Biểu hiện bị dị ứng nước và cách trị nhanh nhất

Dị ứng nước là tình trạng làn da bị mề đay, mẩn ngứa tạm thời do tiếp xúc với nước giếng, nước hồ bơi, nước máy,… Các tạp chất, hóa chất có trong những nguồn nước này dễ gây viêm da tiếp xúc cho người có làn da mẫn cảm. Bài viết này trình bày khái quát những biểu hiện của dị ứng nước và gợi ý một số cách điều trị nhanh nhất, bạn đọc có thể tham khảo.

Phóng sự về công tác điều trị mề đay bằng YHCT do VTV2 đăng tải phỏng vấn bệnh nhân khỏi bệnh tại Trung tâm Thuốc dân tộc. [Tham khảo ngay]

Dị ứng nước là gì?

Dị ứng nước là tình trạng cơ địa không tương thích với nguồn nước bệnh nhân đang tiếp xúc, sử dụng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường là: trong nước có chứa một thành tố nào đó không tương hợp với làn da của người sử dụng. Từ đó, cơ thể sẽ có những phản ứng lại các tác nhân không tương thích với da. Trong quá trình cơ thể sản sinh ra các kháng thể để bảo vệ cơ thể, lượng histamine cũng tăng lên đột ngột. Do đó, những biểu hiện của dị ứng sẽ bắt đầu xuất hiện.

Thông thường, những biểu hiện của bệnh sẽ xuất hiện ngay trên bề mặt da. Các chuyên gia Da liễu gọi đó là chứng viêm da tiếp xúc. Uống nước, sử dụng nước trong nấu ăn cũng là những điều kiện khiến cho bạn gặp phải chứng dị ứng nước.

Dị ứng nước thường có những biểu hiện trực tiếp ngay trên bề mặt da.
Dị ứng nước thường có những biểu hiện trực tiếp ngay trên bề mặt da.

Các nguồn nước dễ gây ra tình trạng dị ứng, viêm da tiếp xúc cho người sử dụng là:

  • Nước giếng: Nước giếng có chứa nhiều chất độc, chưa được xử lý và khử trùng. Các chất độc này thường không tương thích với da nên dễ gây viêm da.
  • Nước máy: Nước máy là nước đã qua nhà máy xử lý nước, khử trùng. Tuy nhiên, trong quá trình xử lý nước, nhà máy đã cho vào nước những chất hóa học đặc biệt để làm sạch nước. Những chất này có thể có nồng độ quá đậm đặc hoặc do da người bệnh quá nhạy cảm, nên có thể gây ra chứng dị ứng.
  • Nước hồ bơi: Nước hồ bơi thường chứa nhiều vi sinh vật, vi trùng và một số loại chất hóa học để khử trùng nước. Nếu da người bệnh mẩn cảm với những thành phần chứa trong nước, người bệnh cũng sẽ có nguy cơ bị dị ứng với nước hồ bơi.
  • Nước sông: Với tình trạng ô nhiễm môi trường nước, nước sông có thể chứa nhiều chất độc hại, gây ra tình trạng viêm da khi tiếp xúc.
  • Nước biển: Trong nước biển có chứa một lượng muối lớn và rất nhiều các tạp chất khác. Những thành tố hóa học này có thể gây ra tình trạng bệnh nếu cơ địa không tương thích.
  • Nước ao hồ,…
Một số loại hóa chất trong nước hồ bơi có thể gây ra tình trạng dị ứng.
Một số loại hóa chất trong nước hồ bơi có thể gây ra tình trạng dị ứng.

Dị ứng nước còn là một căn bệnh mạn tính. Tuy nhiên, đây chỉ là một căn bệnh hiếm gặp. Đó là trường hợp cơ thể, làn da của bệnh nhân luôn bị khó chịu mỗi khi gặp nước. Căn bệnh này đang được các nhà khoa học nghiên cứu. Nguyên nhân gây ra căn bệnh này có thể là do di truyền. Làn da người bệnh có những chất không tương thích với hợp chất Hidro và Oxi.

Biểu hiện của chứng dị ứng nước

Thông thường, biểu hiện của chứng dị ứng nước sẽ thể hiện ngay trên bề mặt da và người bệnh có thể cảm nhận được qua xúc giác, thị giác. Trong nhiều trường hợp, bệnh có thể còn có những biểu hiện khác, ở môi trường bên trong cơ thể.

