Tổng hợp các bài tập chữa táo bón có thể thực hiện tại nhà

Táo bón – căn bệnh tưởng chừng đơn giản nhưng lại khiến cho nhiều người rơi vào trạng thái khổ sở. Dưới đây là tổng hợp các bài tập chữa táo bón mà bạn hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà, giúp bạn cải thiện được tình trạng bệnh.

Ít vận động, chế độ dinh dưỡng không hợp lí, uống không đủ nước sẽ khiến cho quá trình thải độc tố dạng rắn ra khỏi cơ thể gặp nhiều trở ngại. Hậu quả của việc này là chất thải tích tụ lâu, cản trở trao đổi chất, hay còn gọi với cái tên là táo bón. Táo bón có khả năng dẫn đến ung thư, vì vậy cần điều trị càng sớm càng tốt.

bài tập trị táo bón tại nhà
Một số bài tập có thể giúp cho bạn kiểm soát bệnh táo bón ngay tại nhà.

Tổng hợp 5 bài tập trị táo bón có thể thực hiện tại nhà

Bệnh táo bón chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy rất khó chịu. Tuy nhiên, thay vì cứ nằm yên mà chịu đựng, bạn hãy di chuyển cơ thể mình theo những bài tập dưới đây.

Trong thực tế, vận động là một trong những cách hiệu quả để ruột của chúng ta được “nới lỏng” và giữ cho hoạt động của đường tiêu hóa được thuận lợi hơn. Theo đó, hầu hết các bài tập thể dục đều có lợi cho sự nhuận tràng nhưng 5 bài tập sau đây được khuyến cáo áp dụng cho những bệnh nhân bị táo bón lâu ngày.

1. Bài tập về tim mạch

Các bài tập giúp cho hoạt động bơm máu lên tim được thuận lợi hơn được xem là hình thức đơn giản nhất giúp bạn giảm và ngăn ngừa táo bón. Cho dù là đi bộ, bơi lội, đạp xa hay khiêu vũ thì bất cứ bài tập nào có tác động đến tim mạch cũng sẽ làm tăng nhịp thở, tăng nhịp tim và cuối cùng là kích thích ruột của bạn.

Trong trường hợp bạn không có thời gian để luyện tập, người bị táo bón chỉ cần bỏ ra 30 phút mỗi ngày để đi bộ nhanh. Mỗi tuần chỉ cần đi từ 5-6 ngày là đủ, điều này sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa và tim mạch của bạn. Không những vậy, đi bộ cũng là một cách tốt để giảm căng thẳng, đốt cháy calo và tăng nhu động ruột.

Có thể bạn chưa biết, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ khuyến nghị mỗi người trưởng thành nên đi bộ trong khoảng 150 phút mỗi tuần để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh, trong đó có táo bón.

2. Bài tập sàn chậu

Sàn chậu là từ dùng để gọi lớp cơ ở dưới cùng của xương chậu, bao gồm luôn cả bàng quang và ruột của chúng ta. Bằng cách thực hiện các bài tập cho các cơ bắp này, bạn đã có thể gia tăng sức mạnh của chúng, giúp cho lực đẩy chất thải rắn ra ngoài trở nên mạnh mẽ hơn.

Bài tập sàn chậu khá đơn giản, bất cứ người bị táo bón nào cũng có thể thực hiện. Các bước của bài tập được tiến hành như sau:

  • Bước 1: Bạn ngồi trên thảm tập một cách thoải mái nhất, 2 đầu gối rộng bằng vai.
  • Bước 2: Tự siết chặt các cơ ở xung quanh hậu môn lại, càng chặt càng tốt.
  • Bước 3: Giữ tư thế đó trong 5 giây, sau đó thả lỏng trong 10 giây.
  • Bước 4: Lặp lại quá trình siết cơ hậu môn 5 lần liên tục.
  • Bước 5: Sau khi thả lỏng lần thứ 5, bạn siết thêm lần nữa nhưng chỉ với 1 nửa sức so với ban đầu.
  • Bước 6: Tiếp tục lặp lại thao tác trong 5 lần.
  • Bước 7: Siết thật chặt và giải phóng các cơ một cách mạnh mẽ.

3. Tập hít thở sâu

Thực hành thở sâu là một bài tập đơn giản để bệnh nhân táo bón có thể cải thiện chức năng tiêu hóa, đồng thời giảm bớt các căng thẳng. Điểm tuyệt vời của bài tập này là bạn chỉ mất vài phút để thực hiện và có thể tập ở bất cứ đâu.

Bài tập hít thở sâu còn được gọi là “kỹ thuật 4-7-8”, tiến hành theo các bước sau đây:

  • Ngồi dựa thẳng lưng trên ghế, chân xếp bằng, 2 tay đặt thoải mái lên chân.
  • Từ từ thở ra bằng miệng theo từng hơi thở nhỏ nhưng dứt khoát và cho đến khi cảm thấy hít hơi.
  • Tự đóng miệng lại và hít vào bằng mũi trong 4 giây.
  • Giữ hơi thở trong 7 giây.
  • Thở ra hoàn toàn bằng miệng trong 8 giây.

Lặp đi lặp lại bài tập này trong 15-20 lần.

bài tập hít thở chữa táo bón
Hít thở sâu giúp khí lưu thông tốt và nhuận tràng.

XEM THÊM: 5 mẹo chữa táo bón cấp tốc giúp khỏi ngay lập tức

4. Tập yoga giảm táo bón

Yoga chữa táo bón là một cách tuyệt vời để giúp ruột của chúng ta chuyển động, từ đó giảm tình trạng táo bón một cách đáng kể. Theo đó, một số tư thế yoga sẽ mang đến công dụng xoa bóp đường tiêu hóa và đồng thời giúp chất thải di chuyển dễ dàng qua ruột non. Sau đây là 3 tư tế yoga mà người bị táo bón có thể tham khảo:

  • Tư thế giảm gió

Đúng như tên gọi, tư thế yoga này giúp giảm bớt sự khó chịu do đầy hơi, cũng như kích thích ruột và cải thiện tổng thể về tiêu hóa.

Để thực hiện tư thế này, bạn bắt đầu bằng việc nằm thẳng (lưng chạm đất) với 2 chân mở rộng thành hình chữ V. Bước tiếp theo, bạn từ từ nâng đầu gối phải lên sao cho chạm đến ngực và giữ nó ở vị trí bằng 2 tay trong 20 nhịp thở.

Nhẹ nhàng thả đầu gối xuống và để chân mở rộng hoàn toàn trước mặt. Lặp lại động tác này tương tự với chân trái (20 nhịp thở). Cuối cùng, giữ cả 2 chân áp vào ngực và hít thở sâu.

  • Tư thế xoay xoắn

Nếu bạn chỉ mới tập yoga được vài lần hoặc thậm chí chưa biết gì về yoga thì đây vẫn là một tư thế thích hợp dành cho bạn. Không chỉ dễ làm, nó còn có thể cải thiện được tình trạng táo bón một cách đáng kể.

Thực hiện tư thế như sau: Đầu tiên, bạn cần ngồi thoải mái trên sàn với 2 chân mở rộng tối đa (tùy theo mức độ dẻo dai của từng người) sau đó đưa đầu gối trái lên sao cho lòng bàn chân tiếp xúc với mặt đất, co lại cho gót bàn chân chạm mông.

Từ từ xoay bằng cách đặt khuỷu tay phải ở phía đối diện với đầu gối trái, mắt nhìn qua vai trái. Bạn cần giữ nguyên tư thế này trong 5 nhịp thở sâu và nhẹ nhàng thở ra. Thực hiện thao tác tương tự ở phần đối xứng của cơ thể.

  • Tư thế xoắn

Trong các bài tập yoga, có một tư thế khá đơn giản nhưng hiệu quả lại rất cao trong việc xoa bóp đường tiêu hóa và kích thích lưu lượng máu đến cơ bụng.

Đầu tiên, người bệnh nằm thẳng trên thảm tập và từ từ đưa cả 2 đầu gối lên trên ngực, giữ nguyên tư thế và duỗi thẳng chân trái ra. Sau đó giữ vai ép sát thảm tập, di chuyển đầu gối phải đi ngang qua trái, mắt nhìn về phía bên phải.

Bệnh nhân cần giữ tư thế này trong 20 nhịp thở và sau đó thả lỏng cơ thể ra. Lặp lại tương tự ở phía đối diện của cơ thể cũng trong 20 nhịp thở. Có thể thực hiện 2 hoặc 3 lần tùy theo tình trạng sức khỏe của mỗi người.

5. Bài tập massage tai

Tai của chúng ta là một trong những bộ phận nhạy cảm trên cơ thể, trên tai có rất nhiều huyệt vị với chức năng phản xạ và kết nối với các bộ phận khác bên trong cơ thể.

Dùng tay để vuốt tai trong 30 giây mỗi ngày có thể thúc đẩy quá trình hồi phục của hệ thống thần kinh, đồng thời giúp đào thải chất thải cứng bên trong ra ngoài thuận lợi hơn. Bài tập massage tai được thực hiện theo những bước sau:

  • Bước 1: Quay ngược bàn tay ra ngoài (hướng lòng bàn tay về phía trước).
  • Bước 2: Dùng ngón trỏ và ngón cái nhẹ kéo vuốt vành tai.
  • Bước 3: Tiếp tục vuốt nhẹ nhàng và di chuyển theo hướng từ xoáy lỗ tai ra (theo hình vòng cung).
  • Bước 4: Với một lực mạnh hơn, dùng ngón trỏ và ngón cái véo vào vành tai, kéo ra ngoài giống như muốn làm thẳng vành tai nhưng không làm đau tai.

Lưu ý, bạn luôn phải tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa xương khớp trước khi bắt đầu bất kì bài tập chữa táo bón tại nhà nào. Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên về điều trị y khoa. Và cuối cùng, tất cả các phương pháp điều trị không cần thuốc đều cần có sự kiên trì, đều đặn trong thực hiện.

HỮU ÍCH

Cách xoa bụng chữa táo bón cho trẻ

Cách xoa bụng chữa táo bón cho trẻ đơn giản, hiệu quả

Táo bón là tình trạng đại tiện khó khăn thường gặp nhiều ở trẻ em do nhiều nguyên nhân như...

Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị táo bón và cách trị

Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị táo bón và cách trị

Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị táo bón khiến nhiều bà mẹ bỉm sữa hoang mang, lo lắng....

Bà bầu bị táo bón có dùng được thuốc thụt không?

Bà bầu bị táo bón có dùng được thuốc thụt không?

Bà bầu bị táo bón có dùng được thuốc thụt không? Đây là thắc mắc được nhiều người quan tâm...

Bị táo bón do uống kháng sinh và cách khắc phục

Táo bón là một trong những tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc kháng sinh. Táo bón do uống...

Nhuận tràng là gì? 15 thức ăn nhuận tràng nên bổ sung

Nhuận tràng là gì? 15 thức ăn nhuận tràng nên bổ sung

Bổ sung thức ăn nhuận tràng là một trong những yếu tố “then chốt” giúp người bị táo bón đi...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *