Ngứa ngoài da là bệnh gì? Cách xử lý và chữa trị

Ngứa ngoài da là triệu chứng thường gặp khi bạn bị dị ứng với mỹ phẩm, nọc độc côn trùng hoặc khi mắc các bệnh lý về da liễu. Nếu không được xử lý đúng cách, da bạn rất dễ bị nhiễm trùng và để lại sẹo thâm. Dưới đây là những thông tin chi tiết về nguyên nhân gây bệnh ngứa ngoài da và cách điều trị để bạn tham khảo.

Ngứa ngoài da là gì?

Ngứa ngoài da là cảm giác ngứa ngáy râm ran hoặc dữ dội trên bề mặt da. Đôi khi, cơn ngứa còn có thể kèm theo một số triệu chứng bất thường khác như sưng đỏ da, nổi mẩn, phát ban… Cảm giác ngứa da có thể chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn hoặc kéo dài và tăng nặng hơn vào ban đêm khiến người bệnh vô cùng khó chịu, thậm chí bị mất ngủ.

Suốt nhiều năm chịu đựng căn bệnh á sừng đầy “ám ảnh”, ông Nguyễn Thế Tình (Hạ Long, Quảng Ninh) đã lành bệnh chỉ sau 1 tháng sử dụng Thanh bì Dưỡng can thang.
ngứa ngoài da
Hình ảnh bệnh ngứa ngoài da

Tình trạng ngứa ngoài da thực chất là những phản ứng tự vệ của cơ thể để kháng lại những kích thích có hại. Đồng thời, các thực bào và dưỡng bào cũng sẽ tiết ra các chất histamine tạo nên tình trạng ngứa ngáy dữ dội trên bề mặt da.

Mọi đối tượng đều có thể bị ngứa ngoài da một vài lần trong đời. Hiện tượng này thường xảy ra ở những người có làn da khô hoặc do tác dụng phụ của thuốc. Tuy nhiên, nếu bạn bị ngứa ngoài da kéo dài thì nên thận trọng bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề về sức khỏe.

Nguyên nhân gây ngứa ngoài da

Hiện tượng ngứa ngoài da do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể là do các dị nguyên hoặc do các bệnh lý bên trong cơ thể. Cụ thể như sau:

  • Bệnh da liễu: Ngứa da thường là do các bệnh lý như nổi mề đay, nấm da, viêm da cơ địa, vảy nến, ghẻ, bệnh eczema, chốc lở…
  • Da bị khô: Tình trạng da bị khô, mất nước hoặc do nhiệt độ môi trường xung quanh cũng khiến bạn dễ bị ngứa da. Triệu chứng phổ biến thường thấy là da bị ngứa, có những vết nứt. Hiện tượng này thường thấy ở chân, cánh tay, bụng.
  • Thức ăn: Bề mặt da bị ngứa ngáy sau khi bạn ăn một loại thực phẩm nào đó không phải là trường hợp hiếm gặp. Đây là phản ứng của hệ miễn dịch khi ăn phải thức ăn cơ thể không tiếp nhận được. Có một số loại thực phẩm rất dễ gây dị ứng, ngứa da như hải sản, sữa, trứng, đậu phộng, nghêu, sò, lúa mì, đậu nành…
  • Dị ứng: Bệnh dị ứng xảy ra do cơ thể không thích nghi được khi thời tiết thay đổi, do tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa, dị ứng lông chó mèo, mỹ phẩm kém chất lượng… và thường kèm theo đó là tình trạng phát ban trên da bệnh nhân. Triệu chứng ngứa ngoài da và phát ban xuất hiện vài giờ sau khi tiếp xúc với chất dị ứng. Nếu nặng sẽ gây khó thở và nguy hiểm tính mạng, nên cần được cấp cứu kịp thời.
  • Nhiễm nấm Candida: Đây là loại nấm thường ký sinh trong cơ thể người. Nếu nấm candida có điều kiện phát triển thì sẽ sinh sôi rất nhanh và gây nên tình trạng ngứa ngáy dữ dội ngoài da. Những cơn ngứa thường gặp là ở nách, mông, kẽ ngón tay, ngón chân… Và nếu nấm phát triển mạnh dễ tạo mụn mủ gây hiện tượng bội nhiễm trên da.
  • Côn trùng cắn đốt: Các vết cắn từ côn trùng và nọc độc từ chúng tạo nên những phản ứng của hệ miễn dịch. Bạn sẽ thấy da mình bị ngứa ngáy, sưng phù và thậm chí là bong tróc vảy do lông, ngòi từ vết cắn đưa vào cơ thể.
  • Bệnh thận: Thận gặp trục trặc khiến việc lọc và đào thải độc tố ra ngoài gặp nhiều khó khăn. Lúc này, chất độc tích tụ nhiều dưới da khiến bệnh nhân thường xuyên bị các cơn ngứa ngáy dữ dội hành hạ, có khi gãi quá nhiều gây xước da.
  • Rối loạn chức năng gan: Chức năng gan bị suy yếu cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng tiêu hóa và chuyển hóa chất dinh dưỡng. Tình trạng này khiến bạn bị ngứa da toàn thân kèm theo sự xuất hiện của nhiều nốt mụn đỏ trên da, nhất là ở lưng hoặc trên mặt.
  • Tác dụng phụ của thuốc Tây: Một số loại thuốc tân dược khi sử dụng trong thời gian dài có thể gây nhiều tác dụng phụ cho cơ thể, trong đó có tình trạng ngứa ngoài da. Ngoài ra, dị ứng thuốc cũng là một trong những vấn đề thường gặp khiến da bị nổi phát ban ngứa vô cùng khó chịu.

Dấu hiệu ngứa ngoài da

Tình trạng ngứa ngoài da thường có những triệu chứng đặc trưng như:

  • Bề mặt da bị ngứa râm ran hoặc ngứa ngáy dữ dội. Tình trạng này thường chỉ ảnh hưởng đến một vùng nhỏ trên cơ thể. Trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể bị ngứa da toàn thân.
  • Bạn có thể bị ngứa từng cơn hoặc ngứa thường xuyên và phải liên tục dùng tay gãi
  • Bề mặt vùng da bị ngứa thường đỏ, đôi khi sẫm màu hơn bình thường. Một số trường hợp da nổi sẩn, có các mảng phù hoặc xuất hiện nhiều mụn nước nhỏ li ti trên da.
  • Cơn ngứa có thể tăng nặng hơn sau khi tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa
  • Việc sử dụng tay để gãi có thể thỏa mãn được cơn ngứa nhưng đôi khi lại kích thích cơn ngứa trở nên dữ dội hơn. Việc cào gãi mạnh lên da cũng rất dễ khiến bề mặt da bị trầy xước, chảy máu hoặc nhiễm trùng.
  • Cảm giác ngứa ngoài da có thể xuất hiện bất cứ lúc nào hoặc kéo dài cả ngày lẫn đêm. Điều này khiến cho không ít các trường hợp bị mất ngủ hoặc cảm thấy bất tiện, kém tự tin mỗi khi giao tiếp với người khác.
bệnh ngứa ngoài da và cách điều trị
Tình trạng ngứa ngoài da có thể ảnh hưởng đến toàn thân khiến bạn vô cùng khó chịu

Các bệnh ngứa ngoài da

Triệu chứng ngứa ngoài da có thể được bắt gặp khi bạn mắc các bệnh lý sau:

1. Dị ứng

Dị ứng là phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch khi cơ thể tiếp xúc với các chất lạ. Lúc này, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều kháng nguyên để tấn công vào vật lạ và quá trình này sẽ giải phóng nhiều histamin, từ đó dẫn đến phản ứng viêm, ngứa ngoài da.

Nhiều loại dị ứng có thể gây ngứa ngoài da như:

  • Dị ứng thực phẩm: Các thức ăn dễ gây dị ứng bao gồm đậu phộng, trứng, hải sản, thức ăn nhanh chứa nhiều chất bảo quản… Tuy nhiên, bạn cũng có thể bị dị ứng với bất kỳ thực phẩm nào nếu cơ thể có phản ứng quá mẫn với các chất có trong loại thức ăn đó.
  • Dị ứng nước: Tình trạng dị ứng nước thường xảy ra khi bạn sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm hay đi bơi ở bể tắm công cộng. Trường hợp này da thường bị nổi mẩn đỏ ngứa ngáy dữ dội.
  • Dị ứng côn trùng đốt: Nếu bị các loại côn trùng có nọc độc như kiến đỏ, ong hay sâu đốt, da bạn rất dễ bị dị ứng dẫn đến ngứa ngáy.
  • Dị ứng thời tiết: Thời tiết thay đổi một cách đột ngột, quá lạnh hay quá nóng đều có thể gây kích ứng hệ thống miễn dịch hoạt động mạnh gây ra phản ứng dị ứng trên da. Khi bị dị ứng thời tiết, da bạn có thể nổi nhiều nốt mẩn đỏ, ngứa ngáy toàn thân. Càng gãi, cảm giác ngứa càng tăng nặng hơn. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bị dị ứng thời tiết theo mùa, thường gặp nhất là vào mùa hè.
  • Dị ứng thuốc: Tình trạng dị ứng thuốc xảy ra khi cơ thể quá mẫn với một trong các thành phần của loại thuốc bạn đang sử dụng.
  • Dị ứng mỹ phẩm: Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng, chứa nhiều hóa chất độc hại hoặc có thành phần không phù hợp là những nguyên nhân dẫn đến dị ứng mỹ phẩm. Ngứa ngoài da là triệu chứng không thể tránh khỏi.

2. Bệnh nổi mề đay

Bệnh nổi mề đay là tình trạng sưng phù của niêm mạc và các mao mạch dưới da khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Lúc này da bạn sẽ xuất hiện các nốt sẩn phù màu trắng hay hồng nổi rõ trên bề mặt da. Vùng da bị ảnh hưởng có cảm giác rất ngứa. Nốt sẩn có thể lặn đi sau một thời gian ngắn nhưng cũng có thể xuất hiện trở lại.

3. Vẩy nến

Bệnh vẩy nến cũng có thể gây ngứa ngoài da. Cảm giác ngứa tăng lên khi bị căng thẳng, khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc khi da bị đổ nhiều mồ hôi. Vùng da bị bệnh thường có màu đỏ, trên bề mặt xuất hiện nhiều vẩy trắng đục. Lớp vẩy này có thể bong ra mỗi khi gãi ngứa.

các bệnh ngứa ngoài da
Vảy nến là một trong những bệnh ngứa ngoài da thường gặp

4. Bệnh ghẻ gây ngứa ngoài da

Ghẻ là một dạng bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng Sarcoptes Scabiei gây ra. Chúng chủ yếu tấn công vào các vùng da ở kẽ tay, kẽ chân, bụng hay bẹn khiến cho khu vực này bị ngứa ngáy, nổi mụn nước.

5. Bệnh zona thần kinh

Khi tấn công vào cơ thể, virus varicella-zoster chủ yếu gây tổn thương cho các dây thần kinh cảm giác. Chúng gây nổi chùm mụn nước trên da dọc theo dây thần kinh. Kèm theo đó là cảm giác đau rát, ngứa ngáy ngoài da và nhiều triệu chứng khó chịu khác.

Virus varicella-zoster cũng là thủ phạm gây bệnh thủy đậu. Vì vậy, các trường hợp bị zona thần kinh thường có tiền sử mắc bệnh thủy đậu trước đây. Sau khi điều trị khỏi bệnh, một lượng virus vẫn còn tồn tại trong cơ thể và khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ tấn công vào dây thần kinh.

6. Bệnh Eczema

Bệnh eczema còn được gọi là bệnh chàm da hay bệnh tổ đỉa. Bệnh gây nổi mụn nước ngứa trên bề mặt da và khiến vùng da bị tổn thương trở nên dày hơn. Một số trường hợp còn bị nứt da gây cảm giác đau rát khó chịu.

7. Nấm da đầu

Nếu bạn thường xuyên bị ngứa da đầu kèm theo tình trạng nổi gàu, đau rát hoặc tạo vảy trên da đầu thì nên thận trọng với bệnh nấm da đầu. Các chủng vi nấm gây bệnh chủ yếu là Trichophyton hay Microsporum. Chúng có thể phát triển mạnh khi da đầu thường xuyên bị ẩm ướt vì đổ nhiều mồ hôi, để tóc ướt khi đi ngủ hoặc do tuyến bã nhờn trên đầu hoạt động mạnh.

8. Các vấn đề về gan

Sử dụng thực phẩm kém an toàn, hút thuốc lá, lạm dụng bia rượu hoặc nhiễm trùng virus, vi khuẩn … là những nguyên nhân khiến gan bị nhiễm độc, tổn thương. Tình trạng này có thể gây ngứa ngoài da, nổi mụn nhọt và suy giảm chức năng gan.

9. Bệnh suy thận

Ngứa ngoài da cũng là một biểu hiện của bệnh suy thận. Khi chức năng thận bị suy giảm nghiêm trọng, độc tố trong máu không được đào thải hết mà tích tụ lại dưới da gây nổi mẩn ngứa, phát ban, mụn nhọt, phù nề, tăng huyết áp…

Điều trị ngứa ngoài da

Bệnh ngứa ngoài da chủ yếu được điều trị bằng phương pháp nội khoa với thuốc bác sĩ kê đơn. Trường hợp bị ngứa nhẹ, bạn có thể thử áp dụng một số mẹo tự nhiên để xoa dịu cơn ngứa một cách an toàn.

1. Thuốc trị ngứa ngoài da

Các loại thuốc chữa ngứa ngoài da thường được chỉ định bao gồm:

  • Thuốc kháng histamin: Loại thuốc này có khả năng ức chế hoạt động của histamin, chống dị ứng, qua đó làm giảm cảm giác ngứa ngáy, viêm đỏ ngoài da. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng histamin dạng bôi hay dạng uống tùy theo mức độ nghiêm trọng và phạm vi da bị ngứa. Các thuốc kháng histamin thường được sử dụng bao gồm Clorpheniramin maleat, Loratadin, Cetirizine…
  • Thuốc gây tê tại chỗ: Loại thuốc này có tác dụng giảm ngứa ngoài da bằng cách ức chế tạm thời các dây thần kinh giao cảm dưới da, ngăn chặn quá trình truyền phát tín hiệu ngứa về hệ thần kinh trung ương. Thuốc thường được chỉ định cho các trường hợp bị ngứa da do côn trùng đốt hoặc ngứa tay chân.
  • Thuốc kháng nấm: Sử dụng thuốc kháng nấm là cần thiết đối với các trường hợp bị ngứa ngoài da do nhiễm trùng nấm.
  • Thuốc kháng sinh: Bạn có thể được chỉ định thuốc kháng sinh tại chỗ hoặc thuốc có tác dụng toàn thân trong trường hợp da bị bội nhiễm hoặc ngứa ngáy kéo dài do nhiễm ký sinh trùng.
bí quyết trị bệnh ngứa ngoài da
Các loại thuốc trị ngứa ngoài da chủ yếu được bào chế ở dạng bôi có tác dụng tại chỗ

2. Cách chăm sóc, điều trị tại nhà khi bị ngứa ngoài da

Việc chăm sóc da đúng cách kết hợp với các mẹo tự nhiên có thể giúp hỗ trợ giảm nhẹ cơn ngứa ngoài da. Dưới đây là một số giải pháp đang được dân gian áp dụng để trị ngứa ngoài da tại nhà:

Dùng bột yến mạch giảm ngứa ngoài da

Bột yến mạch từ lâu được xem là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Bạn có thể dùng sản phẩm này để làm dịu cảm giác ngứa ngáy cho da khi bị kích ứng. Trong bột yến mạch có khá nhiều thành phần có lợi cho da, trong đó có omega – 3 và omega – 6 giúp da của bạn giảm ngứa ngáy hiệu quả.

Bạn dùng bột yến mạch mềm mịn hòa tan với nước ấm, sau đó thoa lên da một lượng vừa đủ và thư giãn trong 10 – 15 phút để làm giảm cảm giác ngứa ngáy. Nên pha theo tỷ lệ một muỗng canh bột yến mạch và một cốc nước ấm để tạo nên hỗn hợp đặc sệt, không quá lỏng để vừa đủ cho bạn dùng.

+ Bí quyết trị bệnh ngứa ngoài da bằng bạc hà và lô hội

Lá bạc hà và lô hội từ lâu được đánh giá là những loại thảo dược có khả năng giảm ngứa ngáy, sưng đỏ trên da hiệu quả, nhất là tình trạng kích ứng, ngứa ngoài da khi bị cháy nắng hoặc do muỗi đốt.

Trong lô hội có chất gel nhờn giúp làm dịu vùng da bị ngứa, còn tinh dầu trong lá bạc hà giúp làm mát và giảm kích ứng. Để chữa ngứa ngoài da, bạn chỉ cần lấy một ít tinh dầu bạc hà hoặc gel nha đam thoa trực tiếp lên vùng da bị ảnh hưởng mỗi ngày 2 – 3 lần.

+ Dùng kem dưỡng ẩm

Khi da bị ngứa ngáy và kích ứng thì bạn nên dùng một số loại kem dưỡng ẩm để làm dịu và tái tạo những tế bào bị tổn thương trên da. Các sản phẩm này sẽ cung cấp độ ẩm cần thiết cho da. giúp da ngậm đủ nước.

Loại kem dưỡng ẩm được khuyến cáo sử dụng cho người bị ngứa ngoài da là những sản phẩm được chiết xuất từ các thành phần thiên nhiên như mật ong, nha đam, dầu ô liu hay dầu dừa… Chúng vừa có tác dụng làm dịu cơn ngứa, vừa giúp sát khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng da.

Hạn chế gãi da

Khi bạn bị ngứa, việc đưa tay lên da để gãi là phản xạ tự nhiên. Nhưng điều này không giúp ích gì, nó có thể khiến da của bạn xây xước và gây nhiễm trùng da. Thay vào đó, bạn có thể áp dụng một số mẹo giảm ngứa tự nhiên như chườm nóng hay chườm lạnh để đảm bảo an toàn cho da.

cách chăm sóc khi bị ngứa ngoài da
Khi bị ngứa ngoài da, bạn nên hạn chế gãi ngứa bởi thành động này có thể khiến da bị tổn thương

+ Duy trì chế độ ăn uống có lợi:

Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học có thể giúp hỗ trợ làm dịu cơn ngứa, giảm các kích ứng và ngăn ngừa tình trạng ngứa ngoài da tái phát trở lại. Bạn nên thường xuyên bổ sung vitamin A, C, E cho da bằng cách ăn các thực phẩm như trái cây có múi, khoai lang, rau xanh, đu đủ, súp lơ, cà chua. Chúng giúp làm tăng sức đề kháng cho da, ổn định hoạt động của hệ miễn dịch, đồng thời chống lại các tác nhân gây hại cho da.

Ngoài ra, các thực phẩm giàu Omega 3 như hạt óc chó, cá hồi, dầu gan cá tuyết cũng góp phần tích cực trong việc chống viêm, tăng cường chuyển hóa các chất dinh dưỡng có lợi cho da. Hạn chế ăn thịt đỏ, cá biển, đồ cay nóng, các thức ăn nhiều dầu mỡ hay bất cứ thực phẩm nào khiến bạn bị dị ứng, ngứa ngoài da sau khi sử dụng.

Cách ngăn ngừa ngứa ngoài da

Tình trạng ngứa ngoài da xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, để phòng ngừa và điều trị ngứa da hiệu quả, trước tiên bạn cần loại bỏ được các yếu tố nguy cơ. Song song đó, cần duy trì lối sống lành mạnh và chăm sóc da đúng cách để cải thiện sức đề kháng cho da.

Dưới đây là một số phương pháp bạn có thể áp dụng để phòng ngừa ngứa ngoài da:

  • Uống nhiều nước để thanh lọc, đào thải độc tố cho da. Bạn nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày nếu đã trưởng thành. Bổ sung thêm nước ép hoa quả tươi để cung cấp vitamin và khoáng chất giúp làn da có sức đề kháng tốt hơn khi bị virus, vi khuẩn hay nấm tấn công.
  • Sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ và có tính mát, giúp đào thải độc tố cho da. Chẳng hạn như rau diếp cá, củ cải, cà chua, bí xanh, cam, dưa hấu…
  • Hạn chế ăn thịt đỏ, hải sản nếu bạn có cơ địa dị ứng
  • Tránh để da tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, chất tẩy rửa hay các yếu tố dị nguyên
  • Bảo vệ da cẩn thận không để bị côn trùng cắn
  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da chứa thành phần phù hợp. Nếu có làn da nhạy cảm, bạn nên ưu tiên sử dụng các loại mỹ phẩm được bào chế từ thành phần tự nhiên. Tránh sử dụng kem trộn, kem tẩy trắng hay các sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ khiến bạn bị dị ứng mỹ phẩm dẫn ngứa ngoài da.
  • Mặc quần áo thoáng mát có chất liệu cotton thấm hút mồ hôi tốt. Không mặc quần áo bó sát hoặc có chất liệu thô cứng khiến da bị bí bách, khó thoát mồ hôi sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây ngứa da.
  • Tránh lạm dụng các chất kích thích gây hại cho da như rượu, bia, cà phê hay thuốc lá
  • Sống vui vẻ, lạc quan, sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi cho hợp lý, không để đầu óc bị căng thẳng quá mức sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề về da, bao gồm cả tình trạng ngứa ngoài da.
  • Giữ gìn vệ sinh da bằng cách tắm rửa, thay quần áo thường xuyên. Tránh để da đổ quá nhiều mồ hôi.
  • Thường xuyên giặt giũ chăn màn, quần áo, vỏ gối bởi đây là những vật dụng thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với da. Chúng có thể ẩn chứa nhiều vi khuẩn và nấm gây ngứa ngoài da.

Có thể bạn chưa biết

TIN NÊN XEM:

Rạn da có thể được điều trị nhanh, hiệu quả nhờ các phương pháp giải phẫu thẩm mỹ.

Tìm hiểu phương pháp trị rạn da bằng phẫu thuật thẩm mỹ

Điều trị rạn da nhờ phẫu thuật thẩm mỹ đang là xu hướng, được nhiều người chọn lựa hiện nay....

zona thần kinh bội nhiễm

Zona thần kinh bội nhiễm là gì? Cách điều trị

Cần hết sức cẩn trọng khi bệnh zona thần kinh xuất hiện tình trạng bội nhiễm. Bởi lúc này tổn...

Bật mí 10 cách giảm ngứa khi bị chàm đơn giản tại nhà

Bên cạnh triệu chứng nổi mụn nước, bong tróc, khô da thì ngứa ngáy cũng là biểu hiện mà hầu...

viêm da cơ địa và những điều cần biết

Viêm Da Cơ Địa: Hình Ảnh, Dấu Hiệu, Cách Chữa Trị Bệnh

Bệnh viêm da cơ địa là tình trạng viêm nhiễm mãn tính trên da với những biểu hiện như da...

Bệnh chàm eczema: Nhận biết triệu chứng và cách điều trị hiệu quả nhất

Bệnh chàm - eczema là một trong những căn bệnh viêm da mãn tính chiếm tỉ lệ mắc khá cao....

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.