Trẻ nổi mẩn ngứa ở tay chân cần nhận biết sớm để điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Môi trường sống ô nhiễm, chế độ sinh hoạt, các thói quen là những tác nhân hàng đầu khiến trẻ nổi mẩn ngứa ở tay chân. Các triệu chứng mẩn ngứa thường gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của trẻ.

Nguyên nhân gây mẩn ngứa tay chân ở trẻ và cách nhận biết

Không chỉ là bệnh lý da liễu thông thường, các triệu chứng nổi mẩn ngứa ở tay chân còn thể hiện cho rất nhiều bệnh lý nguy hiểm. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây và biểu hiện cụ thể mà phụ huynh có thể chẩn đoán hiện tượng trẻ nổi mẩn ngứa lòng chân là do các bệnh lý sau đây.

Trẻ nổi mẩn ngứa ở tay và chân
Bé bị nổi mẩn ngứa ở chân là do một số bệnh lý da liễu

1. Bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là một dạng truyền nhiễm cấp tính do non polio enteroviruses gây ra. Trẻ mắc bệnh tay chân miệng bằng đường tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua các vật dụng dùng chung. Tay chân miệng phát triển thành dịch và có nguy cơ gây ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

– Biểu hiện:

  • Triệu chứng đầu tiên khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng thường rất khó nhận biết như: sốt nhẹ khoảng 38 độ C, trẻ biếng ăn, mệt mỏi.
  • Sau khi sốt khoảng 1 – 2 ngày, trẻ bắt đầu có biểu hiện đau miệng, phát ban đỏ, tổn thương phẳng.
  • Tầm 1 – 2 ngày tiếp theo, các tổn thương phẳng bắt đầu sần lên, nổi ban đỏ và hình thành bọng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, mông, gây ngứa ngáy.
  • Lúc này trẻ thường hay quấy khóc, khó chịu, nôn trớ và thường xuyên bị tiêu chảy.

– Yếu tố phổ biến: Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ dưới 10 tuổi, nhưng các trường hợp trẻ thanh thiếu niên vẫn có nguy cơ mắc phải.

– Biến chứng: Chân tay miệng không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu với trẻ mà còn để lại các biến chứng như:

  • Lở loét miệng, cổ họng.
  • Gây đau đớn, khó khăn trong việc nhai, nuốt.
  • Viêm màng não.
  • Viêm não.
  • Làm ảnh hưởng đến tính mạng.

Khi phát hiện trẻ có một trong số những triệu chứng trên, phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.

Hướng dẫn: Cách Phân Biệt Nhiệt Miệng và Tay Chân Miệng Chuẩn Xác Nhất

2. Viêm da cơ địa

Đây cũng là một trong số những triệu chứng da liễu thường gặp nhất ở trẻ em. Tuy không nguy hiểm như chân tay miệng nhưng bệnh cũng để lại những ảnh hưởng nhất định đến chất lượng cuộc sống của trẻ.

Viêm da cơ địa khiến trẻ nổi mẩn ngứa ở tay và chân
Trẻ bị ngứa chân có thể là biểu hiện của chứng viêm da cơ địa

Làn da của trẻ còn khá non nớt và dễ bị tác động bởi các tác nhân bên ngoài như: Nguồn nước sinh hoạt ô nhiễm, tiếp xúc với hóa chất độc hại (thuốc nhuộm, nhựa, chất tẩy rửa, cao su,..), côn trùng đốt, hệ miễn dịch suy yếu khi thời tiết thay đổi,…Theo thống kê của FDA, có khoảng 90% trẻ có nguy cơ dị ứng với các loại thực phẩm trong những năm đầu đời.

Tay, chân và những vị trí da trẻ có tiếp xúc với hóa chất hoặc bị viêm da cơ địa sẽ bị sưng tấy đỏ, ngứa rát và lây lan sang các vị trí khác hoặc gây hiện tượng bội nhiễm.

Tìm hiểu chi tiết: Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ –  Dấu hiệu nhận biết và điều trị

3. Dị ứng thời tiết

Một tác nhân nữa có thể gây nổi mẩn ngứa chân tay ở trẻ đó chính là dị ứng thời tiết. Khi thời tiết thay đổi đột ngột làm cho hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm và chưa kịp thích nghi với môi trường tạo điều kiện cho các kháng thể tự chống đối lẫn nhau.

Ngoài việc nổi mẩn ngứa ở chân, tay hoặc lưng, bụng thì trẻ còn có biểu hiện sổ mũi, hắt hơi liên tục, mắt đỏ, sốt nhẹ vào buổi chiều hoặc tối.

4. Chàm tổ đỉa

– Cũng là một bệnh lý về da liễu thường rất phổ biến ở trẻ em, những người có hệ miễn dịch yếu.

Chàm tổ đỉa có những biểu hiện như ngứa tay chân, nổi mụn nước. Nếu càng tác động vào vết thương, vết ngứa sẽ ngày càng dữ dội hơn. Các triệu chứng này thường xuất hiện nhiều vào ban đêm và những ngày thời tiết ẩm ướt.

Trẻ nổi mẩn ngứa ở tay và chân vì bị chàm di truyền
Chàm khô, chàm tổ đĩa cũng là nguyên nhân nhân gây nổi mẩn ngứa ở trẻ

5. Lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ hệ thống thuộc một dạng suy giảm hệ miễn dịch trong cơ thể trẻ. Lúc này, hệ thống miễn dịch suy yếu nên khiến cho các chức năng ngăn chặn, loại trừ tấn công từ các tác nhân gây hại bị suy yếu hoàn toàn. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh này là do các kháng nguyên trong cơ thể trẻ hoặc do di truyền từ cơ thể mẹ sang con.

 Thời gian đầu, lupus ban đỏ hệ thống không xuất hiện dấu hiệu nào cụ thể. Nhưng khoảng 2 – 3 tuần sau thì trẻ sẽ biểu hiện ra các triệu chứng như đau xương khớp, sốt cao, tức ngực, rụng tóc, loét miệng và đặc biệt là nổi mẩn đỏ ở chân tay và mặt.

6. Thiếu hụt vitamin

Khi trẻ thường xuyên có biểu hiện ngứa tay chân râm ran, cơ thể mệt mỏi, người lờ đờ thì có thể trẻ đang bị thiếu vitamin. Điều này có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, vì vậy các bậc phụ huynh cần phải hết sức chú ý.

7. Khô da

Theo nhận định của bác sĩ Yolanda Ragland, DPM, người sáng lập Fix Your feet: “Trẻ em thường được tắm bằng nước ấm nhưng không được dưỡng ẩm đúng cách.” Điều này có thể khiến cho da tay và chân dễ bị khô, bong tróc.

Ngoài ra, việc khô da còn do yếu tố di truyền, uống nước không đủ hoặc cơ địa nhạy cảm cũng rất dễ khiến cho da bạn bị khô và ngứa ngáy, đặc biệt là ở tay và chân.

Trẻ nổi mẩn ngứa ở tay và chân do khô da
Bệnh ngứa chân ở trẻ em còn do chứng khô da bẩm sinh hoặc tác động của một số bệnh lý

Nếu trẻ bị ngứa tay chân do khô da với các biểu hiện bong tróc như vảy, tay chân nứt nẻ, ngứa ngáy, thì phụ huynh nên tham vấn bác sĩ chuyên khoa để tìm ra sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp. Hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để được khám, xét nghiệm cụ thể.

Tham khảo thêm: Nổi mẩn ngứa có mủ là bệnh gì và cách điều trị?

Trẻ nổi mẩn ngứa ở tay chân điều trị thế nào dứt điểm, an toàn?

Cha mẹ không nên chủ quan khi thấy trẻ nổi mẩn ngứa ở tay chân bởi bệnh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của trẻ. Cần đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ để can thiệp y tế kịp thời. Thêm vào đó, các bậc phụ huynh cũng nên tìm hiểu tham khảo một số phương pháp xử lý đúng cách, hạn chế tối đa bệnh diễn tiến phức tạp. 

Áp dụng một số mẹo dân gian giảm mẩn ngứa

Khi bé bị nổi mẩn ngứa ở chân, tay mà không xuất hiện các triệu chứng toàn thân nghiêm trọng khác, cha mẹ có thể xử lý tình trạng này bằng một số mẹo dân gian sau đây:

  • Bôi nước lá kinh giới: Mẹ hái 1 nắm lá kinh giới tươi sau đó rửa sạch nhiều lần với nước để loại bỏ bụi bẩn. Sau đó giã nhuyễn hoặc xay nát, thêm chút nước lọc rồi chắt lấy nước cốt. Sử dụng nước cốt bôi lên phần da chân, tay mà trẻ bị nổi mẩn. 
Áp dụng một số mẹo dân gian điều trị mẩn ngứa cho trẻ
Áp dụng một số mẹo dân gian điều trị mẩn ngứa cho trẻ
  • Sử dụng lá dâu tằm: Mẹ có thể rửa sạch 1 nắm lá dâu tằm tươi sau đó cho vào nồi. Thêm 2 – 3 lít nước, vài hạt muối tinh rồi đun sôi. Lấy nước dâu, chế thêm nước lạnh sao cho đủ ấm để vệ sinh vùng chân, tay bị nổi mẩn. 
  • Sử nha đam: Mẹ có thể lấy gel nha đam thoa nhẹ nhàng lên vùng da trẻ bị nổi mẩn đỏ, massage nhẹ nhàng khoảng 5 phút sau đó rửa lại bằng nước sạch. 

Sử dụng thuốc Tây để giảm mẩn đỏ, ngứa ngáy cho trẻ

Sau khi thăm khám, xác định nguyên nhân khiến trẻ nổi mẩn ngứa ở chân tay, các bác sĩ có thể kê đơn thuốc phù hợp với thể bệnh và độ tuổi của các bé. 

  • Thuốc kháng sinh: Chỉ được sử dụng trong trường hợp bé bị nổi mẩn ngứa kèm theo mụn mủ. Thuốc có thể bào chế dưới dạng viên uống trực tiếp hoặc bôi ngoài da. 
  • Thuốc kháng hisatamine nhóm H1: Được chỉ định giảm mẩn ngứa ở chân tay cho trẻ do mề đay, dị ứng. 
  • Kem chăm sóc da: Một số loại kem dưỡng da, khử trùng như menthol, Povidon, hoặc phenol loại 0,5%,…

Cha mẹ cần cân nhắc kỹ trước khi cho con trẻ sử dụng thuốc Tây bởi đây là phương pháp tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Tốt nhất nên tham vấn ý kiến bác sĩ thật kỹ, tuân thủ tuyệt đối liều lượng sử dụng cho trẻ.

Chăm sóc trẻ nổi mẩn ngứa ở tay chân đúng cách

Để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng khi trẻ bị ngứa tay chân do các bệnh lý trên, phụ huynh nên chú ý:

– Vệ sinh tay chân trẻ cẩn thận: Bằng nước ấm sau khi trẻ đi vệ sinh hoặc trước khi ăn. Việc vệ sinh tay chân trẻ nên sử dụng khăn lau mềm, gel hoặc nước ấm và không nên dùng sữa rửa tay có mùi, tránh làm cho tình trạng kích ứng trở nên nghiêm trọng hơn.

– Cách ly trẻ với các tác nhân bên ngoài như: Khói bụi, ánh nắng mặt trời, các vật dụng có tính kích ứng da như gấu bông, đồ chơi bị nhiễm khuẩn,..

– Đưa trẻ đến bệnh viện: Đối với trường hợp trẻ có biểu hiện ngứa chân tay kéo dài thì phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện để kịp thời chẩn đoán và điều trị.

Tình trạng bé bị nổi mẩn ngứa ở chân hầu như khá phổ biến và thường gặp ở hơn 90% trẻ em dưới 12 tuổi. Để chẩn đoán đúng bệnh và có cách điều trị phù hợp, phụ huynh không nên tự ý chẩn đoán hay sử dụng thuốc điều trị tại nhà.

Thuocdantoc.vn không cung cấp những thông tin có giá trị thay thế chẩn đoán, điều trị của bác sĩ. Mọi vấn đề về sức khỏe của trẻ, phụ huynh nên tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm

Cách chữa bệnh vảy nến bằng lá trầu không đơn giản tại nhà

Chữa bệnh vảy nến bằng lá trầu không là cách chữa bệnh đơn giản, được nhiều người áp dụng. Bạn...

Viêm Da Dị Ứng Ở Mặt: Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa

Viêm da dị ứng ở mặt là bệnh lý thường xảy ra sau khi tiếp xúc với các chất gây...

Nhộng – Món ăn bổ dưỡng nhưng dễ gây dị ứng

Mặc dù chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe nhưng việc sử dụng nhộng lại tiềm ẩn nguy cơ...

Ghẻ lở là gì? Cách nhận biết, phân biệt và điều trị

Ghẻ lở còn được gọi là bệnh ghẻ Na Uy. Đây một dạng tổn thương da nghiêm trọng xảy ra...

Bệnh vẩy nến có di truyền không? Các yếu tố thúc đẩy

Các nhà nghiên cứu cho rằng gen đóng vai trò quan trọng trong việc dự đoán một người có thể...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *