnh viêm ruột non, loét đại tràng, trực tràng, mắc crohn, tắc ruột, đau bụng, nhất là người không dung nạp được fructose.
Liều dùng:
- Người lớn uống mỗi lần 1 gói khi đói hoặc vào sáng sớm.
- Trẻ em sử dụng ½ liều của người lớn.
- Pha 1 gói thuốc vào trong nửa cốc nước, khuấy đều, uống trước mỗi bữa ăn 10 phút.
Tác dụng phụ: Khi dùng, người bệnh có thể bị tiêu chảy và đau bụng, nhất là khi bạn đang bị đại tràng kích thích hoặc bị chướng bụng. Tham khảo ý kiến bác sĩ ngay khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường.
2. Thuốc nhuận tràng Duphalac
Thuốc Duphalac là một trong những thuốc nhuận tràng được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân táo bón sử dụng. Thuốc chứa thành phần chính là lactulose không bị chuyển hóa khi đi vào ống tiêu hóa, dạ dày. Nhờ đó, lactulose giúp phân giải đường khi kết hợp cùng với các lợi khuẩn tại đường ruột, tăng nhu động ruột, giúp đào thải phân ra ngoài.
Chống chỉ định: Không dùng thuốc cho trường hợp bệnh nhân mắc viêm loét đại tràng, bị đau bụng chưa xác định được nguyên nhân, mắc hội chứng tắc ruột, bán tắc ruột, crohn, mẫn cảm với thành phần của thuốc.
Liều dùng:
- Trẻ em dưới 1 tuổi uống 1 muỗng cà phê/ngày.
- Trẻ từ 1 – 6 tuổi uống 1 – 2 muỗng cà phê/ngày.
- Trẻ từ 7 – 14 tuổi uống 1 gói 15ml/ngày.
- Người lớn uống mỗi ngày từ 1 – 3 gói.
Vì Duphalac được sản xuất ở dạng dung dịch nên người dùng có thể uống nguyên chất hoặc pha loãng với một ít nước lọc để uống. Không sử dụng thuốc chung với rượu, bia, hay nước có gas,…
Tác dụng phụ: Khi sử dụng, người bệnh có thể gặp phải một số vấn đề như phân lỏng dẫn đến tiêu chảy, chướng bụng, hậu môn bị đau, ngứa, sụt cân,…
3. Thuốc nhuận tràng Forlax
Thuốc nhuận tràng Forlax được chỉ định cho người bị táo bón, hiện sản phẩm đang được nhiều người sử dụng. Thành phần chính trong thuốc là hoạt chất macrogol giúp nhuận tràng, kích thích nhu động ruột cũng như tăng lượng nước bên trong đường ruột giúp cải thiện tình trạng cứng của phân, hỗ trợ quá trình đại tiện diễn ra thuận lợi hơn.
Thuốc có thể sử dụng cho trẻ em từ 8 tuổi trở lên và người lớn. Tuy nhiên thuốc chỉ hỗ trợ nhuận tràng tạm thời, không sử dụng trong thời gian quá dài. Đồng thời, cần kết hợp sử dụng thuốc với điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt để ngừa táo bón tái phát.
Chống chỉ định: Không sử dụng thuốc Forlax cho trường hợp bệnh nhân bị viêm ruột nặng, phình đại tràng do nhiễm độc hay bị đau bụng không rõ nguyên nhân.
Liều dùng:
- Trẻ em uống mỗi ngày 1 gói, không sử dụng quá 3 tháng.
- Người lớn uống mỗi ngày 1 – 2 gói.
- Pha thuốc vào nước uống vào buổi sáng.
Tác dụng phụ: Người bệnh có thể gặp phải những phản ứng phụ khi sử dụng thuốc như tiêu chảy nếu uống quá liều, đau bụng, rối loạn chức năng ruột,…
4. Kích thích nhu động ruột với Takeda
Takeda được sản xuất tại Nhật Bản, hiện đã được phân phối chính thức tại thị trường nước ta. Sản phẩm được bào chế từ thảo dược thiên nhiên, tốt cho đường ruột, giúp hấp thụ nước làm cho phân trở nên mềm hơn. Nhờ đó, người bệnh táo bón nhanh chóng đi ngoài được dễ dàng hơn.
