Bị ngứa da phải làm xét nghiệm gì, ở đâu?

Xét nghiệm da là một trong những cách để xác định những nguyên nhân gây ngứa, dị ứng da, từ đó có giải pháp điều trị đúng hướng. Cần khám và xét nghiệm ở đâu khi bị ngứa, dị ứng da? Cách tiến hành như thế nào?

Mục đích của xét nghiệm da

Người bị ngứa da, dị ứng thường liên quan đến một hoặc nhiều yếu tố kích ứng khác nhau. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng biết mình bị kích ứng, dị ứng với yếu tố nào. Điều này khiến cho việc điều trị ngứa, kích ứng, dị ứng trên da gặp nhiều khó khăn. Xét nghiệm da là một trong những giải pháp giúp xác định đúng nguyên nhân gây kích ứng, dị ứng trên da. Từ đó hỗ trợ việc chẩn đoán, điều trị được đúng hướng, hiệu quả, tiết kiệm thời gian.

Xét nghiệm da là một trong những cách để tìm nguyên nhân dị ứng, ngứa da
Xét nghiệm da là một trong những cách để tìm nguyên nhân dị ứng, ngứa da

Những ai cần thực hiện xét nghiệm da

Xét nghiệm da thường được chỉ định thực hiện cho người mắc một số bệnh có liên quan đến yếu tố kích ứng mà không rõ nguyên nhân. Điển hình là một số nhóm bệnh lý bao gồm:

Nguyên lý thực hiện xét nghiệm da

Xét nghiệm da được thực hiện bằng cách dùng một lượng rất nhỏ các yếu tố được nghi ngờ là gây ra dị ứng, kích ứng trên da của bệnh nhân. Sau đó chất nghi ngờ gây dị ứng được đưa vào da của bệnh nhân bằng nhiều hình thức khác nhau.

Có 4 hình thức xét nghiệm da thường được áp dụng phổ biến, bao gồm:

  • Xét nghiệm chích da (Skin Prick): được thực hiện bằng cách dùng kim hoặc dùng đinh ghim chứa một lượng nhỏ yếu tố gây kích ứng sau đó chích vào một vị trí trên da của bệnh nhân đã được xác định trước đó (thường là da tay).
  • Xét nghiệm xước da (Intradermic test): là một hình thức xét nghiệm da tiến hành bằng cách trích một lượng nhỏ chất gây dị ứng sau đó tiêm vào dưới lớp hạ bì thông qua một ống tiêm vào dưới da của bệnh nhân.
  • Xét nghiệm cạo da (Skin scrape Test): là hình thức xét nghiệm được thực hiện bằng cách cạo bỏ bề mặt của lớp biểu bì trên da.
  • Xét nghiệm dán (Patch test): là một dạng xét nghiệm được thực hiện bằng cách dùng một miếng băng dính có chứa chất gây dị ứng dán lên một vùng da đã được đánh dấu trước đó nhằm theo dõi phản ứng dị ứng trên da của bệnh nhân.

Các yếu tố dị ứng thường được đưa vào xét nghiệm khá đa dạng, gồm có một số loại nấm mốc, các loại mạt, phấn hoa, một số loại thực phẩm như hải sản, một số loại thịt, những loại ngũ cốc,…

Xét nghiệm da bằng phương pháp chích da
Xét nghiệm da bằng phương pháp chích da

Quy trình thực hiện xét nghiệm da

Tương tự như một số xét nghiệm khác, xét nghiệm da cũng cần có quy trình thực hiện riêng biệt. Khi thực hiện xét nghiệm da, bác sĩ sẽ tiến hành các bước theo một thứ tự nhất định để đảm bảo độ an toàn cho bệnh nhân cũng như độ chính xác cho xét nghiệm đó:

  • Kiểm tra lý lịch của bệnh nhân, đặc biệt là các vấn đề về tiền sử bệnh, tương tác thuốc, tiền sử kích ứng, dị ứng của bệnh nhân.
  • Kiểm tra thể chất cho bệnh nhân nhằm đảm bảo các xét nghiệm dị ứng được thực hiện trong ngưỡng an toàn, có thể kiểm soát được, phù hợp với cơ địa của bệnh nhân.
  • Tiến hành đánh giá trang thiết bị, lựa chọn loại thử nghiệm, thiết bị sử dụng trong thử nghiệm và một số yếu tố cần thiết.
  • Tiến hành thực hiện xét nghiệm da, theo dõi tình hình phản ứng sau đó đọc kết quả và ghi nhận lại kết quả của xét nghiệm.

Sau khi đã tiến hành những xét nghiệm da, bác sĩ sẽ theo dõi các phản ứng trên da trong một khoảng thời gian nhất định. Thông thường nếu bệnh nhân bị kích ứng, dị ứng với các yếu tố thử nghiệm, vùng da được thử nghiệm sẽ có phát ban, mề đay, ửng đỏ và một số dấu hiệu khác. Nếu yếu tố thử nghiệm không gây ra bất kỳ phản ứng nào thì có thể khẳng định đó là yếu tố không gây kích ứng, dị ứng cho bệnh nhân.

Xét nghiệm da có thể được thực hiện với nhiều dị ứng nguyên
Xét nghiệm da có thể được thực hiện với nhiều dị ứng nguyên để tìm ra dị ứng nguyên gây kích ứng.

Ưu nhược điểm của xét nghiệm da

Xét nghiệm da là một trong những cách đơn giản để biết chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng kích ứng, dị ứng trên da. Thực hiện xét nghiệm da có thể giúp cho bệnh nhân biết được những yếu tố dị ứng mà mình mắc phải, từ đó giảm được từ 30% – 50% các đợt bùng phát kích ứng, dị ứng và một số vấn đề ngoài da khác.

Tuy nhiên trong một số trường hợp, xét nghiệm da có thể không chính xác, đặc biệt là khi cơ sở xét nghiệm không có sẵn mẫu yếu tố kích ứng, dị ứng. Ngoài ra, một số trường hợp cần xét nghiệm da nhiều lần, gây tốn kém.

Bị ngứa da nên đi khám chữa ở đâu?

Những bệnh nhân bị ngứa da, dị ứng, mắc một số bệnh do kích ứng không rõ nguyên nhân có thể tiến hành xét nghiệm da tại các bệnh viện có chuyên khoa Da liễu, chuyên khoa xét nghiệm. Trước khi thực hiện các xét nghiệm da để tìm dị ứng nguyên, bệnh nhân cần hỏi ý kiến bác sĩ để ngưng dùng tạm thời các thuốc chống dị ứng, thuốc kháng histamine, thuốc corticoid bôi ngoài trong thời gian ít nhất ba ngày để giúp cho kết quả xét nghiệm được chính xác.

Trên đây là một số thông tin tham khảo cần biết về tình trạng ngứa da, các biện pháp xét nghiệm da. Thông tin tham khảo này không có giá trị thay thế cho hướng dẫn điều trị từ bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ bị viêm da cơ địa có tiêm phòng được không?

Tiêm phòng là một trong những biện pháp hữu hiệu để kiểm soát, phòng tránh nhiều bệnh nguy hiểm. Tuy...

dị ứng hải sản ở trẻ

Hiện tượng dị ứng hải sản ở trẻ em cha mẹ không nên xem thường

Hải sản được xếp vào nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng. Trong đó, hiện tượng dị ứng hải sản...

Viêm da nổi mụn nước ngứa là bị bệnh gì, muốn trị phải làm sao?

Viêm da nổi mụn nước là tình trạng thương tổn có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau....

Bị viêm nang lông nên dùng sữa tắm gì?

5 sữa tắm trị viêm nang lông tốt nhất hiện nay

Khi bị viêm nang lông, nên sử dụng các loại sữa tắm có các thành phần tự nhiên, ít các...

Bệnh viêm da cơ địa có tự khỏi được không bác sĩ?

Nhiều người cho rằng bệnh viêm da cơ địa có thể tự khỏi nên không tiến hành bất cứ biện...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *