Thuốc Loratadine có tác dụng gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Loratadine là một loại thuốc kháng histamin thường được sử dụng làm giảm các triệu chứng dị ứng như sổ mũi, hắt hơi, ngứa ngáy,…

Loratadine
Thuốc Loratadine làm giảm những triệu chứng dị ứng
  • Tên hoạt chất: Loratadine
  • Tên biệt dược: Alavert®, Claritin®
  • Nhóm thuốc: thuốc kháng histamin

I. Thông tin về thuốc Loratadine

1. Thành phần

Thành phần chính là Loratadine cùng các tá dược như Lactose monohydrate, microcrystalline cellulose (E460), maize starch, magnesium stearate.

2. Dạng bào chế

Thuốc này có sẵn ở các dạng:

  • Viên nén 10mg
  • Thuốc lỏng 5mg trong 5mL
  • Viên nén nhai 5mg
  • Viên nén tan rã 5mg, 10mg
  • Viên con nhộng 10mg

3. Công dụng

Loratadine là một loại thuốc kháng histamin không kê đơn, hoạt động bằng cách ngăn chặn sự giải phóng histamin – một chất hóa học mà cơ thể sản sinh ra khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Nó được sử dụng để làm giảm các triệu chứng dị ứng của:

Thuốc cũng được sử dụng để làm giảm phản ứng dị ứng với thực phẩm, vết cắn, vết đốt của côn trùng. Tuy nhiên, Loratadine không ngăn ngừa nổi mề đay hay các phản ứng dị ứng da khác.

4. Cách sử dụng

Nếu bạn đang tự dùng Loratadine để điều trị thì nên đọc kỹ hướng dẫn trên nhãn thuốc trước khi sử dụng. Còn nếu được bác sĩ kê đơn, hãy uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không dùng thuốc với liều lượng nhiều hơn hay sử dụng trong thời gian dài vì có thể làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ.

Mỗi dạng bào chế có một số lưu ý khi sử dụng, chẳng hạn:

  • Viên nén: Nuốt viên nén với nước lọc, sữa hoặc nước trái cây. Không nên nhai, nghiền nát mà hãy nuốt toàn bộ.
  • Viên nén tan rã: Đặt thuốc trên lưỡi để nó tự tan rã, không nghiền nát khi lấy thuốc khỏi gói.
  • Viên nén nhai: Nhai kỹ viên thuốc và nuốt.
  • Thuốc lỏng: Dùng công cụ đo liều để xác định liều lượng, không nên sử dụng muỗng cà phê vì nó không cung cấp đúng liều lượng.

5. Liều dùng

+ Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 10mg mỗi ngày một lần. Viên nén có thể được dùng mà không cần đến giờ ăn.

+ Trẻ em từ 2 đến 12 tuổi:

  • Trọng lượng cơ thể hơn 30kg: 10mg mỗi ngày
  • Trọng lượng có thể dưới 30kg: chỉ dùng chất lỏng với 5 ml (tương đương 5 mg) mỗi ngày.

Người bệnh không nên dùng quá 10 mg mỗi ngày, trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Quá liều làm tăng nguy cơ bị buồn ngủ nghiêm trọng, nhịp tim nhanh và đau đầu ở người lớn. Còn trẻ em sẽ có biểu hiện như những người mắc bệnh Parkinson.

Lưu ý: Liều dùng có thể khác nhau giữa các bệnh nhân, tùy thuộc vào từng tình trạng, mức độ bệnh. Nên sử dụng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không thay đổi liều lượng khi không có sự cho phép.

6. Chống chỉ định và thận trọng

Loratadine được dùng cho người lớn và trẻ em từ 2 tuổi trở lên. Tuy nhiên, những người dị ứng (quá mẫn cảm) với Loratadine hoặc các thành phần khác, bị bệnh phenylketon niệu không nên sử dụng thuốc này.

Bạn cũng nên nói chuyện với bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng thuốc này nếu gặp một số vấn đề về sức khỏe như:

  • Đã bị ứng với một số loại thuốc hoặc thực phẩm trong quá khứ
  • Bị suy gan nặng
  • Không dung nạp hoặc không thể hấp thụ một số loại đường như lactose hoặc sucrose
  • Mắc chứng động kinh
  • Bệnh rối loạn chuyển hóa Porphyria
  • Được chỉ định làm xét nghiệm dị ứng (vì thuốc Loratadine có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm)
  • Phụ nữ đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú
sử dụng Loratadine
Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng thuốc Loratadine

7. Bảo quản

Bảo quản thuốc ở nơi khô mát, có nhiệt độ phòng dưới 25 độ C. Tránh những nơi ẩm ướt, nhiệt độ cao và giữ xa tầm tay trẻ em.

II. Những điều cần lưu ý khi sử dụng

1. Khuyến cáo

  • Loratadine được phân loại là thuốc kháng histamin không gây buồn ngủ nhưng một số người vẫn có thể bị buồn ngủ. Vì vậy nên hạn chế lái xe, vận hành máy móc hay thực hiện hoạt động đòi hỏi sự tỉnh táo.
  • Không uống rượu trong khi sử dụng thuốc Loratadine vì có thể làm tăng nguy cơ buồn ngủ
  • Không sử dụng Loratadine để điều trị mề đay bị bầm tím hoặc phồng rộp.
  • Ngừng dùng thuốc này nếu các triệu chứng không được cải thiện trong 3 ngày đầu điều trị hoặc mề đay kéo dài hơn 6 tuần.
  • Nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng của tác dụng phụ nào hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
  • Nói với bác sĩ nếu bạn đang sử dụng thuốc kê toa, không kê toa, thảo dược hoặc vitamin để tránh tương tác thuốc có thể xảy ra.

2. Tác dụng phụ

Tương tự các loại thuốc khác, Loratadine có thể gây ra một số tác dụng phụ.

+ Tác dụng phụ thường gặp

  • Đau đầu
  • Khô miệng
  • Chảy máu cam
  • Viêm họng
  • Lở miệng
  • Khó ngủ hoặc ngủ không sâu
  • Hồi hộp
  • Suy nhược
  • Đau bụng
  • Tiêu chảy
  • Mắt đỏ hoặc ngứa

+ Tác dụng phụ nghiêm trọng

  • Mề đay
  • Ngứa
  • Sưng mắt/mặt/cổ họng/lưỡi/tay chân
  • Khàn tiếng
  • Khó thở, khó nuốt
  • Khò khè

Hãy thông báo với bác sĩ khi các tác dụng phụ trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài.

Lưu ý: Danh sách này không đầy đủ những tác dụng phụ có thể xảy ra. Người bệnh nên thăm khám với bác sĩ nếu nhận thấy bất cứ triệu chứng khiến bạn lo lắng.

3. Tương tác thuốc

Một số loại thuốc khi được sử dụng chung với Loratadine có thể làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ. Vì vậy hãy thông báo với bác sĩ nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc như:

  • Ranexa (ranolazine)
  • Cordarone, Nexterone hoặc Pacerone (amiodarone)
  • Prezista (darunavir)
  • Sprycel (dasatinib)

Lưu ý: Danh sách này không đầy đủ các loại thuốc có thể tương tác với Loratadine. Vì vậy, người bệnh nên nói với bác sĩ về những loại thuốc kê đơn, không kê đơn, thảo dược hay vitamin mà bạn đang sử dụng.

Trên đây là những thông tin quan trọng về thuốc Loratadine. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về cách sử dụng, liều lượng hay tác dụng phụ thì người bệnh hãy hỏi trực tiếp bác sĩ chuyên môn.

Có thể bạn quan tâm

Dị ứng mỹ phẩm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hiện tượng nổi mề đay, viêm da tiếp xúc, ngứa da... là những triệu chứng thường gặp khi bạn bị...

dị ứng mỹ phẩm nhẹ

Dị ứng mỹ phẩm nhẹ – Dấu hiệu và cách khắc phục

Tình trạng dị ứng mỹ phẩm dù nhẹ hay nặng thì vẫn sẽ khiến làn da bị tổn thương. Chính...

Nổi mẩn đỏ ngứa ở vùng kín nam giới là bị bệnh gì?

Nổi mẩn đỏ ngứa ở vùng kín nam giới là bị bệnh gì?

Nổi mẩn đỏ ngứa ở vùng kín nam giới là một dấu hiệu cảnh báo vùng cơ quan sinh dục...

Bà bầu bị dị ứng thời tiết phải làm sao khắc phục?

Dị ứng thời tiết khi mang thai có thể gây ảnh hưởng đến hơi thở. May mắn là hiện tại...

Viêm da dị ứng ở vùng kín: nguyên nhân và cách điều trị

Viêm da dị ứng ở vùng kín là một trong những dạng bệnh ngoài da có ảnh hưởng nghiêm trọng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *