Rạn da do giảm cân có đáng lo ngại? Cần làm gì để loại bỏ nó?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Da liễuPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Nhiều người thường cho rằng giảm cân có thể giúp các vết rạn biến mất. Nhưng thực chất giảm cân không chỉ làm vết rạn cũ rõ hơn mà còn khiến vết rạn mới hình thành. 

rạn da do giảm cân
Rạn da do giảm cân là tình trạng thường gặp

Nguyên nhân gây rạn da sau giảm cân

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng rạn da, thông thường là do việc kéo căng da quá mức khi bạn tăng trưởng, tăng cân nhanh chóng hoặc đang mang thai. Nhưng đôi khi, giảm cân nhanh chóng và quá nhiều trong thời gian ngắn cũng là nguyên nhân gây nên các vết rạn da.

Cụ thể, nếu bạn mất khoảng 1kg trọng lượng cơ thể mỗi tuần, sự sản xuất hormone có thể giảm xuống làm gián đoạn đến quá trình sản xuất collagen của da. Sự gián đoạn này ảnh hưởng đến tính đàn hồi của da, là nguyên nhân dẫn đến những vết rạn. Ngoài ra, những vết rạn do căng da quá mức có thể nhìn rõ hơn khi bạn giảm cân.

Bên cạnh đó, có nhiều yếu tố cũng làm tăng nguy cơ bị rạn da như:

  • Đang mang thai
  • Có bố hoặc mẹ từng bị rạn da
  • Dậy thì
  • Mắc hội chứng Cushing hoặc hội chứng Ehlers-Danlos
  • Lạm dụng các loại thuốc chứa corticosteroid.

Xem thêm: Rạn da khi tập gym: Nguyên nhân và cách khắc phục

Triệu chứng rạn da do giảm cân

Các vết rạn da trông như vệt lõm hoặc vệt màu trên da. Ban đầu chúng có thể xuất hiện với màu đỏ, hồng, tím nhưng dần dần trở nên trắng hơn, bóng và giống như vết sẹo.

Rạn da có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể nhưng chúng có xu hướng hình thành ở những vùng da nhiều chất béo như bụng, ngực, nách, cánh tay, nách, lưng, đùi,… Ngứa có thể xuất hiện trước khi các vết rạn hình thành.

Các vết rạn da không gây nguy hiểm đến sức khỏe, chúng có thể dần mờ đi và biến mất sau nhiều năm.

nguyên nhân rạn da do giảm cân
Giảm cân nhanh chóng khiến các vết rạn cũ rõ hơn và hình thành thêm các vết rạn mới

Điều trị rạn da do giảm cân

Có nhiều cách điều trị rạn do giảm cân, bao gồm:

  • Kem retinoid giúp kích thích sản xuất collagen, làm cho các vết rạn đều màu với làn da bình thường. Nhưng loại kem này chỉ có tác dụng với những vết rạn mới hình thành và nó cũng có thể gây ra kích ứng.
  • Liệu pháp ánh sáng và laser giúp kích thích sự phát triển của collagen hoặc elastin
  • Liệu pháp siêu mài mòn giúp thúc đẩy sự phát triển của làn da mới, từ đó cải thiện được các vết rạn da từ cũ đến mới.
  • Thuốc tăng cường collagen có thể làm tăng collagen trong da
  • Nha đam có công dụng chữa lành vết thương, do đó nó có thể cải thiện được các vết rạn da. Hãy thử thoa một ít gel nha đam vùng da bị rạn, massage nhẹ nhàng và thực hiện vài lần mỗi tuần.
  • Dầu dừa vừa có thể dưỡng ẩm vừa có thể phục hồi da nên bạn có thể thoa một ít dầu dừa lên những vết rạn.
  • Bơ cacao, dầu hạnh nhân, khoai tây cũng có công dụng tương tự, nó giúp dưỡng ẩm cho da vì vậy có thể giúp làm mờ dần các vết rạn da.

Tìm hiểu thêm: 7 cách trị rạn da tại nhà mà bạn nên biết

Ngăn ngừa rạn da do giảm cân

Cách tốt nhất để ngăn ngừa giảm cân đó là duy trì trọng lượng cơ thể. Do đó, bạn nên thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, chẳng hạn như nhiều trái cây, rau xanh thay vì một chế độ ăn nhiều tinh bột, chất béo. Giảm cân nhanh chóng không chỉ gây ra rạn da mà còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, vì vậy bạn hãy thực hiện phương pháp giảm cân chậm rãi. Tập thể dục thường xuyên cũng góp phần quan trọng để hạn chế tăng hoặc giảm cân nhanh chóng.

Đồng thời, bạn nên giữ cho làn da luôn khỏe mạnh bằng cách uống nhiều nước, dưỡng ẩm cho da,… việc đảm bảo da được đàn hồi sẽ giảm nguy cơ các vết rạn mới hình thành. Nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vì tia cực tím sẽ làm cho các vết rạn rõ hơn hoặc làm tăng nguy cơ hình thành các vết rạn da mới.

Rạn da do giảm cân là một trường hợp thường gặp, nó không gây nguy hiểm đến sức khỏe nên không cần quá lo lắng. Hãy hỏi trực tiếp ý kiến bác sĩ nếu bạn muốn loại bỏ các vết rạn da.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay biện pháp điều trị thay cho bác sĩ chuyên môn.

Có thể bạn quan tâm

Vì sao bị ngứa khi mang thai? Cách điều trị như thế nào?

Ngứa khi mang thai – Nguyên nhân và cách khắc phục

Sự phát triển của thai nhi, tăng cân, tăng lượng hormone estrogen, viêm nang lông… là các nguyên nhân gây ngứa khi mang thai thường gặp. Tình trạng này không...
da rắn là gì

10 cách trị da rắn tại nhà hiệu quả – Da mịn màng

Da rắn là một dạng rối loạn da đặc trưng bởi sự hình thành các mảng da chết tích tụ...

Trị rạn da bằng sữa mẹ có hiệu quả không?

Những vết rạn chằng chịt trên da xuất hiện trong thai kỳ gây mất thậm mỹ, ảnh hưởng nghiêm trọng...

Nguyên nhân gây rạn da đỏ và phương pháp điều trị

Rạn da đỏ là hệ quả của phản ứng kéo căng da quá mức. So với vết rạn lâu năm...

Bỏ túi ngay cách trị rạn da bằng sữa tươi cực hay

Trị rạn da bằng sữa tươi là mẹo dân gian đơn giản, dễ thực hiện nhưng có thể cải thiện...

5 cách trị rạn da ở tuổi dậy thì hiệu quả nhanh nhất

5 cách trị rạn da ở tuổi dậy thì hiệu quả nhanh nhất

Cách trị rạn da ở tuổi dậy thì an toàn và hiệu quả với lòng trắng trứng gà, sử dụng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *