10 thực phẩm gây táo bón thường xuyên bạn cần lưu ý

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Táo bón là vấn đề về đường tiêu hóa thường gặp. Thực phẩm được xem là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi sẽ chỉ ra 10 loại thực phẩm gây táo bón mà bạn cần hạn chế sử dụng thường xuyên.

những thực phẩm gây táo bón
Những thực phẩm có thể gây táo bón nếu bạn dùng thường xuyên

10 Thực phẩm có thể gây táo bón

Táo bón là tình trạng nhu động ruột kém khiến phân không được đẩy ra bên ngoài. Phân bị ứ đọng ở đại tràng lâu sẽ dẫn đến tình trạng khô và cứng. Mặc dù táo bón không gây nguy hiểm nhưng tình trạng có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như chướng bụng, đau bụng, đau hậu môn,…

Bạn có thể ngăn ngừa tình trạng này bằng cách hạn chế sử dụng những thực phẩm gây táo bón sau:

1. Chuối chưa chín

Chuối chín có khả năng ngăn ngừa táo bón và đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Ngược lại chuối chưa chín lại là nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón.

những thực phẩm gây táo bón
Chuối chưa chín có chứa tinh bột kháng và tannin có thể gây táo bón

Chuối chưa chín có chứa nhiều tinh bột kháng – thành phần này thường không được tiêu hóa khi đi qua ruột non. Hơn nữa chuối chưa chín chứa một lượng tannin cao, hợp chất này có thể làm chậm quá trình thực phẩm đi qua ruột. Do đó, thực phẩm này có thể khiến hệ tiêu hóa trì trệ và đầy hơi.

Nếu bạn ăn quá nhiều chuối chưa chín, bạn có thể nguy cơ bị táo bón cao hơn bình thường.

2. Rượu

Rượu là một trong những nguyên nhân gây táo bón thường gặp nhất.

Rượu làm giảm sự sản xuất hormone vasopressin khiến cơ thể đi tiểu nhiều hơn bình thường. Nếu bạn thường xuyên dùng rượu, bạn có thể bị mất nước trầm trọng. Khi lượng nước trong cơ thể giảm, phân có xu hướng cứng và khô hơn bình thường.

3. Thực phẩm chứa gluten

Gluten là một loại protein có trong các loại ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch,…

Thực phẩm chứa gluten thường gây táo bón ở những người mắc bệnh celiac (không dung nạp gluten). Khi mắc celiac, hệ thống miễn dịch sẽ tấn công vào đường ruột và gây ra các vấn đề, trong đó có táo bón.

Những người nhạy cảm với gluten hoặc mắc hội chứng ruột kích thích cũng có thể bị táo bón khi thu nạp nhóm thực phẩm này.

4. Ngũ cốc tinh chế

Các loại ngũ cốc tinh chế và các chế phẩm như bánh mì trắng, mì,… chứa ít dinh dưỡng và có khả năng gây táo bón cao hơn ngũ cốc nguyên chất.

Khác với ngũ cốc nguyên chất, ngũ cốc tinh chế thường có ít chất xơ do lượng chất xơ này đã được loại bỏ qua quá trình chế biến. Do đó bạn nên thay thế việc sử dụng ngũ cốc tinh chế bằng ngũ cốc nguyên chất để ngăn ngừa táo bón.

5. Sữa và các chế phẩm từ sữa

Sữa không hẳn là nguyên nhân gây táo bón với tất cả mọi người. Tuy nhiên trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể bị táo bón do nhạy cảm với protein có trong sữa bò.

thực phẩm gây táo bón
Trẻ nhỏ có thể bị táo bón do nhạy cảm với protein trong sữa bò

Hệ tiêu hóa của trẻ thường chưa hoàn chỉnh. Do đó khi nhận thấy trẻ bị táo bón, phụ huynh nên xem xét lại những thực phẩm để xác định đúng nguyên nhân và tiến hành khắc phục. Không nên dùng thuốc cho trẻ một cách tùy tiện.

6. Thịt đỏ

Thịt đỏ có thể gây táo bón vì thực phẩm này hầu như không chứa chất xơ. Hơn nữa thịt đỏ chứa hàm lượng chất béo và đạm cao. Những thành phần này cần rất nhiều thời gian để tiêu hóa hoàn toàn.

Bạn hoàn toàn có thể thay thế nguồn đạm từ thịt đỏ bằng những loại thực phẩm không gây táo bón, như thịt trắng, các loại đậu, nấm,…

7. Thức ăn nhanh

Thường xuyên ăn thức ăn nhanh là một trong những thói quen dễ gây táo bón. Những thực phẩm này chứa hàm lượng chất béo lớn nhưng lại có rất ít chất xơ.

thực phẩm gây táo bón
Thức ăn nhanh chứa nhiều chất béo và gia vị, làm tăng nguy cơ bị táo bón

Ngoài ra, đồ ăn nhanh còn chứa nhiều gia vị, đặc biệt là muối. Khi bạn ăn nhiều muối, cơ thể sẽ tự động hút nước từ ruột để cân bằng lượng muối dư thừa trong máu.

Khi hàm lượng nước trong ruột giảm, phân sẽ có xu hướng cứng và khô hơn bình thường. Điều này làm tăng nguy cơ gặp phải tình trạng táo bón.

 8. Trái hồng

Trái hồng là một loại trái cây phổ biến ở các nước Đông Á. Tuy nhiên loại trái cây này lại là nguyên nhân gây táo bón mà nhiều người không ngờ đến.

Hồng có chứa một lượng lớn tannin. Thành phần này giảm sự co thắt ruột, khiến quá trình tiêu hóa bị ngưng trệ.

9. Thực phẩm chứa caffeine

Caffeine có thể khiến bạn mất nước và dễ bị táo bón hơn. Do đó, bạn cần hạn chế các thực phẩm và đồ uống chứa thành phần này như cà phê, socola,…

10. Thực phẩm chế biến sẵn

Thực phẩm chế biến sẵn thường có chứa phẩm màu, chất bảo quản và gia vị. Những thành phần này không chỉ khiến đường ruột mất nước mà còn làm giảm khả năng hoạt động của cơ quan tiêu hóa.

thực phẩm gây táo bón
Thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều phẩm màu, chất bảo quản và gia vị gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Sử dụng thực phẩm chế biến sẵn khiến bạn dễ bị táo bón, đầy hơi. Nếu bạn sử dụng những thực phẩm này trong thời gian dài, bạn có thể đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng như nhiễm vi khuẩn Hp, viêm loét tá tràng, ung thư dạ dày,…

Nếu bạn bị táo bón mãn tính, bạn nên trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng để thiết lập chế độ ăn uống hợp lý. Bằng cách thay đổi những thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng, bạn hoàn toàn có thể cải thiện được tình trạng nói trên.

Các loại vitamin có thể làm giảm táo bón bạn nên bổ sung

Có nhiều loại vitamin có tác dụng như chất làm mềm phân tự nhiên giúp việc tống xuất chất thải...

Thuốc Lactosorbit trị táo bón

Thuốc Lactosorbit trị táo bón: Cách dùng và giá bán

Thuốc Lactosorbit là một trong những loại thuốc trị táo bón hiện nay, thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa. Vậy...

Bổ sung chất xơ giúp phòng chống và điều trị táo bón

Các chuyên gia vẫn hay khuyên bệnh nhân của mình bổ sung chất xơ giúp phòng chống và điều trị...

Nhuận tràng PQA là gì? Công dụng, cách dùng và giá

Nhuận tràng PQA là một trong những sản phẩm xuất hiện khá nhiều trên thị trường hiện nay. Sản phẩm...

Bị táo bón sau phẫu thuật phải làm thế nào?

Táo bón là một trong những tác dụng phụ phổ biến của phẫu thuật. Tình trạng này có thể xảy...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.