Một số triệu chứng thường gặp của dị ứng nước là:

  • Da nổi mẩn đỏ;
  • Da nổi mề đay, ngứa ngáy;
  • Tình trạng phát ban trên da diễn ra nhanh chóng;
  • Ban đầu, mề đay chỉ xuất hiện ở vùng da tiếp xúc với nước, sau đó lan ra những vùng khác;
  • Da xuất hiện mụn nhọt;
  • Khó thở;
  • Thở khò khè;
  • Choáng váng, mệt mỏi;
  • Khó nuốt;
  • Đau đầu.

Những biểu hiện như khó thở, choáng váng, mệt mỏi,… cho bệnh nhân biết chứng dị ứng nước đang diễn ra ở mức độ nặng.

Da nổi mẩn đỏ, da nổi mề đay, xuất hiện mụn nhọt, mệt mỏi, khó thở,... là những biểu hiện của chứng dị ứng nước.
Da nổi mẩn đỏ, da nổi mề đay, xuất hiện mụn nhọt, mệt mỏi, khó thở,… là những biểu hiện của chứng dị ứng nước.

Dị ứng nước có nguy hiểm không?

Dị ứng nước không phải là căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, đây là căn bệnh gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Những biểu hiện trên da có thể gây đau rát, ngứa ngáy. Nếu chăm sóc không đúng cách, thường xuyên cọ gãi, da có thể sẽ bị trầy xước, bội nhiễm, viêm loét.

Nếu người bệnh gặp phải tình trạng mệt mỏi, choáng váng, đau bụng,… sức khỏe người bệnh có thể bị đe dọa.

Khi bị dị ứng với nước, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để khám và điều trị, không nên chủ quan bỏ qua hoặc tự điều trị tại nhà.

Những cách trị dị ứng nước nhanh nhất

Để việc điều trị dị ứng nước có kết quả tốt, người bệnh cần được bác sĩ xác định đang ở trong trường hợp nào. Nếu người bệnh chỉ đang dị ứng tạm thời, việc điều trị có thể chỉ diễn ra trong vài ngày sẽ khỏi. Nếu người bệnh bị mắc chứng dị ứng mạn tính với nước, việc điều trị cần có thời gian hoặc có thể sẽ không thể điều trị được.

Một số cách chữa trị dị ứng nước nhanh nhất là:

1. Uống thuốc

Khi bị dị ứng, lượng histamine trong cơ thể tăng cao hơn mức bình thường rất nhiều lần. Để cải thiện tình trạng ấy, người bệnh có thể dùng một số loại thuốc kháng histamine. Các loại thuốc uống kháng thụ thể histamine như Dexchlorpheniramin, Hydroxyzine, Chlorpheniramine,… thường sẽ gây ra cảm giác buồn ngủ. Hiện nay, các nhà khoa học đã cho ra đời dòng thuốc kháng histamine mới, khắc phục được nhược điểm gây buồn ngủ.

Người bệnh dị ứng nước có thể dùng một số loại thuốc kháng histamin để điều trị nhanh chóng.
Người bệnh dị ứng nước có thể dùng một số loại thuốc kháng histamin để điều trị nhanh chóng.

2. Tiêm thuốc

Bên cạnh dùng thuốc uống kháng histamine, người bệnh cũng có thể áp dụng biện pháp tiêm thuốc để cải thiện nhanh tình trạng dị ứng nước. Bác sĩ chuyên khoa sẽ tiêm trực tiếp thuốc kháng histamine vào cơ thể của người bệnh.

Thuốc Omalizumab là một loại thuốc dùng để điều trị hen suyễn. Tuy nhiên loại thuốc này cũng được dùng để điều trị dị ứng nước. Thuốc có tác dụng kháng các thụ thể H1 gây hen suyễn cho dị ứng thời tiết, mề đay ngoài da,…

3. Bôi kem ngoài da

Sử dụng kem bôi ngoài da cũng là một cách điều trị dị ứng nước. Bác sĩ sẽ cho người bệnh dùng một số loại thuốc bôi chống dị ứng ngoài da. Thuốc bôi tại chỗ sẽ có tác dụng giảm ngứa, giảm sưng nhanh và có chứa chất kháng khuẩn.

Bệnh nhân có thể dùng kết hợp kem bôi ngoài da với thuốc uống để tình trạng dị ứng nước nhanh chóng thuyên giảm.

Lưu ý, khi dùng các loại thuốc uống, kem bôi, bệnh nhân cần hỏi qua ý kiến bác sĩ và dùng đúng liều lượng được chỉ định. Người bệnh không nên lạm dụng thuốc vì có thể gặp phải những tác dụng phụ, ngộ độc thuốc hoặc ảnh hưởng đến gan thận.

Sử dụng một số loại kem thuốc chống dị ứng để điều trị tại chỗ giúp dị ứng ngoài da mau chóng thuyên giảm.
Sử dụng một số loại kem thuốc chống dị ứng để điều trị tại chỗ giúp dị ứng ngoài da mau chóng thuyên giảm.

4. Dùng thuốc Đông y

Sử dụng các bài thuốc Đông y nói chung và các bài thuốc Nam nói riêng cũng là một cách giúp chứng dị ứng ngoài da cải thiện nhanh chóng.

Một số loại dược liệu từ thiên nhiên như lá cây khế, lá cây ổi, củ gừng, lá tía tô,… thường có sẵn một lượng kháng sinh tự nhiên, giúp diệt khuẩn. Người bệnh có thể đắp lá thuốc Nam lên da hoặc nấu nước tắm để giảm dị ứng. Bên cạnh phương pháp đắp thuốc trực tiếp lên da, người bệnh cũng có thể dùng các bài thuốc uống để điều trị dị ứng từ bên trong cơ thể.

Tuy nhiên, các bài thuốc Nam thường có hiệu quả tùy vào cơ địa của mỗi người. Lưu ý, bệnh nhân cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng các bài thuốc Nam, thuốc Đông y để chữa dị ứng.

Chấm dứt viêm da dị ứng với Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang

Nắm chắc nguyên nhân gây dị ứng da, ThS, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện YHCT TW cùng các cộng sự Trung tâm Thuốc dân tộc đã nghiên cứu và hoàn thiện bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang. 

Bài thuốc kế thừa và làm mới dựa trên nền tảng của hàng chục bài thuốc cổ phương trong đó nổi bật là cốt thuốc chữa ngứa da của dân tộc Tày và bài Trợ tạng bì của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông. 

Theo thống kê, có hơn 95% người đã điều trị thành công các triệu chứng viêm da dị ứng, không có dấu hiệu tái phát sau khi áp dụng liệu trình điều trị tại Trung tâm Thuốc dân tộc. Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang được các chuyên gia và người bệnh đánh giá cao nhờ những ưu điểm sau:

  • Công thức thuốc “3 TRONG 1” kết hợp uống, bôi và ngâm rửa tác động đa chiều.
  • Đẩy lùi căn nguyên gây dị ứng, ổn định cơ địa, phục hồi làn da, tăng cường đề kháng cho da đồng thời chống tái phát.
  • Bài thuốc phối ngũ 30 vị thuốc Nam tốt cho da: Tang bạch bì, Kim ngân hoa, Đơn đỏ, Thanh bì, Bồ công anh, Phục linh,… 
  • Thành phần thuốc được thu hoạch từ vườn dược liệu của Trung tâm Thuốc dân tộc, đảm bảo an toàn, sạch chuẩn GACP – WHO.
  • Bài thuốc được gia giảm phù hợp với mức độ dị ứng, thể trạng mỗi người. Phụ nữ sau sinh, trẻ em, người cao tuổi có thể sử dụng.

Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang được VTV2 giới thiệu là giải pháp vàng cho người bệnh viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, vảy nến an toàn, lành tính. 

Xem chi tiết chương trình Sống khỏe mỗi ngày trong video dưới đây.

Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang được kê đơn duy nhất bởi các bác sĩ chuyên khoa Trung tâm Thuốc dân tộc. Người bệnh quan tâm vui lòng liên hệ với chúng tôi để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn trực tiếp.

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU & ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC

Hà Nội: Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định – SĐT: (024) 7109 6699 Zalo: 0983 059 582

Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, P.2, Q.Phú Nhuận – SĐT: (028) 7109 6699Zalo: 0983 059 582

Fanpage: Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

KẾT NỐI NGAY NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ BÁC SĨ CHUYÊN KHOA TRUNG TÂM THUỐC DÂN TỘC

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

5. Điều trị bằng quang học

Điều trị bằng quang học là phương pháp điều trị triệu chứng dành cho người dị ứng nước. Bác sĩ chuyên khoa sẽ dùng loại ánh sáng PUVA (bức xạ tia cực tím A) và PHVB (bức xạ tia cực tiếp B) để ức chế các thụ thể histamine hoạt động.

Phương pháp điều trị bằng tia cực tím quang học mang lại tác dụng nhanh chóng, làm giảm ngay triệu chứng ngứa ngáy trên da khi bị dị ứng nước. Tuy nhiên, chúng chỉ là những tác dụng tạm thời trong ngày. Ngoài ra, phương pháp này có thể gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe của làn da người bệnh về sau.

điều trị dị ứng bằng phương pháp quang học
Liệu pháp quang học là một phương pháp điều trị dị ứng nước nhanh chóng.

6. Chăm sóc tại nhà

Trong trường hợp bị dị ứng nhẹ, người bệnh chỉ cần chăm sóc sức khỏe đúng cách tại nhà để tình trạng dị ứng được cải thiện nhanh chóng.

Điều đầu tiên mà người bệnh nên thực hiện đó là tránh tiếp xúc hoặc sử dụng nguồn nước gây dị ứng (nước giếng, nước máy, nước sông, nước hồ bơi,…).

Bên cạnh đó, người bệnh gần tắm gội hàng ngày bằng nước sạch, sử dụng loại xà phòng phù hợp với da. Người bệnh không nên ăn gãi ngứa mạnh tay vì có thể gây ra những trầy xước, viêm nhiễm trên da.

Người bệnh nên ăn uống đầy đủ chất, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi để sức đề kháng của cơ thể hoạt động tốt, đẩy lùi bệnh tình nhanh chóng.

Người bệnh cần tránh tiêu thụ các loại thực phẩm khiến cho các triệu chứng dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn như: thịt bò, thịt gà, hải sản, thuốc lá, bia rượu,…

Trên đây không chỉ là cách giúp các triệu chứng của bệnh mau chóng biến mất mà cũng là một cách hỗ trợ điều trị bệnh. Những bệnh nhân đang dùng thuốc, đang bôi thuốc để điều trị cũng cần chăm sóc da đúng cách để bệnh mau chóng thuyên giảm.

>> Gửi bạn video: Bác sĩ tư vấn và hướng dẫn điều trị mề đay, dị ứng

Bài viết cung cấp một số thông tin cơ bản về dị ứng nước và giới thiệu những phương pháp xử lý, giúp cải thiện nhanh chóng triệu chứng ngứa ngáy khó chịu. Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo! Bạn đọc cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được chỉ dẫn cách điều trị phù hợp.

Bài viết liên quan

Tin bài liên quan

Bị mề đay khi sinh con được 3 ngày, chị Đỗ Thị Ngọc đã điều trị khỏi hẳn bệnh sau 2 tháng nhờ bài thuốc thảo dược quý. [Tham khảo kinh nghiệm]

Những cách chữa viêm da dị ứng phổ biến hiện nay

Chữa viêm da dị ứng bằng các phương pháp phù hợp giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng và...

dị ứng kem chống nắng

Bị dị ứng kem chống nắng phải làm sao?

Dị ứng kem chống nắng có thể khiến da bị nổi mẩn đỏ kèm theo các triệu chứng ngứa ngáy,...

7 tinh dầu tự nhiên giúp giảm ngứa da một cách an toàn

Tình trạng ngứa rát do côn trùng cắn, dị ứng hay do các bệnh da liễu gây ra không chỉ...

Dị ứng son môi: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Dị ứng son môi là hiện tượng hệ miễn dịch chống lại chất gây dị ứng có trong sản phẩm,...

Dị Ứng Khi Ăn Thịt Gà : Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý

Dị ứng thịt gà được các chuyên gia đánh giá là không phổ biến nhưng không đồng nghĩa với việc...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Kim TìnhKim Tình says: Trả lời

    Nhà em có hồ nuôi cá trê, bố em thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước này nên trên người ngứa và nổi nhiều mẩn đỏ. Bố em có đi khám và uống thuốc rồi, khi uống thuốc tình trạng ngứa có giảm đi nhưng khi hết thuốc thì lại quay về tình trạng ban đầu. Cho em hỏi vậy là bố em bị dị ứng do nguồn nước đúng không và có cách nào để trị không ạ?

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.