Liều dùng: Người lớn uống mỗi ngày 2 – 3 viên. Trường hợp trẻ bị táo bón không nên tự ý cho trẻ uống viên uống nhuận tràng Takeda, thay vào đó nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
Tác dụng phụ: Đang cập nhật
ĐỪNG BỎ LỠ: Danh sách 15 Thức ăn nhuận tràng nên bổ sung hàng ngày
5. Infogos – Viên uống bổ sung chất xơ
Infogos là một trong những sản phẩm nhuận tràng được sử dụng hiện nay. Thành phần gồm inuline, fos, gos,…hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, chống táo bón, nhất là bổ sung chất xơ cho cơ thể. Phù hợp cho cả đối tượng phụ nữ mang thai và trẻ em.
Liều dùng:
- Trẻ em uống mỗi ngày 1 – 2 lần, mỗi lần dùng 1 gói.
- Người lớn và phụ nữ mang thai uống mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 1 gói.
- Sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc người có chuyên môn để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
Tác dụng phụ: Hiện chưa có báo cáo về tác dụng phụ của sản phẩm.
6. Viên uống nhuận tràng Sato Sankaijo
Viên uống nhuận tràng Sato Sankaijo được sản xuất tại Nhật Bản. Thành phần chứa những chất như anthraquinone, cathartic hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón. Không những thế, trong viên uống Sato Sankaijo còn chứa inhibiting giúp gia tăng tiểu cầu, fibrinogen giúp cầm máu.
Bên cạnh đó, các chất như anethol, estragole, carbur terpen,…hỗ trợ ngăn ngừa sự phát triển của những hại khuẩn gây hại cho cơ thể. Việc cung cấp thêm dưỡng chất có trong việc uống còn giúp bạn thải độc, thanh nhiệt, giảm mụn nhọt cho chứng táo bón gây ra.
Liều dùng:
- Trẻ em từ 5-6 tuổi uống mỗi lần 2-4 viên.
- Trẻ em từ 7-10 tuổi uống mỗi lần 3-6 viên.
- Trẻ từ 11-14 tuổi uống mỗi lần 4-8 viên.
- Người lớn uống mỗi lần 6-12 viên.
Mỗi ngày chỉ nên sử dụng 2 lần, uống cách nhau 4 tiếng, sử dụng khi bụng đói là tốt nhất. Trường hợp phụ nữ mang thai muốn sử dụng trước hết cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
7. Bột trị táo bón Miralax
Bột trị táo bón Miralax hoạt động dựa trên nguyên lý giữ lại nước ở trong ruột, đào thải phân ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn, cải thiện tình trạng táo bón ngắn ngày. Sản phẩm có xuất xứ tại Mỹ, hiện nay đang được nhiều người tin dùng.
Liều dùng:
- Trẻ em 5-10 tuổi uống ¼ nắp, pha với 120-240ml nước.
- Trẻ 10-16 tuổi pha ½ nắp với 120-240ml nước.
- Trẻ trên 17 tuổi và người lớn uống 17g pha với nước.
Mỗi ngày uống 1 lần, nước có thể dùng ấm hoặc lạnh đều có tác dụng. Sau khi mở nắp nên cẩn thận đậy kín, bảo quản nơi khô ráo, không có ánh mặt trời trực tiếp chiếu vào.
8. Viên uống nhuận tràng Ovalax
Viên uống nhuận tràng Ovalax là một trong những dạng thuốc hỗ trợ tiêu hóa được chỉ định cho người bị táo bón sử dụng để cải thiện triệu chứng trong thời gian ngắn. Thành phần chính trong thuốc là bisacodyl và những tác dược khác. Công dụng tăng nhu động ruột, kích thích dây thần kinh ruột, tạo độ trơn và giúp làm mềm phân.
Chống chỉ định: Không dùng thuốc nếu bạn bị mẫn cảm với thành phần có trong thuốc, không dùng khi đang bị tắc ruột, mắc bệnh viêm ruột thừa, mất nước hoặc đau bụng không rõ nguyên do, bị chảy máu bên trong trực tràng.
Liều dùng:
- Người lớn và trẻ em trên 10 tuổi uống mỗi ngày 1-2 viên, nếu cần thiết bác sĩ sẽ tăng liều lượng thành 3-4 viên.
- Trẻ em từ 6-10 tuổi dùng mỗi ngày 1 viên.
- Trẻ em dưới 6 tuổi không được sử dụng thuốc nhuận tràng dạng này.
Khi uống, nên uống thuốc với ly nước đầy, nuốt trọn viên thuốc, thời gian sử dụng tốt nhất vào buổi tối. Không sử dụng thuốc chung với những dạng thuốc kháng axit dịch vị hoặc sữa. Liều dùng sẽ được bác sĩ chỉ định cụ thể hơn sau khi bạn thăm khám trực tiếp.
Tác dụng phụ: Người bệnh có thể bị buồn nôn, đau bụng sau khi uống thuốc một thời gian. Một số trường hợp ít gặp khác như kích thích, tổn thương niêm mạc trực tràng. Ngoài ra, trường hợp hiếm gặp người bệnh có thể bị phù mạch, sốc phản vệ hoặc quá mẫn. Nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ nếu nhận thấy các triệu chứng bất thường nghiêm trọng.
9. Nhuận tràng PQA
Nhuận tràng PQA là sản phẩm đông y được bào chế từ những dược liệu thiên nhiên như đại hoàng, phan tá diệp, trần bì, hoàng liên, đinh hương,…Công dụng chính là giúp người bị táo bón đi đại tiện dễ dàng hơn. Nếu bạn đang tìm một sản phẩm giúp nhuận tràng dạng thuốc có thể tham khảo sản phẩm nhuận tràng của PQA.
Chống chỉ định: Không dùng cho phụ nữ đang mang thai, người quá mẫn với bất kỳ thành phần nào có trong sản phẩm.
Liều dùng: Uống ngày 3 lần sau mỗi bữa ăn, do trong sản phẩm không có đường kính nên phù hợp cho cả người đang mắc chứng tiểu đường. Khi dùng sản phẩm có thể làm lắng cao thảo dược nên nhớ khuấy đều hết trước khi uống.
Tác dụng phụ: Hiện chưa ghi nhận tác dụng phụ khi sử dụng sản phẩm
10. Viên hỗ trợ trị táo bón Bisacodyl DHG
Viên uống Bisacodyl DHG là một trong những sản phẩm giúp nhuận tràng, hỗ trợ điều trị chứng táo bón được nhiều người quan tâm. Thành phần chính là bisacodyl giúp kích thích nhu động ruột, tăng hoạt động của cơ trơn kích thích đám rối thần kinh, tích lũy icon và các dịch thể trong đại tràng.
Chống chỉ định: Không sử dụng thuốc cho người đang bị tắc ruột, người phẫu thuật bụng do viêm ruột thừa, bệnh ruột thừa cấp tính, hoặc mất nước nghiêm trọng. Ngoài ra, sản phẩm không phù hợp cho bạn nếu bạn bị mẫn cảm với hoạt chất nằm trong nhóm triarylmethane.
Liều dùng:
- Trẻ em lớn hơn 10 tuổi và người lớn uống mỗi lần 1 – 2 viên.
- Trẻ nhỏ nên sử dụng theo liều lượng được bác sĩ chỉ định.
Tác dụng phụ: Chưa ghi nhận tác dụng phụ. Tuy nhiên trường hợp quá liều có thể làm rối loạn cân bằng điện giải, làm hạ kali máu và đau tại chỗ bị kích ứng, đôi khi có thể làm viêm loét hậu môn nếu dùng liều lượng lớn, trong thời gian dài.
Trên đây là một số thuốc nhuận tràng và cả sản phẩm nhuận tràng được nhiều người sử dụng. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc người có chuyên môn.
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc nhuận tràng
Sử dụng thuốc nhuận tràng là biện pháp giúp trị táo bón được nhiều người quan tâm. Bởi thuốc có tác dụng nhanh, giúp giảm các triệu chứng khó chịu do táo bón gây ra. Tuy nhiên, khi sử dụng bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Sử dụng đúng liều, đúng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Không nên tự ý thay đổi liều dùng khiến nguy cơ gây tác dụng phụ gia tăng.
- Kết hợp sử dụng thuốc nhuận tràng với các biện pháp cải thiện từ chế độ ăn uống đến sinh hoạt. Bổ sung cho cơ thể những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, giàu chất xơ và vitamin.
- Tập thói quen đi đại tiện hàng ngày, không nên nhịn khi cơ thể có nhu cầu đi đại tiện.
- Uống nhiều nước để bổ sung nước cho cơ thể, tránh tình trạng mất nước làm phân trở nên khô cứng hơn.
- Tập thể dục, hạn chế căng thẳng, stress, dành thời gian cho cơ thể nghỉ ngơi là yếu tố giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tránh táo bón.
Thuốc nhuận tràng trị táo bón là sự lựa chọn của nhiều người. Tuy nhiên trước khi sử dụng bất kỳ thuốc hay sản phẩm nào, bạn nên thăm khám và nhờ bác sĩ hoặc người có chuyên môn tư vấn. Sử dụng đúng cách, đúng liều lượng sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón an toàn hiệu quả hơn, phòng một số rủi ro không đáng có.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- 10+ cách trị táo bón cho trẻ đơn giản, hiệu quả nhanh
- 5 mẹo chữa táo bón cấp tốc giúp khỏi ngay lập tức
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!