Vảy nến ở nách làm sao điều trị, ngừa tái phát?

Vảy nến ở nách là một tổn thương ngoài da, đồng thời là một đặc trưng cơ bản của bệnh vảy nến đảo ngược. Bệnh lý này xảy ra phổ biến ở người bị thừa cân béo phì. Vì tổn thương xuất hiện ở vùng da có nhiều nếp gấp, ẩm ướt do tiết nhiều mồ hôi nên quá trình chữa bệnh thường gặp khó khăn, bệnh dễ dàng bùng phát trở lại. Tuy nhiên nếu kiên trì áp dụng đúng biện pháp chăm sóc và điều trị, tổn thương có thể nhanh chóng thuyên giảm và giảm nguy cơ tái phát.

Vảy nến ở nách là bệnh gì?

Vảy nến ở nách là một dạng thường gặp của bệnh vảy nến – một bệnh ngoài da mãn tính và có liên quan đến hệ thống miễn dịch. Đặc trưng của bệnh vảy nến là những mảng da tổn thương có màu đỏ, sưng viêm, trên bề mặt được bao phủ bởi một hoặc lớp vảy, xếp chồng lên nhau khiến da khô ráp, ngứa ngáy, khó chịu và nứt nẻ.

Vảy nến ở nách làm sao điều trị, ngừa tái phát?
Tìm hiểu bệnh vảy nến ở nách là gì? Triệu chứng, làm sao điều trị, ngừa tái phát

Dựa vào đặc tính, bệnh vảy nến được chia thành nhiều thể khác nhau. Trong đó thường gặp nhất là thể đảo ngược, thể mảng và vảy nến hồng… Ở mỗi thể bệnh vảy nến sẽ được đặc trưng bởi một hoặc nhiều vị trí tổn thương nhất định. Theo đó tổn thương ở nách thường được tạo ra và phát triển bởi thể bệnh vảy nến đảo ngược.

Vảy nến đảo ngược được xác định là một dạng vảy nến da tiết bã. Dạng vảy nến này chỉ xảy ra và tiến triển ở những vùng da có nhiều nếp gấp như mông, háng và nách. Bệnh xảy ra phổ biến và có nguy cơ phát sinh cao hơn ở những người bị thừa cân béo phì.

Vảy nến ở nách thường ẩm ướt hơn so với vảy nến xảy ra ở những vị trí khác. Bệnh xuất hiện khiến bệnh nhân luôn có cảm giác bứt rứt khó chịu, mặc dù không bong tróc nhưng thường bị nứt nẻ. Ngoài ra bệnh xuất hiện với những mảng tổn thương lớn, có ranh giới rõ ràng và thường lan rộng sang những vùng da lành.

Khác với những dạng vảy nến khác, quá trình điều trị bệnh vảy nến ở nách thường khó khăn hơn, tổn thương lâu lành, dễ tái phát. Nguyên nhân là do vùng nách là nơi tiết nhiều mồ hôi, ẩm ướt, có nếp nhăn, nếp gấp và thường xuyên cọ xát.

Hơn thế những tổn thương của bệnh cũng có nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn so với thông thường, bệnh thường tiến triển nhanh, nghiêm trọng và dễ phát sinh biến chứng.

Vảy nến ở nách là một tổn thương ngoài da và là một đặc trưng cơ bản của bệnh vảy nến đảo ngược
Vảy nến ở nách là một tổn thương ngoài da và là một đặc trưng cơ bản của bệnh vảy nến đảo ngược, thường xảy ra ở người bị thừa cân béo phì

Tham khảo thêm: Bệnh vảy nến có ngứa không, làm sao hết?

Dấu hiệu nhận biết bệnh vảy nến ở nách

Dấu hiệu nhận biết bệnh vảy nến ở nách giống với bệnh vảy nến đảo ngược. Vì thế để nhận biết bệnh lý này, người bệnh có thể dựa vào những đặc trưng và dấu hiệu cơ bản được liệt kê dưới đây:

  • Tổn thương da hình thành theo mảng lớn, xuất hiện với màu đỏ, khô ráp, kèm theo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, dễ nứt nẻ, chảy máu và gây đau
  • Bề mặt nách không dày sừng, ẩm ướt, đặt biệt không bong tróc vảy như các dạng bệnh vảy nến khác
  • Tổn thương ở nách thường lan rộng nên vùng da bị tổn thương thường nghiêm trọng và, có kích thước lớn, có ranh giới rõ ràng giúp phân biệt vùng da bệnh và vùng da lành
  • Bệnh vảy nến ở nách có thể xảy ra đơn độc hoặc xảy ra đồng thời với các dạng vảy nến khác trên nhiều vùng da của cơ thể.

Những tổn thương ở nách khiến vùng da tại vị trí này nhạy cảm và dễ bị kích thích hơn so với thông thường. Bên cạnh đó da đổ nhiều mồ hôi, cọ xát với áo nên thường khiến bệnh nhân có cảm giác đau rát, dễ bị nhiễm nấm và nhiễm trùng khi không được chăm sóc cẩn thận và vệ sinh sạch sẽ.

Bệnh vảy nến ở nách xảy ra do đâu?

Tương tự như các thể bệnh vảy nến khác, nguyên nhân khiến những tổn thương xảy ra ở nách và gây bệnh vảy nến thể đảo ngược vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ phát sinh bệnh:

  • Yếu tố di truyền: Kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh vảy nến ở nách có liên quan đến yếu tố di truyền. Điều này có nghĩa bệnh liên quan đến cơ chế hoạt động và kết hợp gen mang bệnh, thường tồn tại trên những nhiễm sắc thể số 6. Yếu tố di truyền của bệnh vảy nến có liên quan đến HLA-Cw6, Psori1 và HLA-B27- B13,-B17, -Bw57… Theo đó có khoảng 8% trẻ nhỏ mắc bệnh sau sinh nếu có mẹ hoặc bố bị bệnh. Tuy nhiên nếu cả bố và mẹ đều mắc bệnh thì trẻ nhỏ sau sinh có nguy cơ mắc bệnh lên đến 41%.
  • Rối loạn yếu tố miễn dịch: Bệnh vảy nến đảo ngược được xác định có liên quan đến hoạt động của những tế bào miễn dịch lympho T ở da. Trong đó thường gặp nhất là Th22, Th17 và Th1. Thông thường nhiệm vụ chính của lympho T là nhận diện, đáp trả và tiêu diệt những tác nhân gây hại đang xâm nhập vào da. Tuy nhiên khi yếu tố miễn dịch vị rối loạn, chúng sẽ nhận diện một cách sai lệch và nhầm lẫn những tế bào da khỏe mạnh là những dị nguyên, sau đó tấn công và tiêu diệt những tế bào da này. Khi đó thời gian sống của những tế bào da rút ngắn, chúng chết nhanh hơn và cũng hình thành nhanh hơn, tế bào mới hình thành khi tế bào mới chưa bong ra. Điều này khiến làn da xuất hiện những mảng da viêm đỏ, khô ráp, nứt nẻ và sưng nề.
  • Yếu tố môi trường: Nguy cơ mắc bệnh vảy nến ở nách có thể tăng cao do những yếu tố di truyền gồm vệ sinh nách không đúng cách, stress, căng thẳng, nhiễm trùng (thường gặp nhất là nhiễm liên cầu), điều trị bệnh với các thuốc chống sốt rét, thuốc corticosteroid, lithium, interferon, thường xuyên hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, dị ứng với thức ăn, bị chấn thương, thừa cân béo phì… Trong đó thừa cân béo phì được xác định là một yếu tố nguy cơ có khả năng kích hoạt mạnh mẽ và khiến bệnh vảy nến trở nên nghiêm trọng hơn.
Yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền có liên quan đến sự hình thành và phát triển bệnh vảy nến ở nách

Bệnh vảy nến ở nách được chẩn đoán như thế nào?

Thông thường để chẩn đoán bệnh vảy nến ở nách bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành quan sát những biểu hiện tại vùng da dưới cánh tay, đồng thời hỏi bạn một số câu hỏi liên quan đến tiền sử bản thân và tiền sử gia đình.

Một số xét nghiệm cũng có thể được chỉ định để xác định chính xác mức độ nghiêm trọng của bệnh lý và hướng điều trị hoặc được chỉ định khi những dấu hiệu trực quan không rõ ràng.

Tham khảo thêm: Cách điều trị vảy nến bằng dầu dừa – Mẹo hay dân gian 

Phương pháp điều trị bệnh vảy nến ở nách

Đến hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc trị hay phương pháp điều trị nào có thể khắc phục hoàn toàn bệnh vảy nến ở nách, bệnh vảy nến đảo ngược hay các dạng vảy nến khác. Chính vì thế hầu hết các phương pháp điều trị được chỉ định với mục đích ngăn chặn tổn thương lan rộng, kiểm soát các triệu chứng của bệnh, làm giảm nguy cơ phát sinh biến chứng và giảm khả năng tái phát bệnh.

Các phương pháp dùng trong điều trị bệnh vảy nến ở nách cần được cân nhắc về độ tuổi mắc bệnh, mức độ nghiêm trọng, diện tích vùng da bị tổn thương, tiền sử mắc bệnh và tiền sử sử dụng các loại thuốc điều trị trước đó. Vì thế bệnh nhân cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra, chẩn đoán và đề xuất phương pháp điều trị thích hợp với tình trạng.

Đối với những trường hợp nhẹ, tổn thương không lan rộng và có kích thước nhỏ, bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng thuốc bôi để kiểm soát triệu chứng. Có thể chỉ định thuốc uống hoặc tiến hành quang hóa trị liệu đối với những trường hợp nặng hơn hoặc có mức độ trung bình tùy theo phác đồ cụ thể.

Bên cạnh đó ở trường hợp nặng, bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ, có thể phải tăng liều lượng, sử dụng những loại thuốc mạnh hơn hoặc cân nhắc về những chế phẩm sinh học được dùng qua đường tiêm tĩnh mạch. Các phương pháp điều trị bệnh vảy nến ở nách được áp dụng:

1. Điều trị tại chỗ

Sử dụng thuốc bôi điều trị tại chỗ là phương pháp chữa bệnh vảy nến ở nách được chỉ định đầu tiên ngay khi các triệu chứng xuất hiện. Những loại thuốc này có thể được bào chế dưới dạng thuốc mỡ, thuốc xịt hoặc kem bôi…

Vì dùng tại chỗ nên thuốc thường mang đến hiệu quả nhanh, triệu chứng có thể ngừng lan rộng và có dấu hiệu thuyên giảm đáng kể. Những loại thuốc dùng trong điều trị tại chỗ được sử dụng phổ biến:

  • Anthralin
  • Acid salicylic
  • Dẫn xuất than đá
  • Corticosteroid
  • Retinoid
  • Dẫn xuất vitamin D3
  • Thuốc ức chế calcineurin…

Điều trị tại chỗ bằng thuốc bôi ngoài da thường có đáp ứng tốt với những trường hợp nhẹ và những trường hợp có mức độ trung bình. Đối với các trường hợp nặng hơn, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng phối hợp thuốc bôi điều trị tại chỗ cùng với các thuốc dùng đường toàn thân (thuốc tiêm hoặc thuốc uống tùy theo mức độ nghiêm trọng) để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

Tuy nhiên việc sử dụng một số loại thuốc bôi như thuốc ức chế calcineurin, Corticoid, Anthralin… có thể làm phát sinh các tác dụng phụ không mong muốn, cụ thể như mỏng da, teo da, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da.

Hơn thế, hiệu quả điều trị của những loại thuốc bôi này sẽ giảm dần theo thời gian, đây còn được gọi là hiện tượng quen thuốc. Trong trường hợp này, bệnh sẽ tái phát thường xuyên hơn, mức độ nghiêm trọng của những lần sau nặng hơn lần trước. Vì thế bệnh nhân cần lưu ý sử dụng thuốc đúng cách, đúng liều lượng, đúng thời gian theo chỉ định và tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Sử dụng thuốc bôi điều trị tại chỗ
Dùng thuốc bôi điều trị tại chỗ là phương pháp chữa bệnh vảy nến ở nách được ưu tiên sử dụng khi các triệu chứng xuất hiện

Tham khảo thêm: Rượu bia và những ảnh hưởng với người bệnh vẩy nến

2. Liệu pháp ánh sáng

Liệu pháp ánh sáng thường được chỉ định ở những trường hợp bị vảy nến ở nách mức độ trung bình hoặc mức độ nặng. Để kiểm soát tổn thương, bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng tia cực tím UVA, UVB và laser để chiếu trực tiếp vào vùng da bệnh, trong đó UVA, UVB có thể được liên tục thay đổi bước sóng để phù hợp với tình trạng bệnh và nâng hiệu quả điều trị.

Khi được chiếu vào vùng da cần điều trị bệnh vảy nến, các tia tử ngoại sẽ tấn công và nhanh chóng tiêu diệt những tế bào da đang bị tổn thương. Những liệu pháp quang trị liệu có thể được sử dụng gồm:

  • Laser excimer
  • UVB băng hẹp hoặc băng rộng
  • PUVA (chiếu tia cực tím UVA và uống 8-methoxypsoralen)
  • Sử dụng ánh sáng mặt trời.

3. Điều trị toàn thân

Điều trị toàn thân được chỉ định cho những trường hợp mắc bệnh vảy nến thể nặng nhằm khắc phục triệu chứng, ngăn chặn sự tiến triển của bệnh, giảm nguy cơ tái phát và ngăn ngừa biến chứng. Điều trị toàn thân thường được chỉ định với những loại thuốc sau:

  • Methotrexate

Methotrexate thuộc nhóm thuốc ức chế miễn dịch. Thuốc có tác dụng cản trở quá trình tăng trưởng của một hoặc nhiều tế bào trong cơ thể, nhất là những tế bào có dấu hiệu tăng sinh nhanh chóng. Cụ thể tế bào da ở những người bị vảy nến nặng, tế bào tủy xương và tế bào ung thư.

Chính vì thế thuốc Methotrexate được chỉ định dùng cho những trường hợp mắc bệnh vảy nến nặng, được dùng sau khi các phương pháp hoặc những loại thuốc khác được thử nghiệm nhưng không hiệu quả, triệu chứng không được kiểm soát tốt

Loại thuốc này có khả năng mang đến hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh vảy nến. Tuy nhiên thuốc không được khuyến cáo sử dụng cho những người trẻ tuổi. Nguyên nhân là do loại thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Cụ thể: Suy gan, suy thận, suy tủy xương…

  • Cyclosporine

Cyclosporin thuộc nhóm thuốc ức chế miễn dịch, được sử dụng cho những trường hợp vị vảy nến nặng. Tuy nhiên cơ chế hoạt động của loại thuốc này không giống Methotrexate.

Cyclosporine mang hiệu quả điều trị bệnh vảy nến bằng cách làm chậm và ức chế một phần hoạt động phòng thủ của hệ thống miễn dịch hay cơ thể. Từ đó ngăn cơ thể tiêu diệt các tế bào da và làm tổn hại da ở những bệnh nhân mắc bệnh vảy nến.

Đối với bệnh vảy nến, Cyclosporine được chỉ định khi người bệnh không có đáp ứng tốt với những phương pháp điều trị khác hoặc không thể uống với các thuốc khác. Dù mang đến hiệu quả điều trị cao nhưng thuốc có thể gây rủi ro và các tác dụng phụ nghiêm trọng. Cụ thể như tăng huyết áp, nhiễm độc gan, tăng creatinin máu…

  • Retinoids

Retinoids thực chất là một nhóm những chất hay hợp chất hóa học tồn tại dưới dạng vitamin A hoặc có hợp chất có liên quan đến vitamin A về mặt hóa học, trong đó thường gặp nhất là isotretinoin và acitretin. Trong Y học, loại thuốc này có tác dụng điều tiết và ức chế sự tăng trưởng của những tế bào biểu mô. Từ đó làm giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của những triệu chứng thuộc bệnh vảy nến.

Tuy nhiên Retinoids không được chỉ định cho phụ nữ đang mang thai. Vì loại thuốc này có khả năng gây sảy thai hoặc quái thai ở phụ nữ. Ngoài ra thuốc có thể làm tăng lipid máu và làm phát sinh nhiều tác dụng phụ khác khi được sử dụng kéo dài.

Điều trị toàn thân
Điều trị toàn thân được chỉ định cho những trường hợp mắc bệnh vảy nến thể nặng nhằm khắc phục triệu chứng, giảm nguy cơ tái phát bệnh

Tham khảo thêm: Thuốc sinh học chữa bệnh vảy nến mới nhất – Điều cần biết

4. Liệu pháp sinh học

Thuốc sinh học dùng trong điều trị bệnh vảy nến ở nách nói riêng và bệnh vảy nến nói chung là những protein dẫn xuất từ rất nhiều tế bào sống của cơ thể, sau đó được xử lý thông quan kỹ thuật tái tổng hợp ADN.

Các thuốc sinh học có khả năng ức chế hoạt động của những thành phần chuyên biệt được tìm thấy trong đáp ứng miễn dịch. Phương pháp điều trị này được xác định là có khả năng điều trị hiệu quả bệnh vảy nến thể nặng. Tuy nhiên liệu pháp sinh học chưa được sử dụng rộng rãi do phương pháp này có thể gây tác dụng phụ và khá đắt đỏ.

Đối với bệnh vảy nến ở nách thể nặng, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định điều trị với một số loại thuốc sinh học sau:

  • Efanecept
  • Alefacept
  • Efalizumab.

5. Điều trị bằng thuốc Đông Y

Thuốc Đông y cũng được nhiều bệnh nhân lựa chọn để điều trị căn bệnh vảy nến. Ưu điểm của phương pháp này là tính an toàn cao, không gây tác dụng phụ và cho hiệu quả bền vững.

Theo Đông y, bệnh vảy nến còn được gọi là tùng bì tiễn hay bệnh bạch sang. Đông y lý giải căn nguyên gây ra bệnh là do chính khí suy yếu, cơ thể bị các yếu tố ngoại tà như nhiệt, hàn, thấp tấn công dẫn tới mất ổn định, huyết nhiệt sinh huyết táo khiến da không được dưỡng, kích thích tạo thành vảy nến.

Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa bệnh vảy nến ở nách tái phát

Hiện tại vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh vảy nến ở nách. Tuy nhiên nếu bệnh nhân kiên trì điều trị và chăm sóc đúng cách thì những tổn thương ở nách có thể nhanh chóng thuyên giảm, nguy có tái phát bệnh giảm đáng kể.

Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa bệnh vảy nến ở nách tái phát gồm:

  • Dùng thuốc chữa vảy nến ở nách theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa da liễu.
  • Tắm rửa mỗi ngày và thường xuyên sử dụng nước ấm vệ sinh vùng nách. Đồng thời sử dụng những loại xà phòng có tính tẩy rửa nhẹ, dịu và phù hợp với làn da.
  • Sử dụng kẽm oxit hoặc baking soda để thấm hút lượng mồ hôi và độ ẩm ở nách.
  • Tuyệt đối không chà xát, cào gãi vào những khu vực có da bị tổn thương.
  • Hạn chế tham gia vào các hoạt động ngoài trời hay tham gia vào những hoạt động có cường độ mạnh, tập thể dục gắng sức. Bởi những hoạt động này có thể làm tăng tiết mồ hôi, gây ẩm ướt, làm nặng hơn cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Dành thời gian thư giãn, kiểm soát stress, căng thẳng, cân bằng thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi.
  • Tránh sử dụng rượu bia và các chất kích thích như thuốc lá, cà phê…
  • Uống nhiều nước mỗi ngày để cấp ẩm, giảm khô da. Tốt nhất bạn nên uống từ 2 – 2,5 lít nước.
  • Tăng cường bổ sung vào khẩu phần ăn uống mỗi ngày những loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, giàu vitamin, axit béo omega-3, chất kẽm và những khoáng chất quan trọng. Đặc biệt nên ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi.
Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi
Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để bổ sung chất chống oxy hóa, các vitamin… tốt cho quá trình chữa tổn thương do vảy nến

Tương tự như các thể vảy nến khác, vảy nến ở nách hay vảy nến thể đảo ngược đều là bệnh mãn tính, liên quan đến rối loạn hệ thống miễn dịch, tiến triển lâu dài, không thể điều trị dứt điểm và thường xuyên tái phát.

Chính vì thế, để kiểm soát các triệu chứng, phòng ngừa biến chứng, tránh tổn thương lan rộng và giảm nguy cơ tái phát, người bệnh cần tích cực trong việc kết hợp chế độ chăm sóc cùng các phương pháp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ nếu có bất thường trong quá trình chữa bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Mẹo chữa vảy nến bằng lòng đỏ trứng gà chỉ 30p mỗi ngày

Tình trạng các mảng da dày, sần sùi, phủ lớp vảy bạc, khô, nứt nẻ, ngứa... do bệnh vẩy nến...

Chữa vảy nến bằng tỏi được không? Cách thực hiện

Có lẽ bạn đã từng nghe việc chữa bệnh vảy nến bằng tỏi nhưng không thực sự tin tưởng. Trong...

Tổng quan về bệnh vảy nến ở trẻ em và cách điều trị

Vảy nến ở trẻ em là hiện tượng da bé bị khô, ngứa, xuất hiện những mảng bám trắng do...

Vẩy nến da đầu: Thông tin về bệnh và cách điều trị

Vảy nến da đầu là bệnh thường gặp nhưng dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm da tiết bã (còn...

Vẩy nến phấn hồng: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Vẩy nến phấn hồng (Pityriasis rosea) là một loại phát ban tạm thời thường bắt đầu như xuất hiện đốm...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *